Bệnh Giảm Bạch Cầu ở Mèo: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị

Nuôi mèo cũng rất cần quan tâm tới những căn bệnh thường gặp để làm sao thú cưng không mắc phải. Đối với loài mèo có nhiều căn bệnh thực sự nguy hiểm có thể gây chết nếu điều trị không kịp thời. Trong đó có bệnh giảm bạch cầu ở mèo, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh này trong bài viết của my-pet.vn.

1. Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo được xem là một trong những căn bệnh không hiếm gặp mà nguy cơ gây chết cao. Và trên thực tế có nhiều nguyên nhân khiến cho mèo gặp bệnh này, đó là: 

Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Nguyên nhân gây giảm bạch cầu ở mèo
  • Mèo bị mắc phải virus bạch cầu, các độc tố vào cơ thể.
  • Xuất hiện Feline Panleukopenia Virus (FPV) sống trong nhân tế bào của con mèo rồi lây lan nhanh tới con mèo khác qua đường miệng.
  • Nuôi mèo hoặc mèo sinh sống, lang thang ở gần khu vực giết mổ, đổ chất thải, có nhiều nội tạng.
  • Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo do mèo hoang mang theo mầm bệnh từ nơi khác tới, mèo ở ổ dịch
  • Mèo thuộc họ Felidae theo nghiên cứu hầu như đều mắc bệnh giảm bạch cầu 
  • Mèo mẹ bị sảy thai, đẻ non thì mèo con có thể nhiễm virus trong khoảng 2 – 3 tuần tuổi.

2. Triệu chứng của bệnh

Khi mắc phải thì có các dấu hiệu giảm bạch cầu ở mèo để cho người nuôi mèo hoặc nhìn thấy mèo bệnh có thể phát hiện ra. Bạn nên xác định từng triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo tránh nhầm lẫn với bệnh khác: 

  • Mèo chán, bỏ ăn liên tục, gầy yếu, mệt mỏi
  • Nôn liên tục, bị tiêu chảy cấp, đau ở vùng bụng
  • Ho hoặc khạc khàn tiếng, chảy dãi nhớt quanh miệng 
  • Mắt trũng xuống, bị sụp mí, lờ đờ, uể oải, miệng có thể bị thâm đen
  • Người bốc mùi lạ, hôi thối
  • Bước đi yếu ớt, loạng choạng, run rẩy, co giật động kinh.
Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở Mèo
Mèo sốt và mệt lả

3. Bệnh giảm bạch cầu mèo lây qua đường nào?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào? Giảm bạch cầu mèo có thể lây lan nhanh chóng qua nhiều đường khác nhau. Cho nên phải hết sức chú ý phát hiện để tách mèo hoặc cách ly chúng ra khỏi mèo nhà mình. 

  • Lây lan bệnh qua đường miệng như liếm láp, chảy dãi nhớt, nôn mửa, dùng chung dụng cụ, thức ăn
  • Sinh hoạt chung, ở chung chuồng hoặc lồng, chung nhà dễ lây lan bệnh
  • Lây qua các đồ dùng sinh hoạt nằm chung của mèo như thảm, khăn, ổ, gối.

4. Cách phòng bệnh

Cách phòng bệnh giảm bạch cầu mèo thì bạn nên chủ động cho mèo tiêm vắc xin phòng giảm bạch cầu mèo đúng và đầy đủ. Thường thì vắc xin này có tác dụng duy trì trong khoảng 2-3 năm. 

Khi mua hoặc được cho, mang mèo mới về nhà thì nên để cách ly chúng riêng khoảng 10-15 ngày xem biểu hiện ra sao. Nếu khỏe mạnh mới cho ở chung ở mèo đã nuôi lâu.

Tìm hiểu thêm:

5. Biện pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu mèo

Khi thấy mèo cưng có những dấu hiệu lạ hoặc các dấu hiệu nêu trên thì nên đưa ngay tới bác sĩ thú y và nêu rõ tình trạng bệnh để điều trị. Nếu phát hiện sớm thì có khả năng sẽ loại bỏ được bệnh nhưng nếu để lâu hơn thì rất khó. Mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không thì hầu như để chuyển nặng thì không thể.

Hiện nay không có loại thuốc nào được nghiên cứu đặc trị bệnh này. Chủ yếu chỉ sử dụng thuốc kháng viêm (Dexamethasome), kháng sinh (Baytril, Ampicillin, Unasyl), thuốc tăng đề kháng, truyền dịch (Ringer Lactate, Glucose 5% và 10%), cung cấp thuốc bổ (Bydyzyl, Catosal), thuốc điều trị các triệu chứng của mèo  (Transamine, vitamin C…). 

Biện pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu mèo
Điều trị bệnh giảm bạch cầu mèo

6. FAQ về bệnh giảm bạch cầu mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo nếu mắc phải lâu ngày, chuyển sang các triệu chứng nặng thì hầu như là chết, không cứu chữa được nữa. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn có thể xem thêm các giải đáp về bệnh này dưới đây:

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây sang người không?

Giảm bạch cầu mèo là bệnh lây lan từ mèo sang mèo nhanh chóng nhưng lại không lây sang người và con vật khác không cùng họ với mèo. Cho nên bạn an tâm khi khu vực mình sống xuất hiện mèo bệnh.

Mèo tiêm phòng rồi có bị giảm bạch cầu không?

Tiêm vắc xin phòng bạch cầu ở mèo là một trong những cách phòng chống bệnh hiệu quả. Tuy nhiên vắc xin lại có thời hạn tác dụng cụ thể, chừng 2-3 năm sau khi tiêm sẽ hết tác dụng. Cho nên nếu tiêm phòng quá lâu rồi thì mèo vẫn có thể bị lại bệnh giảm bạch cầu này.

Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo đắt không?

Về chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu mèo thì không quá đắt đỏ nhưng lại có nhiều khoản lặt vặt bạn cần phải nắm bắt được. Dưới đây là phần nêu một số chi phí cơ bản:
– Xác định bệnh dùng que test có giá từ 100.000 – 200.000đ
– Tiêm kháng sinh từ 100.000 – 150.000đ
– Truyền dịch, bổ sung nước hoặc điện giải: 50.000 – 100.000đ
– Dùng thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu: 200.000/mũi/ngày
– Chi phí trong 1 năm đầu vắc xin với 2 mũi tiêm giá giao động 500.000 – 600.000đ/mũi. Hàng năm duy trì vắc xin tiêm với chi phí dao động: 250.000 – 300.000đ/mũi.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm mà cũng thường gặp. Cho nên bạn xác định nuôi mèo thì cũng nên tìm hiểu để tránh tối đa các trường hợp chẳng may bị hoặc lây bệnh từ mèo lạ. Mong rằng với thông tin từ my-pet.vn giúp bạn có thêm kiến thức về chăm sóc mèo tốt hơn.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

━ Các vấn đề về sức khỏe ở Mèo

━ Mèo có thể ăn gì?

━ Cách chăm sóc mèo con