Rùa Ba Gờ (3g): Đặc điểm, Tuổi thọ, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu?

Rùa Ba Gờ, loài rùa có cái tên độc đáo được ưa chuộng nuôi làm cảnh hiện nay. Cùng Mypet tìm hiểu xem rùa 3G có đặc điểm thế nào, sống được bao lâu, ăn gì, cách nuôi thế nào và giá bao nhiêu qua bài viết sau nhé.

Đặc điểm nhận biết rùa Ba Gờ

Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết rùa 3G với các loài rùa khác:

  • Rùa Ba Gờ có kích thước vừa phải và hình bầu dục. Chiều dài của rùa 3G từ 18 – 21cm và trọng lượng từ 1 – 1,5kg.
  • Trên mai rùa Ba Gờ có màu sẫm và đặc biệt là có 3 gờ rất rõ nét. Đó cũng là lý do vì sao loài rùa này có tên là Ba Gờ.
  • Phần rìa mai rùa 3G có màu vàng nhạt hoặc trắng đục.
  • Phía sau mai rùa Ba Gờ không có răng cưa.
  • Yếm dưới bụng rùa 3G có màu vàng và rất cứng. Xen kẽ là những đốm màu xám đen ở trên yếm.
  • Bờ trước yếm của rùa 3G rất thẳng và bờ sau lõm.
  • Đầu rùa 3G có đầu to kèm theo các sọc màu vàng nhạt chạy dọc tới mắt.

Tuổi thọ của rùa 3G sống được bao lâu?

Rùa Ba Gờ có tuổi thọ khoảng chục năm hoặc có thể lên tới vài chục năm nếu được chăm sóc ở điều kiện tốt. Vì vậy khi nuôi loài rùa này bạn cần xác định sẽ nuôi trong thời gian lâu dài.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rùa Ba Gờ hiệu quả

Cách nuôi rùa 3G khá khó khăn, đặc biệt trong thời gian đầu mới nuôi. Vì vậy, nếu có ý định nuôi loài rùa này bạn cần hết sức kiên trì. Dưới đây là cách nuôi rùa Ba Gờ đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo: 

Bể nuôi rùa 3G

Đối với bể nuôi rùa 3G cần đảm bảo rộng rãi và thoải mái. Mặc dù rùa Ba Gờ hoạt động chậm chạp và rất ít khi bơi trong bể nhưng bạn nên chọn bể rộng gấp 7 – 8 lần so với kích thước của chúng. Về chiều của nước cần ngập nước phần mai rùa khoảng 1cm. 

Bể nước nuôi rùa Ba Gờ cần dùng nước máy sạch và không bị ô nhiễm, không bị nấm mốc. Bên cạnh đó bạn cũng nên dùng muối để khử khuẩn giúp rùa 3G không bị bệnh. 

Nước nuôi rùa 3G cần được thay thế sạch sẽ mỗi ngày và nên đặt một viên gạch nhỏ trong bể nuôi rùa. Lưu ý không nên để viên gạch quá cao để rùa có thể bò lên và nghỉ ngơi. Vị trí lý tưởng nhất để đặt bể nuôi rùa 3G cần có ánh nắng mặt trời, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp.

Cho rùa phơi nắng

Khi nuôi rùa Ba Gờ bạn nên dành thời gian cho rùa được phơi nắng. Rùa được phơi nắng sẽ hấp thụ vitamin D và kích thích xương phát triển cũng như tiêu diệt các loại nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh trên mai cũng như da của rùa.

Phòng bệnh khi nuôi rùa 3G

Khi nuôi rùa 3G thường mắc các bệnh như thối mai. Để phòng tránh bệnh bạn nên dùng kháng sinh để rắc vào vị trí bị thương và kết hợp cho rùa phơi ngoài trời nắng. Nếu rùa được nuôi trong nước sạch và phơi ngoài nắng sẽ rất ít khi bị bệnh thối mai.

Rùa 3G ăn gì?

Rùa 3G là loài rất kén ăn và khó nuôi. Loài rùa này chủ yếu ăn các loại tôm, giun, ốc là chủ yếu. Đặc biệt rùa 3G ăn các loại ốc to và nhỏ, đối với những con ốc to chúng sẽ cắn vỡ vỏ và ăn phần ruột bên trong. Còn nếu khi tự nuôi kể cả cho ăn ốc nhỏ bạn cũng nên đập nhỏ rồi mới cho ăn.

Nếu ăn ốc sống thường xuyên rùa sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, do đó bạn nên luộc qua rồi khều cho rùa ăn. Sau khi nuôi quen có thể thay đổi khẩu vị cho rùa như trùn quế, giun đất và các loại tép, cá.

Giá rùa Ba Gờ bao nhiêu tiền?

Giá rùa Ba Gờ được bán trên thị trường dao động từ 80.000 – 150.000đ/con tùy theo sức khỏe và kích thước. Bạn có thể dễ dàng mua rùa 3G cảnh tại các cửa hàng thủy sinh hoặc cửa hàng chuyên bán rùa cảnh.

Như vậy là bạn đã biết được rùa 3G có đặc điểm như thế nào và cách nuôi rùa Ba Gờ hiệu quả nhất rồi chứ? Mypet sẽ thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất về rùa và các loài động vật khác, đừng quên cập nhật thông tin nhé!

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây