Hướng dẫn cách nuôi chuột Hamster cho người mới

Chuột Hamster được nhiều người yêu thích với hình dáng dễ thương, bộ lông mềm mượt đầy màu sắc. Tuy nhiên, để nuôi được giống chuột này đòi hỏi bạn phải nắm rõ được những kiến thức quan trọng về chăm sóc, đặc biệt là những người mới nuôi lần đầu. Cùng tham khảo cách nuôi chuột Hamster cho người mới dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về chuột Hamster

Chuột Hamster là một loại động vật có bộ lông mềm mại, đôi tai nhỏ, và đặc biệt là túi má trong miệng, nơi chúng lưu trữ thức ăn. Loại thú này thường nhỏ gọn, dễ quản lý và phù hợp với không gian nhỏ.

Dưới đây là các loài Hamster được nuôi phổ biến tại Việt Nam hiện nay: 

1.1. Hamster Bear

Đây là giống chuột Hamster có kích thước lớn nhất trong các loại Hamster và có nguồn gốc từ Syria. Hamster Bear có chiều dài khoảng 15cm và nặng từ 150 – 200g. Hamster Bear được yêu thích với thân hình mập cùng khuôn mặt đáng yêu. Chuột Hamster Bear có tính cách rất hung dữ, hiếu chiến và tinh nhanh.

>> Giá tham khảo: 80.000 – 200.000đ/con

1.2. Hamster Robo

Hamster Robo có nguồn gốc từ Hà Lan, là loại có kích thước nhỏ nhất trong các loại Hamster với trọng lượng 50g và dài khoảng 4 – 5cm. Loài chuột này thường khá nhút nhát, ngủ ít và rất năng động, hay chơi đùa. Đặc biệt khi có mối nguy hiểm tấn công chúng thường nằm yên giả vờ chết. 

>> Giá tham khảo: 150.000 – 200.000đ/con 

1.3. Hamster Winter White

Hamster Winter White có nguồn gốc từ Mông Cổ, Trung Quốc và Kazakhstan. Chúng có trọng lượng khoảng 90 – 120g và dài khoảng 8 – 10cm. Giống chuột này có thân hình thon gọn, khuôn mặt nhọn và ngoại hình mũm mĩm. Chúng có tính cách hiền lành và gần gũi với con người. 

>> Giá tham khảo: 100.000 – 150.000đ/con

1.4. Hamster Campell

Hamster Campell là loài Hamster được ưa chuộng nuôi tại Việt Nam có ngoại hình đẹp, mập mạp, ít lông và có tai to. Trọng lượng của chúng khoảng 20 – 25g và dài từ 4,5 – 5cm. Loài Hamster này rất hiếu thắng và thường tấn công những con vật khác khi tới gần.  

>> Giá tham khảo: 100.000 – 150.000đ/con

Tìm hiểu về chuột Hamster

2. Hướng dẫn cách nuôi chuột Hamster

Về cách nuôi chuột Hamster bạn cần chú ý tới chuồng trại, thức ăn, đồ uống… Cùng tham khảo cụ thể dưới đây: 

2.1. Thức ăn của chuột Hamster 

Hamster là loài thú cưng rất dễ nuôi và có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng quá vì Hamster ăn với số lượng rất ít nên không hề tốn kém chút nào. 

Khẩu phần ăn chính của Hamster gồm các loại ngũ cốc: Hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt kê, hạt ngô… Tần suất ăn là 2 lần/ngày và tốt nhất nên cố định thời gian ăn để tập thói quen cho Hamster. 

Đối với thức ăn tươi như: Dưa leo, súp lơ, cà rốt, bông cải xanh… nên cho ăn 3 lần/ngày. Lưu ý, không được cho Hamster ăn các loại thịt tươi hoặc sản phẩm từ động vật, vì sẽ khiến cho Hamster trở lên hung dữ hoặc có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. 

2.2. Bánh mài răng 

Bánh mài răng là thực phẩm cần thiết đối với sự phát triển của Hamster. Vì nếu Hamster không ăn thức ăn cứng, sau một thời gian răng của chúng sẽ dài ra và có thể bị xước, viêm nướu từ đó sẽ trở nên lười ăn hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bạn có thể mua bánh mài răng tại các shop chuyên bán đồ cho thú cưng hoặc Hamster. 

Hướng dẫn cách nuôi chuột Hamster 

2.3. Thức ăn bổ sung 

Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi bạn cũng cần chú ý tăng cường các loại thức ăn bổ sung như: 

  • Trứng luộc: Rất tốt đối với chuột Hamster mới sinh hoặc đang trong thời gian mang bầu. 
  • Sữa chua: Loại thực phẩm này tốt cho các bé Hamster đang dùng thuốc kháng sinh hoặc mắc bệnh. Nên cho Hamster ăn sữa chua ¼ muỗng và ăn 2 lần/ngày giúp bộ lông mượt. 
  • Pho mát: Bạn có thể cho Hamster ăn pho mát hàng ngày với số lượng nhỏ bằng khoảng hạt ngô. 

2.4. Chuồng nuôi

Bên cạnh chế độ ăn uống, thì việc chọn chuồng nuôi cũng là điều mà bạn cần lưu ý khi nuôi Hamster. Để chọn chuồng nuôi cho Hamster bạn có thể lựa chọn 3 loại sau: 

– Chuồng bằng sắt: Loại chuồng này được sử dụng nhiều nhất, vừa tiện lợi lại thoáng mát và tiện lợi. Tuy nhiên, chuồng sắt thường khó khăn khi vệ sinh lau chùi và có thể khiến Hamster cắn làm xây xước sơn. Giá dao động từ 200.000 – 500.000đ. 

– Chuồng Mica: Ưu điểm của chuồng Mica là có nhiều mẫu mã đẹp và đa dạng, giá thành rẻ. Chuồng Mica thích hợp sử dụng để nuôi Hamster vào mùa đông, vì dễ dàng chăm sóc. Tuy nhiên, loại chuồng này thường không có nắp đậy nên dễ trèo ra ngoài. 

– Chuồng nhựa: Thích hợp để mang Hamster khi đi du lịch hoặc đi chơi. Loại chuồng này có nhược điểm là hơi gây bí bách nếu dùng quá lâu. 

Trong trường hợp không có đủ chi phí, bạn có thể tự thiết kế cho bé Hamster của mình một chiếc thùng có nắp và không quên khoét lỗ để đảm bảo không gian thông thoáng.  

Cách nuôi chuột Hamster không bị hôi

2.5. Lót chuồng

Cách nuôi Hamster bạn cũng cần lưu ý tới lót chuồng. Có thể dùng lót chuồng chất liệu cát Sand hoặc mùn cưa. Trong đó, mùn cưa có khả năng thấm hút và giữ ấm tốt, tuy nhiên lại dễ gây ra tình trạng vàng lông ở Hamster. Còn với cát Sand mặc dù khử mùi và thấm hút tốt, nhưng dễ khiến cho Hamster bị ốm. Tìm hiểu thêm: nên lót chuồng cho hamster bằng gì?

2.6. Các vật dụng khác 

Ngoài ra, khi nuôi Hamster bạn cũng cần lựa chọn các loại vật dụng khác khi nuôi như: Nhà ngủ, bình uống nước và Wheel tập thể dục. Bạn có thể mua những dụng cụ này tại cửa hàng chuyên về phụ kiện thú cưng. 

3. Cách nuôi chuột Hamster không bị hôi

Mặc dù yêu thích nuôi Hamster, nhưng nhiều người lại rất sợ mùi hôi của loài chuột này. Vì vậy cách tốt nhất để khử mùi hôi của chuột Hamster là dùng khay cát ở bên trong lồng. Khi đó, Hamster sẽ tự biết cách làm sạch cơ thể mình. Nếu không muốn mất thời gian dọn dẹp chuồng, có thể cho chuột tắm riêng bên ngoài. Sau 1 – 2 tuần hãy thay cát sau khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh. 

Trong trường hợp tắm cát nhưng không hết mùi hôi, bạn có thể cho Hamster tắm bằng các loại sữa tắm chuyên dụng hoặc sữa tắm cho trẻ em. Lưu ý, không nên để Hamster tắm nước quá ngập hoặc dính sữa tắm vào mắt. Sau khi tắm nhớ sấy khô lông cho Hamster nhé. 

Ngoài ra, để khử mùi hôi cho Hamster bạn cũng nên điều chỉnh số lượng ăn ít hơn. Rửa bình nước 2 ngày/lần và có thể bổ sung vitamin vào nước uống. Thay mùn cưa định kỳ để chuồng trại được sạch sẽ. 

