Chim Cắt: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Huấn luyện, Giá

Chim Cắt được mệnh danh là “sát thủ bầu trời”, loài chim này có khả năng săn mồi vô cùng nhanh và chính xác. Nếu bạn đang thắc mắc không biết chim Cắt là chim gì, đặc điểm, cách nuôi, thức ăn và giá bao nhiêu tiền, thì hãy cùng tham khảo tư vấn qua bài viết sau nhé! 

1. Chim Cắt là chim gì?

Với câu hỏi chim Cắt là chim gì, My-pet xin giải đáp bạn như sau: Chim Cắt có tên khoa học là  Falco Peregrinus, hiện là loài chim nhanh nhất trên thế giới hiện nay với tốc độ cao tới 320km/h. Vì vậy, loài chim này được mệnh danh là chúa tể trời xanh, vô cùng hung dữ và săn mồi cực kỳ chuyên nghiệp. 

Hiện nay nhiều người yêu thích giống chim này để làm cảnh. Đây là giống chim máu lạnh, chúng vừa tấn công con người vừa tấn công người. Vì vậy, để thuần hóa được chim Cắt cần nhiều công sức và thời gian.  

Chim Cắt là chim gì?

2. Đặc điểm của chim Cắt

Dưới đây là một số đặc điểm của chim Cắt điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo:     

  • Ngoại hình cân đối và thon gọn. 
  • Đôi cánh nhọn, mỏng, với đặc điểm này giúp chim bay với tốc độ cao, săn mồi hiệu quả. 
  • Màu lông đa dạng, nổi bật với đường màu trắng chạy dọc trên cơ thể. 
  • Mắt của chim Cắt có màu đen và viền trắng cùng màu vàng nổi bật. Mỏ và chân có màu vàng. 
  • Mỏ của chim Cắt rất sắc nhọn và chắc khỏe, cùng móng vuốt dài giúp chim dễ bắt con mồi, bay lên cao. 
  • Chim Cắt trống có thân hình dài hơn con mái, đây cũng là đặc điểm giúp nhận biết được loài chim này. 

3. Các loài chim Cắt hiện nay trên thế giới

Vậy bạn đã biết trên thế giới hiện nay có bao nhiêu loài chim Cắt chưa? Cùng điểm danh các loài chim Cắt dưới đây nhé: 

  • Cắt dơi: Có chiều dài từ 23 – 30cm, loài chim này thường phân bố chủ yếu tại khu vực Argentina và Mexico. Cắt dơi có khả năng bay và săn mồi rất nhanh. 
  • Cắt Mỹ: Dài 20 – 31cm, phân bố tại khu vực châu Mỹ, chủ yếu tại các hòn đảo ở Caribbean. Đây là loài chim Cắt có kích thước nhỏ và thường bay lượn trên không để săn mồi.    
  • Cắt lưng xám: Dài 24 – 33cm, phân bố chủ yếu tại khu vực Bắc Bán cầu. Loài chim này có khả năng săn môi rất nhanh, dáng bay đẹp và có khả năng chộp mồi ngay cả khi con mồi bay trên thảo nguyên hay đồi núi.
  • Cắt Amur: Chiều dài từ 26 – 30cm, thường sinh sản ở khu vực cánh rừng đầm lầy ở phía Bắc Trung Quốc và Serbia di cư tới phía Nam châu Phi. Giống chim này thường sinh sống thành từng đàn.
  • Cắt lưng hung: Dài từ 32 – 39cm, chủ yếu sống tại lục địa Âu – Á. Chim Cắt lưng hung thường kiếm con mồi trên mặt đất.
  • Cắt lớn: Chiều dài từ 34 – 58cm, sinh sống tại nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là bán hoang mạc và lãnh nguyên. Loài chim này rất nhanh nhẹn và săn mồi ở tốc độ cao.

Ngoài ra, còn phải kể tới Cắt lùn châu Phi, Cắt Cara đầu vàng, Cắt Caracara mào, Cắt Caracara núi Andes, Cắt Caracara sọc mảnh hải đảo…

Các loài chim Cắt hiện nay trên thế giới

4. Tìm hiểu khả năng săn mồi của chim Cắt

Không chỉ có khả năng bay lượn với tốc độ cao, chim Cắt còn có thể nhìn thấy con mồi ngay từ khoảng cách xa. Đó là vì chúng sở hữu đôi mắt gồm 3 mí, với 3 màng mi hoạt động độc lập. Trong đó 1 mi dùng để chớp và 2 mi con lại đóng mở mắt. Vì vậy, chim Cắt có thể nhìn liên tục ngay cả khi chúng nhắm mắt lại.    

Với tốc độ và khả năng quan sát siêu đỉnh, nên chim Cắt có thể nhìn con mồi được ngay từ khoảng cách rất xa. Khi đó chúng sẽ dùng tốc độ bay của mình để bắt con mồi. Chim Cắt thường dùng đôi chân của mình với 8 chiếc vuốt sắc nhọn giúp vồ con mồi sau đó bay đi.  

Loài chim này có móng vuốt rất sắc và nhọn giúp găm toàn bộ thân con mồi, nên không thể thoát được và trốn ra. Đối với con mồi sống, chúng sẽ đậu lại sau đó dùng mỏ để giết con mồi. Chim Cắt thường dùng mỏ để cắn vào cổ con mồi, sau đó kết liễu chúng nhanh chóng. 

Tìm hiểu khả năng săn mồi của chim Cắt

Xem thêm:

5. Nuôi chim cắt có tốt không – có nên nuôi không?

Nuôi chim cắt có thể là một trải nghiệm thú vị và cũng đầy thách thức. Đây là giống chim nhỏ, thân thiện và thích hợp với những ai mới bắc đầu chơi chim. Hãy tìm hiểu một số lơi ích và thách thức trước khi quyết định có nên nuôi chim cắt không nhé.

5.1. Lợi ích

  • Dễ chăm sóc: Chim cắt là loài chim dễ chăm sóc và thân thiện với con người.
  • Thức ăn phong phú: Chúng ưa thích hạt giống, rau củ và có nhiều loại thức ăn thương mại được bán phổ biến cho chim cắt.
  • Giao tiếp tốt: Chim cắt có khả năng học nói và tương tác với chủ tốt.

5.2. Thách thức

  • Cần nhiều tập trung: Chim cắt cần sự tập trung và tương tác từ phía chủ nhân để tránh cảm giác cô đơn.
  • Tiếng ong ong: Chúng có thể tạo ra tiếng ồn ong ong, điều này có thể làm phiền một số người.
  • Chăm sóc sức khỏe: Cần chăm sóc sức khỏe của chim đúng cách, bao gồm kiểm tra thường xuyên và cung cấp môi trường sống lành mạnh.

Nếu bạn có đủ thời gian và tâm huyết để chăm sóc chim cắt, việc nuôi chúng có thể mang lại niềm vui và sự kết nối đặc biệt giữa bạn và loài vật cưng của mình.

6. Cách nuôi chim Cắt hiệu quả

Khi nắm rõ cách nuôi chim Cắt sẽ giúp bạn có những chú chim khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. My pet sẽ bật mí với bạn những bí quyết nuôi chim Cắt hiệu quả dưới đây: 

6.1. Chọn chim 

Tùy theo sở thích bạn có thể nuôi chim mái hoặc đực đều được. Vì cả con đực và mái đều có khả năng săn mồi trên bầu trời siêu đẳng, không kém gì nhau. Khi lựa chọn chim bạn nên ưu tiên những con lanh lợi, khỏe mạnh, không bị xù lông, không bong tróc vảy,… Khi đó nuôi chim sẽ phát triển tốt nhất và có hiệu quả cao. 

6.2. Không gian nuôi chim 

Yếu tố tiếp theo bạn cần quan tâm khi nuôi chim Cắt đó là chọn không gian sao cho phù hợp. Chim Cắt có đặc tính sống tự do, vì vậy bạn nên chọn nơi có không gian rộng và không nên nhốt trong lồng quá lâu sẽ khiến chim mắc bệnh. Thời gian đầu nên cho chim ở trong lồng rộng, khi chim thuần và dạn người có thể thả chim ở nơi rộng rãi hơn. 

Cách nuôi chim Cắt hiệu quả

6.3. Cách huấn luyện 

Chim Cắt có đặc tính sống hoang dã và hung dữ nên rất khó có thể huấn luyện được. Do đó, cách huấn luyện chim Cắt nghe lời và thuần người bạn cần nhiều thời gian và hết sức kiên trì. Hoặc cần có kinh nghiệm huấn luyện chim càng tốt 

Đối với chim mới mua về cần dùng các loại thiết bị hay dụng cụ để bịt mắt chim lại. Mục đích giúp chim không bị hoảng và sớm quen với môi trường thiếu ánh sáng và đứng thăng bằng tốt. Bên cạnh đó, khi bịt mắt chim còn giúp bạn dễ dàng huấn luyện chim hơn. Sau khoảng 1 – 2 tuần chim sẽ dần nghe lời và dễ huấn luyện. 

Khi huấn luyện chim Cắt bạn nên dùng sợi dây dài buộc chân để chim không bị bay mất. Có thể buộc thêm miếng thịt hay thức ăn ở vai để khi chim thấy sẽ đậu lên vai của bạn. Nên cho chim đứng ra kèm theo thức ăn giúp chim tập bay nhiều hơn. Kiên trì sau một thời gian chim dần nghe lời bạn.

Để huấn luyện chim Cắt dễ nhất, bạn cũng có thể chọn cách nuôi chim non. Tuy nhiên, không dễ để mua được chim Cắt non và cần mất nhiều thời gian để chăm sóc hơn. 

6.4. Phòng bệnh cho chim Cắt

Ở môi trường tự nhiên chim Cắt rất khỏe mạnh và ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, nếu nuôi ở môi trường tự nhiên và chăm sóc không đúng cách chim thường gặp các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, bạn nên cho chim ăn đồ tươi sống, sạch và tuyệt đối không ăn thực phẩm ôi thiu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ ấm cho chim vào ngày trời lạnh, đặc biệt là ban đêm. Giống chim này không ưa sống ở môi trường lạnh.  

Phòng bệnh cho chim Cắt 

Tìm hiểu thêm:

7. Thức ăn của chim Cắt là gì?

Chim cắt ăn gì? Khi sinh sống ở môi trường tự nhiên chim Cắt thường ăn thịt gồm: Các loài rắn nhỏ, thằn lằn, các loài chim nhỏ khác… Đối với môi trường nuôi nhốt, chim Cắt ăn nhiều loại chủ yếu là thịt. Các loại thịt gồm: Thịt chuột, thịt bò, thịt heo, thịt chim… 

Cần đảm bảo chọn thức ăn còn tươi, sạch sẽ và không bị ôi thiu để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hoa. Mỗi ngày cho chim ăn khoảng 3 bữa, mỗi lần 300g thịt. Đối với chim lớn bạn cũng nên điều chỉnh lượng thức ăn để chim phát triển tốt. 

Thức ăn của chim Cắt là gì?

8. Chim Cắt có giá bao nhiêu tiền 1 con? 

Chim cắt bao nhiêu tiền? Giá chim Cắt còn tùy thuộc vào giống chim, địa điểm và độ thuần… Cụ thể: 

  • Chim Cắt con, giá dao động từ 800.000 – 1.200.000đ/con. Giá chim Cắt chưa bao gồm dụng cụ huấn luyện, đối với bộ full dao động khoảng 2 triệu đồng.  
  • Chim Cắt thuần có thể săn mồi bài bản, giá dao động từ 4 – 8 triệu đồng/con. 

Về địa chỉ mua chim Cắt bạn có thể lựa chọn mua tại chợ Tốt, các diễn đàn về chim cảnh hoặc cửa hàng bán chim. Tuy nhiên, số lượng chim Cắt được bán trên thị trường khá ít, do đó bạn nên liên hệ trước để được mua chim chất lượng.

Những câu hỏi thường gặp về chim Cắt

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chim Cắt mà bạn có thể tham khảo: 

Chim Cắt có nguồn gốc từ đâu?

Giống chim này cùng họ với chim Ưng, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Chim Cắt có khả năng săn môi rất nhanh và hành động dứt khoát. 

Trọng lượng Chim Cắt bao nhiêu?

Ngoại hình chim Cắt khá nhỏ so với các loài chim ăn mồi khách. Mỗi con chim có trọng lượng trung bình khoảng 30cm, nặng 2kg. Thường thì chim đực có trọng lượng lớn hơn con cái.

Phân biệt chim Cắt trống và mái thế nào?

Rất khó có thể phân biệt được chim Cắt trống và mái, vì có ngoại hình khá giống nhau, dường như không có sự khác biệt. Nếu để ý sẽ thấy con mái có kích thước lớn hơn con đực.

Chim Cắt thường sinh sống ở đâu?

Loài chim này thường yêu thích sống tự do với môi trường rộng rãi và bay lượn trên không trung. Trước thực trạng các khu đô thị lớn mọc lên đã thu hẹp không gian sống nên chim Cắt thường di chuyển tới các thảo nguyên và vùng nông thôn rộng lớn.

Tuổi thọ của chim Cắt là bao nhiêu?

Chim Cắt có tuổi thọ lớn hơn so với những giống chim khác, từ 12 – 20 năm. Đặc biệt, nếu sinh sống ở nơi có điều kiện khí hậu thích hợp chim có thể sống tới 25 năm.

Chim Cắt thường làm tổ ở đâu?

Loài chim này có tập tính di cư khi bước vào mùa đông lạnh giá, chim thường bay tới cực Nam tại châu Mỹ. Khi sinh sống chim thường làm tổ và cũng là nơi ẩn trú. Tại mỗi chỗ ở mới chim Cắt sẽ làm tổ riêng.

Chim Cắt sinh sản ra sao?

Mùa sinh sản của chim Cắt là mùa xuân, lúc này trời nắng ấm. Mỗi lần sinh chim nở từ 3 – 6 trứng trong vòng 4 tuần. Khi vào mùa sinh sản chim mái ấp trứng, còn chim đực đi kiếm thức ăn. Khi con nở, cả chim mái và chim đực đều chăm con tới khi trưởng thành.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây