Cách nhận biết nhà có rắn để tránh nguy hiểm

Rắn là một trong những loài động vật đáng sợ và nguy hiểm bởi khả năng gây chết người của nó, nhất là rắn độc. Bởi thế mà khi có rắn vào nhà, mọi người thường tỏ ra sợ hãi, lúng túng không biết nên xử trí ra sao. Vậy thì để đề phòng rắn vào nhà bất ngờ và chủ động xử trí, bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn một số cách nhận biết nhà có rắn để tránh nguy hiểm tuyệt đối.

Cách nhận biết khi có rắn xuất hiện tại nhà

Như bạn đã biết, rắn vốn là loài động vật ưa bụi rậm, cây cối um tùm, chúng thường ẩn nấp rất kỹ và khá nhút nhát. Rắn chỉ phản ứng lại khi nhận thấy có sự đe dọa, tuy nhiên sự phản ứng này có thể gây nên chết người, rất nguy hiểm.

Và vì đặc tính như vậy mà thông thường rắn sẽ xuất hiện ở nông thôn nhiều hơn là thành thị. Đặc biệt những nhà có vườn rộng, cỏ mọc um tùm, lâu ngày không dọn dẹp,…là nơi trú ngụ ưa thích của rắn.

Tuy nhiên cách nhận biết khi có rắn xuất hiện tại nhà cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn để ý một trong những dấu hiệu dưới đây:

  • Vỏ xác rắn: Thường thì rắn sẽ lột xác, thay da từ 5 -6 lần/năm nên nếu xung quanh nhà bạn mà có xuất hiện vỏ xác rắn thì đây chính là dấu hiệu chắc chắn rằng rắn đang ở đâu đó xung quanh nhà bạn.
  • Dấu vết hình thù rắn trên mặt đất, bãi cát,…ở nhà bạn cũng cho thấy có rắn xuất hiện ở đây.
  • Những khe hở, cửa chuồng trại,…cũng là nơi rắn có thể trú ngụ, hãy kiểm tra nơi này thường xuyên.
  • Khu vực vườn có cây cối um tùm, cỏ cao,…cũng rất dễ có rắn xuất hiện.
  • Công trình xây dở, các đống gạch, củi để lâu ngày cũng là nơi ưa thích của loài rắn.

Cần làm gì khi phát hiện có rắn xuất hiện tại nhà

Nếu bạn đã được hướng dẫn về cách nhận biết khi có rắn xuất hiện tại nhà thì cũng chớ quá lo lắng nếu thực sự phát hiện có rắn ở trong khu vực mình sinh sống. Hãy bình tình và xử trí như sau:

  • Hãy tìm một người có kinh nghiệm bắt rắn để có thể dụ rắn và nhốt chúng vào không gian kín, tránh việc rắn phát hiện và bỏ chạy gây nguy hiểm.
  • Nếu bạn không thể phân biệt được rắn đó có độc hay không thì hãy bình tĩnh, dùng vòi nước xịt thật mạnh vào rắn để đuổi chúng ra khỏi nhà.
  • Ngay khi phát hiện có rắn, hãy di chuyển trẻ em và người già ra khỏi nhà để tránh nguy hiểm.
  • Hãy dùng xô chậu thật to để úp rắn lại nếu bạn có cơ hội.

Cách xử trí khi bị rắn cắn

Thực tế có rất nhiều người đã bị rắn cắn, từ nhẹ cho đến nặng, thậm chí nhiều người đã mất mạng vì rắn độc. Thế nhưng việc xử trí khi bị rắn cắn như thế nào rất quan trọng bởi nó quyết định tính sống còn của một người trước khi được cấp cứu kịp thời hay không.

Hãy bình tĩnh và ghi nhớ những điều sau nếu không may bị rắn cắn:

  • Nếu là rắn độc: Hãy dùng khăn hoặc miếng vải buộc chặt để ngăn đoạn rắn cắn phát tác lên toàn thân và rửa sạch vùng bị cắn dưới vòi nước hoặc rửa bằng nước muối. Thao tác này cần phải làm càng nhanh càng tốt. Hơn nữa, cần điều chỉnh tư thế cơ thể sao cho vị trí bị rắn cắn thấp hơn vị trí tim để làm giảm tốc độ di chuyển của nọc độc về tim.
  • Nếu là rắn bình thường, không có độc: Rửa sạch vết thương bằng nước muối, băng bó để giữ vết thương sạch sẽ, không gây nhiễm trùng. 
  • Ngoài ra, dù là rắn có độc hay không độc thì cũng nên kiểm tra thân nhiệt, nhịp tim, huyết áp của nạn nhân cũng như cởi bỏ bớt quần áo, thắt lưng, giúp thông thoáng đường thở. Và sau đó là nhanh chóng kịp thời báo với nhân y tế để có biện pháp cấp cứu phù hợp.

Một số cách phòng tránh rắn vào nhà đơn giản

Luôn giữ không gian nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

Dọn dẹp nhà cửa, nhất là sân vườn khỏi cỏ cây um tùm không chỉ giúp không gian nhà bạn sạch sẽ mà còn giúp cho việc phòng tránh các loại động vật gây hại như rắn vào sinh sống và gây hại.

Trồng loại cây khiến rắn sợ

Một số loại cây như sả, sắn dây, lưỡi hổ,…hoặc một số loại tinh dầu thơm như hương thảo cũng là gợi ý không tồi nếu bạn muốn tránh rắn vào nhà.

Kiểm tra xung quanh nhà thường xuyên

Những nơi bỏ hoang lâu ngày không sử dụng, những ngóc ngách trong nhà chính là nơi ưa thích của rắn, vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra để tránh rắn xuất hiện gây nguy hiểm.

Trên đây là những cách nhận biết nhà có rắn để tránh nguy hiểm rất hữu ích, hi vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ có biện pháp chủ động để phòng tránh cũng như xử trí khi có rắn vào nhà nhé.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây