Bệnh cầu trùng ở thỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cầu trùng là bệnh thường gặp ở thỏ, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của thú cưng. Nắm rõ được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh cầu trùng ở thỏ dưới đây sẽ giúp khắc phục được căn bệnh này hiệu quả nhất. 

1. Nguyên nhân bệnh cầu trùng ở thỏ là gì?

Bệnh cầu trùng ở thỏ do ký sinh trùng Coccidia gây nên. Loại ký sinh trùng này thường tấn công các loài thuộc bộ gặm nhấm và không gây ảnh hưởng gì tới các loài khác. Có hai loại cầu trùng ở thỏ gồm: 

1.1. Cầu trùng gan

Nguyên nhân do ký sinh trùng Eimeria stiedae gây nên. Thỏ bị cầu trùng gan do ăn các loại thức ăn chứa bào tử và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Loại ký sinh này sống tại tá tràng và xâm nhập vào gan, máu hoặc qua tế bào biểu mô rồi phân chia nhanh chóng.  

1.2. Cầu trùng ruột non

Cầu trùng ruột non ở thỏ do nhiễm các loại ký trùng như: Eimeria irresidua, Eimeria perforans, Eimeria magna và Eimeria media. Các loại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể thỏ qua đường tiêu hóa và bám dính vào ruột non, sau đó phát triển với tốc độ nhanh chóng. 

Nguyên nhân bệnh cầu trùng ở thỏ là gì?

2. Tìm hiểu quá trình nhiễm bệnh cầu trùng ở thỏ

Bệnh cầu trùng thỏ lây nhiễm từ con bị bệnh sang con khỏe. Khi đó trong phân của thỏ bị bệnh có chứa các nang cầu trùng và nhiễm vào thức ăn, nước uống. Sau vài ngày nhiễm virus tất cả các cá thể thỏ sống trong cùng lồng đều nhiễm bệnh.  

Thỏ bị nhiễm cầu trùng do: 

  • Nhốt chung với cá thể thỏ bị bệnh cùng với lồng của thỏ khỏe mạnh. 
  • Thỏ ăn thức ăn có chứa u nang, uống nguồn nước bị ô nhiễm. 
  • Người chăm sóc thỏ có chứa nhiễm trùng ở thiết bị hoặc quần áo khi tiếp xúc với nguồn bệnh. 
  • Thỏ mẹ bị nhiễm virus và lây sang con qua đường bú sữa.   
Tìm hiểu quá trình nhiễm bệnh cầu trùng ở thỏ

3. Triệu chứng nhận biết bệnh cầu trùng ở thỏ

Thỏ bị cầu trùng sẽ có những dấu hiệu đặc trưng giúp bạn dễ dàng nhận biết và có cách điều trị hiệu quả. Dưới đây là triệu chứng thường gặp nhất khi thỏ bị bệnh cầu trùng mà bạn có thể tham khảo: 

3.1. Triệu chứng cầu trùng ở gan

  • Ăn kém, ít hơn thường ngày
  • Cơ thể bị suy nhược 
  • Bụng trướng to hoặc bị xệ xuống
  • Khi sờ vào thấy gan bị sưng to 
  • Một số trường hợp gan sưng to
  • Bề mặt gan nhẵn bóng kèm theo các hạt màu trắng xám có chứa mủ ở trong

3.2. Triệu chứng cầu trùng ở ruột non

  • Thỏ chậm phát triển, cơ thể còi cọc 
  • Tiêu chảy, trong phân có lẫn máu tươi hoặc dịch nhầy
  • Thỏ non bị có tỷ lệ chết cấp tính cao
  • Thỏ lớn thường ít có triệu chứng lâm sàng

Tìm hiểu thêm:

4. Cách điều trị bệnh cầu trùng ở thỏ hiệu quả

Khi phát hiện thỏ bị bệnh cầu trùng cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu để bệnh kéo dài sẽ khiến thú cưng bị chết. Các loại thuốc cầu trùng cho thỏ hiệu quả hiện nay gồm:

Hanzuril 50: Sử dụng liều dùng 1ml/2kg thể trọng. Chỉ dùng 1 lần. Thuốc có công dụng chống lại Protozoa và ký sinh gây bệnh cầu trùng như: .necatrix, E.Brunetti, E.acervulina, E.maxima, Eimeria tenella ở ruột non, ruột già và manh tràng của thỏ. 

BIO ZURILCOC: Thuốc có công dụng ức chế lại sự phát triển của cầu trùng gồm: Nội sinh, thời kỳ sinh sản. Liều dùng tương tự như Hanzuril 50. 

T.EIMERIN: Được chỉ định dùng với liều lượng 20 gr thuốc/200kg thể trọng mỗi ngày. Sử dụng trong vòng 3 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày và tiếp tục dùng thêm 2 ngày. 

Trong trường hợp muốn thỏ nhanh phục hồi, hãy tiêm Bio Metasal với liều lượng 1ml/con. Ngày tiêm 1 lần. 

Bên cạnh dùng thuốc trị cầu trùng cho thỏ cần kết hợp với khử chuồng trại định kỳ, vệ sinh sạch sẽ bằng cách rắc vôi bột và quét dọn. Thức ăn cho thỏ phải đảm bảo và rửa sạch trước khi ăn. 

Cách điều trị bệnh cầu trùng ở thỏ hiệu quả

5. Cách phòng ngừa bệnh cầu trùng ở thỏ 

Để tránh tình trạng bệnh cầu trùng ở thỏ lây lan với tốc độ nhanh chóng, bạn cần tuân thủ theo những lưu ý dưới đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khử trùng
  • Không nên nhốt nhiều thỏ cùng chuồng, đặc biệt là nhiều lứa khác nhau 
  • Đảm bảo thức ăn chất lượng và cân đối dinh dưỡng
  • Không thay đổi thức ăn đột ngột mà nên dần dần
  • Tránh độ ẩm cao hoặc thay đổi nhiệt độ ở chuồng nuôi 

Nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ở trên sẽ giúp bạn có cách chữa trị bệnh cầu trùng ở thỏ an toàn, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, chú ý cho thỏ tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ để tránh mắc bệnh tật, đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây