Rắn san hô thuộc họ rắn nước sở hữu ngoại hình đẹp nổi bật, nhưng được xem là loài rắn độc nhất châu Á. Cùng tìm hiểu xem rắn san hô có đặc điểm ngoại hình như thế nào, ăn gì và môi trường sống ở đâu qua bài viết sau.
Những điều thú vị về rắn san hô
– Rắn san hô là loài rất độc, rắn của chúng rất yếu và nhỏ.
– Đây là loài rắn độc duy nhất đẻ trứng ở Bắc Mỹ, trong khi các loài khác đẻ con bằng noãn thai sinh.
– Rắn san hô thường ẩn nấp trong cát hoặc lớp lá để săn mồi.
– Một số loài rắn san hô được nuôi thuỷ sinh.
– Đuôi của rắn san hô phẳng và có công dụng giống như mái chèo.
Rắn san hô sống ở đâu?
Rắn san hô thuộc họ Elapidae, có mối quan hệ với rắn black mamba hay rắn hổ mang. Với từng chi rắn san hô sẽ có những tên khoa học riêng. Rắn san hô có số lượng lớn trên thế giới với tất cả 81 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và vùng ven biển thuộc các bang tại Florida.
Rắn san hô cũng được tìm thấy tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar… Chúng ưa sống ở độ cao từ 100 – 1000m so với mực nước biển. Tại Việt Nam rắn san hô chưa được phát hiện thấy. Rắn san hô có tập tính ẩn náu trong những hang bỏ hoang hoặc các lớp lá bị mục. Bình thường rắn san hô rất ít ra ngoài, chủ yếu là sống dưới nước hoặc dưới cây cối rậm rạp.
Đặc điểm nhận biết rắn san hô
Dưới đây là những đặc điểm nhận biết rắn san hô mà bạn có thể tham khảo:
– Rắn san hô có nhiều màu sắc khác nhau, thân hình thon dài, thân tròn, đầu nhỏ.
– Đầu và thân của rắn san hô được phân biệt rõ ràng với phần cổ. Chúng có lớp vảy dày, nhỏ, mịn và có nhiều màu sắc khác nhau.
– Rắn san hô có đặc điểm nổi bật nhất là những khoang màu đen trắng, đỏ xen kẽ nổi bật.
– Một số loài rắn san hô có màu xanh, đầu và đuôi có màu đỏ. Cũng có loài chỉ có các khoang màu đen trắng nhìn rất giống rắn cạp nia.
– Trung bình rắn san hô có chiều dài khoảng 50 – 80cm, cũng có loại dài tới 2m điển hình là rắn san hô xanh.
– Điều đặc biệt nhất ở rắn san hô xanh đó chính là đôi mắt rất tinh và nhanh nhẹn. Loài rắn này có khả năng quan sát tới 60m khi săn mồi, vì vậy chúng có thể dễ dàng nhắm trúng con mồi.
Tìm hiểu tập tính của rắn san hô
Rắn san hô thường sống ở khu vực đất mềm, có nhiều rong rêu, nơi có độ ẩm cao hoặc rừng nhiệt đới rụng lá. Loài rắn này thường kiếm ăn vào mưa mưa và mùa sinh sản. Thông thường chúng sẽ kiếm ăn để đủ năng lượng cho quá trình giao phối cũng như đẻ trứng. Điều đặc biệt về rắn san hô đó là, tuy là rắn độc nhưng chúng lại sống ở dưới nước, nhất là các dòng chảy. Rắn san hô thường đi kiếm ăn vào ban đêm, mùa mưa hoặc mùa sinh sản. Thức ăn của rắn san hô chủ yếu là trứng, chuột, cá, chim, ếch, nhái… Khi sử dụng nọc độc để giết con mồi, rắn san hô sẽ nuốt chửng và tiêu hoá.
Thời kỳ sinh sản của rắn san hô vào mùa mưa, lúc này lượng thức ăn dồi dào thích hợp để trứng rắn nở nhanh. Vào mùa sinh sản con rắn đực sẽ có nhiệm vụ đi tìm con cái, sau đó sẽ giao phối. Khi con đực rời đi con cái sẽ tìm chỗ để đẻ trứng. Thông thường vào mùa sinh sản rắn san hô sẽ đẻ từ 3 – 5 trứng, sau đó con cái có nhiệm vụ bảo vệ cho tới rắn con nở. Sau 2 – 3 tháng nở rắn con sẽ tự sống độc lập và tách riêng đàn với bố mẹ.
Các loại rắn san hô phổ biến hiện nay
Rắn san hô được xác định có tới 81 loài, trong đó có 3 loài phổ biến nhất gồm:
Rắn san hô đỏ
Đây là loài rất độc và có ngoại hình đẹp cuốn hút. Rắn san hô đỏ chủ yếu sinh sống tại khu vực rừng nhiệt đới tại Florida, Đông Nam của Carolina, Mississippi… Sở dĩ được gọi là rắn san hô đỏ, vì trên cơ thể có những khoang màu đen và trắng nổi bật. Những loài rắn đặc biệt sẽ có 2 đến 3 tông màu.
Rắn san hô đỏ là loài có nọc rất độc, đặc biệt độc tố của chúng siêu mạnh. Loài rắn này có tập tính lẩn trốn kẻ thù và thường chúng chỉ tấn công khi vô tình chạm vào.
Rắn san hô xanh
Rắn san hô xanh có ngoại hình nổi bật với lớp da màu xanh ngọc lục và màu cam ở đầu, đuôi. Bên cạnh đó, loài rắn này còn có những nốt chấm trắng vô cùng nổi bật. Rắn san hô xanh được đánh giá là kịch độc và từng gây ra nhiều vụ rắn cắn nguy hiểm ở Colombia.
Rắn san hô xanh chủ yếu sống tại khu vực Nam Mỹ, ở châu Á loài rắn này thường sống tại Malaysia, Thái Lan. Rắn san hô xanh thường săn mồi về đêm, chúng có nọc độc gây nguy hiểm đối với con người.
Rắn san hô đầu trắng
Rắn san hô đầu trắng có số lượng ít và không phổ biến như rắn san hô xanh hoặc đỏ. Đây cũng là loài rắn có nọc rất độc và được tìm thấy tại khu vực Trung Brazil, Paraguay, Nam Mỹ, Argentina, Bolivia…
Rắn san hô đầu trắng có ngoại hình không nổi bật như hai loài rắn ở trên. Màu sắc chủ đạo của rắn san hô đầu trắng đó là có khoang đỏ và trắng nhìn giống như rắn cạp nong. Đầu của rắn san hô có màu trắng, chính vì vậy loài rắn này được gọi là san hô đầu trắng.
Tuổi thọ của rắn san hô bao lâu?
Loài rắn thường có tuổi thọ khá cao, nếu sống trong điều kiện môi trường tốt và có nguồn thức ăn đầy đủ chúng có thể sống được từ 7 – 12 năm. Hiện nay môi trường sống của các loài rắn bị thu hẹp, vì vậy tuổi thọ của rắn san hô cũng có phần hạn chế hơn.
Rắn san hô có độc không?
Với câu hỏi rắn san hô có độc không thì Mypet xin trả lời là loài rắn này rất độc. Nọc độc của rắn san hô được sánh ngang như cạp nia, cạp nong, hổ mang hay hổ mang chúa. Điều nguy hiểm nhất ở loài rắn này đó chính là, có nọc độc ở khắp cơ thể. Rắn san hô cũng giống như các loài rắn khác, chỉ tấn công khi bạn vô tình giẫm vào hoặc tấn công chúng.
Nọc độc của rắn san hô có thể gây ức chế thần kinh, khi nọc độc truyền tới cơ thế sẽ làm đông máu, tê liệt cục bộ và khiến nạn nhân hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng, nổi ban và thậm chí là tử vong. Nếu như các loài rắn độc khác khi cắn chúng sẽ bơm nọc độc ở mức tối đa, thì rắn san hô chỉ tiết với lượng phù hợp. Mặc dù lượng nọc độc thấp nhưng nếu bị rắn san hô cắn khoảng 2 đến 24 tiếng nếu không được chữa trị sẽ gây tử vong.
Cách nhận biết rắn san hô cắn và cách xử lý
Vì rắn san hô là loài cực độc, do đó việc nhận biết vết cắn của rắn san hô để có cách xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết. Khi bị rắn san hô cắn bạn sẽ thấy có những dấu hiệu sau:
– Rắn san hô là loài hiền lành và chúng chỉ tấn công bị vô tình giẫm phải chúng.
– Vì răng nanh của rắn san hô rất nhỏ, do đó khi bị cắn bạn sẽ thấy kích thước chỉ bằng hai chấm nhỏ ở trên da và không gây ảnh hưởng gì tới vết thương.
– Tùy theo lượng nọc độc mà rắn tiêm sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau.
– Dấu hiệu điển hình nhận biết khi bị rắn san hô cắn đó là: Vết cắn mờ dần, sau đó ít bị sưng hơn. Nạn nhân sẽ có dấu hiệu suy tim, nôn mửa, suy hô hấp, không xác định được phương hướng, hôn mê sâu và tử vong.
Vậy khi bị rắn san hô cắn phải làm gì? Cách xử lý khi bị rắn san hô cắn như sau:
– Cần bình tĩnh để tránh tim không bị đập nhanh, vì vậy nọc độc sẽ có thời gian xâm nhập vào trong máu hoặc tim chậm hơn.
– Khi bị rắn san hô cắn nạn không tuyệt đối không được di chuyển, tốt nhất nên nằm ở trạng thái bất động. Đối với vùng chân hoặc tay bị cắn cần nẹp lại.
– Nếu bị rắn cắn ở chân nên cởi quần áo và trang sức, vì sẽ càng khiến cho vết thương nặng hơn.
– Thực hiện phương pháp băng ép bất động để làm chậm triệu chứng liệt do rắn cắn.
– Dùng vải, dây chun hoặc khăn để băng vết thương lại.
– Tuyệt đối không nên nặn,chích hoặc hút vị trí vết rắn cắn.
– Trong trường hợp người bị rắn cắn có dấu hiệu suy hô hấp, cần tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu bị ngừng tim cần ép tim và đưa tới các cơ sở y tế gần nhất.
– Trong thời gian đưa người bệnh tới các cơ sở y tế vẫn cần băng ép và nằm bất động để vị trí bị rắn cắn phải thấp hơn so với tim.
Thức ăn của rắn san hô là gì?
Thức ăn của rắn san hô là các loại chuột, cá, ếch, nhái, chim, trứng… Đầu tiên chúng sẽ dùng nọc độc để giết chết con mồi, sau đó mới nuốt chửng. Vì rắn san hô sống chủ yếu ở dưới nước, nên nguồn thức ăn rất đa dạng, chúng có thể ăn bất kỳ thứ gì trong môi trường nước.
Nắm rõ những đặc điểm, tập tính, rắn san hô có độc không ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn này cũng như có cách phòng tránh hiệu quả nhất. Nếu bạn yêu thích và quan tâm về các loài rắn cũng như thú cưng, đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất từ Mypet nhé!