Điều trị bệnh thường gặp cho hamster

Tìm hiểu thêm:

4. Điều trị bệnh thường gặp cho hamster

Trong quá trình nuôi Hamster sẽ rất dễ mắc các bệnh như: Tiêu chảy, cảm lạnh, táo bón, sốc nhiệt… Cùng tìm hiểu dưới đây: 

– Tiêu chảy: Nguyên nhân do Hamster ăn quá nhiều trái cây, rau xanh hoặc căng thẳng quá lâu. Trong trường hợp này bạn nên tách riêng Hamster ra để tránh lây bệnh và kết hợp uống thuốc trị tiêu chảy. 

– Táo bón: Hamster bị táo bón do ăn quá nhiều thực phẩm có tính nóng (đồ ăn quá ngọt, thức ăn khô, hạt…). Cách giải quyết tốt nhất là nên bổ sung thức ăn giàu chất xơ như rau xanh, trái cây. 

– Sốc nhiệt: Nguyên nhân do thời tiết thất thường, nóng hoặc di chuyển trong thời gian dài. Cách khắc phục là đặt chuồng của Hamster ở nơi thoáng mát và bổ sung bột yến mạch, ruột bánh mì và phô mai… 

 – Cảm lạnh: Bé Hamster bị cảm lạnh do thời tiết thất thường hoặc ở môi trường quá lạnh. Cách khắc phục là cần giữ ấm, cho uống sữa và thuốc kháng sinh mua tại cửa hàng thú cưng. Ngoài ra, cho Hamster ăn thêm các loại bánh mềm. 

– Đuôi ướt: Hầu hết các trường hợp bé Hamster bị đuôi ướt là do căng thẳng, từ đó rất dễ bị tiêu chảy và gây tử vong. Trong trường hợp này bạn cần đưa Hamster đi khám bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. 

Những lưu ý khi nuôi chuột Hamster 

5. Những lưu ý khi nuôi chuột Hamster

Bạn có thể dễ dàng nuôi chuột Hamster sinh sản khi nhốt chung con đực và con cái với nhau. Trong trường hợp không muốn nuôi sinh sản bạn nên nhốt riêng giữa con đực và con cái nhé. 

Trong quá trình nuôi Hamster bạn chú ý chăm sóc và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng đầy đủ dưỡng chất. Tuyệt đối không được cho Hamster ăn hành tây hoặc trái cây chua, vì axit sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của chuột Hamster. 

Về nơi ở của chuột Hamster cần được vệ sinh thật sạch sẽ, để đảm bảo chúng được khỏe mạnh và luôn vui vẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh chuồng thật sạch sẽ 1 lần/tuần để tránh mắc bệnh. 

6. Những câu hỏi thường gặp khi nuôi chuột Hamster

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi nuôi chuột Hamster: 

Vì sao chuột Hamster cắn chuồng?

Nguyên nhân chuột Hamster cắn chuồng thường do chúng muốn thể hiện khả năng nhai hoặc mài răng cửa đang mọc. Khi đó bạn sẽ thấy Hamster gặm, nhai hoặc cắn những thanh lồng. Trong trường hợp Hamster buồn, đói hoặc bị stress bạn sẽ thấy chúng nhai các thanh trong lồng.

Có nên nuôi chuột Hamster trong phòng ngủ?

Hamster có thói quen cắn phá vào ban đêm, vì vậy bạn không nên nuôi chúng ở trong phòng sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn đó. 

Làm thế nào để biết Hamster mang thai?

Để biết được có phải Hamster mang thai hay không, bạn có thể dựa vào tính cách hoặc thói quen của chúng. Thông thường Hamster cái sẽ hay giật mình và nhát hơn so với con đực. Ngoài ra, bạn sẽ thấy chúng tích trữ đồ ăn nhiều ở trong tủ hoặc một số con uống nước nhiều.

Chuột hamster có đuôi không?

Chuột hamster có đuôi. Tuy nhiên, đuôi của chúng thường ngắn và không có lông nhiều như phần còn lại của cơ thể. Đuôi của hamster có thể đạt đến độ dài khoảng một đến hai centimet, tùy thuộc vào loại hamster.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách nuôi chuột Hamster hiệu quả nhất mà My pet muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất khi chăm sóc chuột Hamster. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây