Tìm hiểu về Đà điểu: Ăn gì, Sống ở đâu, thuộc họ gì, biết bay không?

Chim Đà Điểu – giống chim có kích thước lớn và ngoại hình nổi bật so với các giống chim khác. Đà Điểu được nuôi với mục đích kinh doanh thương phẩm, với giá trị kinh tế cao. Nếu bạn đang có ý định nuôi chim Đà Điểu, hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích về đặc điểm, cách nuôi và giá dưới đây nhé. 

Tên Khoa Học:Struthio camelus
Họ:Struthionidae
Chiều cao:1,8 – 2,7m (Trống)
1,7 – 2m (Mái)
Cân nặng:63 – 150kg
Thức ăn:các loại cỏ, lá cây, rau củ và các loại hạt ngũ cốc
Tuổi thọ:30 – 70 năm

1. Tìm hiểu về Đà Điểu

1.1. Đặc điểm ngoại hình của chim Đà Điểu 

Đà Điểu là giống chim có từ hơn 600 năm trước đây và được người La Mã và Ai Cập tôn làm loài linh điểu. Đối với người dân Ai Cập họ xem Đà Điểu như biểu tượng cho sự công lý và không được săn bắn hay giết hại. 

Chim Đà Điểu có nguồn gốc từ siêu lục địa thuộc phía Nam của bán cầu Gondwana. Đà Điểu thuộc họ Struthionidae, chi Struthio và cũng là loài chim duy nhất còn tồn tại tới hiện nay. Dưới đây là những đặc điểm ngoại hình chim Đà Điểu giúp bạn dễ dàng nhận biết được giống chim này: 

  • Chim Đà Điểu trống trưởng thành có chiều cao khoảng 2,7m và có thể nặng đến 150kg. 
  • Chiều cao cổ Đà Điểu bằng 1/2 so với tổng cơ thể. 
  • Toàn thân là lớp lông màu đen, cánh có chùm lông màu trắng. 
  • Cổ và đầu của Đà Điểu màu hơi đỏ và lớp lông nhỏ bao phủ. 
  • Đầu chim Đà Điểu nhỏ, mỏ rộng và ngắn. 
  • Mắt chim có màu nâu cùng hàng lông mi màu đen dài. 
  • Đôi chân của chim Đà Điểu rất dài, khỏe và mỗi bàn chân có 2 ngón giúp chúng lẩn trốn kẻ thù dễ dàng. 
  • Chim Đà Điểu trưởng thành có chiều cao lên tới 2m và nặng khoảng 135kg. 
  • Hình dáng bên ngoài của chim Đà Điểu thường nhỏ hơn so với con đực. 
Đặc điểm ngoại hình của chim Đà Điểu

1.2. Chim Đà Điểu sống ở đâu? 

Chim Đà Điểu còn được gọi là chim lạc đà hay chim chạy mặc dù không bay được nhưng chúng có khả năng chạy siêu nhanh. Vận tốc lên tới 40 – 70kg/kg. Môi trường sống của chim Đà Điểu là các thảo nguyên, hoang mạc và được nuôi theo quy mô lớn theo mục đích kinh tế.

1.3. Khả năng sinh sản của chim Đà Điểu thế nào? 

Thông thường Đà Điểu sống đơn lẻ và chúng chỉ sống thành từng bầy đàn vào mùa sinh sản. Thời gian giao phối của Đà Điểu là từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau. Trung bình Đà Điểu đẻ khoảng 40 trứng mỗi lần sinh sản. Khi tới thời kỳ động dục chim đực sẽ tới khu vực hoang mạc hay thảo nguyên để tìm bạn tình.

Chim Đà Điểu đực có nhiệm vụ lựa chọn các vị trí như lùm cây hoặc nơi khuất để không bị kẻ thù tấn công. 

Tìm hiểu thêm:

2. Phân loại chim Đà Điểu

Đà Điểu có mấy loại? Có tất cả 3 loại chim Đà Điểu gồm Đà Điểu Phi OSTRICH, Đà Điểu Úc Emu và Đà Điểu Kiwi. Phổ biến nhất là 2 giống Đà Điểu dưới đây: 

2.1. Đà Điểu châu Phi OSTRICH

Loài Đà Điểu Phi OSTRICH vào mùa sinh sản đẻ khoảng 40 trứng và được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi lần khoảng 10 quả. 

2.2. Đà Điểu Úc Emu

  • Đà Điểu Úc Emu có thần hình chỉ bằng 1/2 so với Đà Điểu Châu Phi và được nuôi phổ biến tại khu vực miền Tây của nước Úc. 
  • Đà Điểu Úc Emu có hình dáng không đẹp và nổi bật như Đà Điểu Châu Phi, nhưng có màu lông giống nhau. 
  • Vào thời gian sinh sản, con đực tạo ra những âm thanh đặc biệt để cuốn hút con mái. 
Phân loại chim Đà Điểu

3. Thức ăn của chim Đà Điểu là gì? 

Chim Đà Điểu ăn gì? Đây là giống chim ăn tạp, Đà Điểu có thể ăn bất kỳ thứ gì khi đói. Thậm chí chúng có thể ăn được cả những món đồ bằng sắt, nhựa và nuốt được. Đó cũng là lý do vì sao mỗi năm có một số lượng không nhỏ Đà Điểu chết vì ăn tạp. 

Thức ăn của Đà Điểu rất đa dạng, đó là các loại cỏ mà trâu bò ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại lá, rau và đậu trong chế độ ăn uống của Đà Điểu để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Lưu ý, để Đà Điểu dễ dàng ăn bạn nên cắt nhỏ và rau cỏ, sau đó rửa sạch để cho chim ăn. Bạn cũng nên cho Đà Điểu ăn các loại hạt như: Hạt ngô, lúa mạch, đậu… Không nên cho Đà Điểu ăn đồ ăn thừa hoặc mốc sẽ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

4. Cách nuôi chim Đà Điểu sinh sản thế nào?

Đà Điểu có giá trị kinh tế cao nên được nuôi để kinh doanh gồm: Thịt, da, lông, trứng… Giống chim Đà Điểu ưa sống ở khu vực có khí hậu mát mẻ và nền nhiệt từ 30 – 40 độ C. Một chú chim Đà Điểu mới nở sau khi nuôi khoảng 10 tháng là có thể bán được với trọng lượng từ 100 – 100kg/con. Có thể thấy năng suất nuôi đà điểu có giá trị cao hơn nhiều so với trâu bò.  

Cách nuôi chim Đà Điểu sinh sản thế nào?

4.1. Chọn giống

Để có cách nuôi Đà Điểu hiệu quả nhất bạn cũng cần chú ý tới việc chọn giống. Các loại giống Đà Điểu được ưa chuộng nuôi trên thị trường hiện nay gồm: 

  • Đà Điểu Bắc Phi
  • Đà Điểu Somali
  • Đà Điểu Đông Phi
  • Đà Điểu Nam Phi

Một số lưu ý khi chọn Đà Điểu nuôi thương phẩm: Nên chọn những con giống nở đúng ngày, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và có trọng lượng từ 0,8 – 1kg/con. 

4.2. Chuồng nuôi 

  • Cần đảm bảo chuồng nuôi yên tĩnh, thoáng mát và dễ thoát nước. 
  • Nên chọn vị trí làm chuồng gần nơi cung cấp nước và điện.
  • Hướng chuồng Đông Nam giúp tận dụng ánh sáng mặt trời. 

4.3. Cách Chăm sóc Đà Điểu

4.3.1. Kỹ thuật nuôi Đà Điểu từ 0 – 3 tháng tuổi

Chuồng nuôi Đà Điểu cần có đầy đủ các loại cám viên, thức ăn xanh tươi cho chim ăn. Cách cho Đà Điểu con ăn còn tùy theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn từ  1 – 30 ngày tuổi: 6 bữa/ngày
  • Giai đoạn từ 31 – 60 ngày tuổi: 4 bữa/ngày
  • Giai đoạn từ 61 – 90 ngày tuổi: 2 – 3 bữa/ngày 
4.3.2. Kỹ thuật nuôi đà điểu thịt

Đối với nuôi Đà Điểu lấy thịt cần chú ý chuồng nuôi phải đảm bảo yên tĩnh và không có vật thể lạ, sắc và nhọn. Về ăn uống cần bổ sung đầy đủ các loại cỏ tươi xanh, vitamin, chất đạm và rau. Nên chia thành từng nhóm nuôi khoảng 15 – 20 con, mật độ từ 1-2m2/chuồng/con. 

4.3.3. Kỹ thuật nuôi Đà Điểu sinh sản

Đà Điểu từ 24 – 26 tháng, giai đoạn từ 1 – 12 tháng tuổi có cách chăm sóc tương tự như nuôi lấy thịt. Đối với giai đoạn từ 13 – 24 tháng nên giảm lượng thức ăn xuống để Đà Điểu tăng cường khả năng vận động.

Cách Chăm sóc Đà Điểu 

Xem thêm:

4.4. Phòng bệnh

Trong quá trình nuôi Đà Điểu dễ mắc các bệnh giống như gà vịt, vì vậy cần có cách phòng tránh hiệu quả. Cụ thể:

  • Nên thường xuyên theo dõi quan sát xem Đà Điểu có dấu hiệu gì bất thường hay không: Màu sắc, chất thải, cách ăn uống, độ óng mượt của bộ lông. 
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và khử trùng quanh chuồng nuôi. 
  • Nguồn thức ăn đảm bảo tươi ngon và không bị nhiễm độc. 

Khi thấy Đà Điểu có những dấu hiệu dưới đây bà con nên chú ý tới chế độ chăm sóc, ăn uống và gọi bác sĩ thú y. Cụ thể:

  • Có dáng vẻ chậm, cổ và đầu gục xuống, buồn bã. 
  • Ăn kém hoặc bỏ ăn. 
  • Đi lại mệt mỏi, xiêu vẹo và không chắc. 
  • Có dấu hiệu tách đàn. 
  • Dáng đi không cân và cổ bị lệch. 
  • Thở yếu. 
  • Bụng nhỏ. 
  • Phần có màu nhợt nhạt, cứng và kèm theo chất nhầy.
Giá chim Đà Điểu bao nhiêu tiền?

5. Giá chim Đà Điểu bao nhiêu tiền? 

Giá chim Đà Điểu còn tùy theo bạn mua thịt, trứng hay bắp đá… Cụ thể như sau: 

  • Giá bán thịt: Từ 260.000đ/kg
  • Trứng chim Đà Điểu: Khoảng 50.000- 150.000/quả tùy theo từng kích cỡ
  • Tim Đà Điểu thương phẩm: Từ 240.000đ/kg
  • Bắp Đà Điểu đông lạnh: 150.000đ/kg
  • Thịt phi lê Đà Điểu: 280.000 đ/1kg – 320.000 đ/1kg
  • Dạ dày: 350.000 đ/1kg – 430.000 đ/1kg
  • Gan: 90.000 đ/1kg – 120.000 đ/1kg
  • Xương: 40.000 đ/1kg – 60.000 đ/1kg
  • Chân: 160.000 đ/1kg – 190.000 đ/1kg
  • Mỡ: 160.000 đ/1kg – 100.000 đ/1kg

Bạn có thể mua thịt Đà Điểu từ các trang tại chuyên kinh doanh Đà Điểu nuôi thương phẩm, các khu chợ lớn và nên liên hệ trước để được báo giá tốt nhất. 

6. Những điều thú vị về Đà Điểu

Chân đà điểu có mấy móng?

Chúng chỉ có duy nhất 1 móng dài khoảng 6cm, nhưng lại có khả năng chạy siêu nhanh. Khi đạp đối phương có thể gây tử vong.

Đà Điểu nặng bao nhiêu Kg?

Với mỗi giống Đà Điểu sẽ có trọng lượng khác nhau. Trung bình cân nặng của chim Đà Điểu khoảng 3 – 150kg.

Đà Điểu Đà điểu có biết bay không?

Chim Đà Điểu không biết bay, vì phần xương ức không đủ khỏe để nâng những cơ ngực khi bay ở áp suất cao. Đôi cánh của Đà Điểu cũng nhỏ và ngắn hơn so với cơ thể của chúng. Vì vậy chim Đà Điểu không thể bay được và không nâng cơ thể ra khỏi mặt đất như các loài chim khác.

Đà Điểu thuộc họ gì?

Chim Đà Điểu thuộc họ Struthionidae và cũng là giống chim duy nhất trong họ này.

Đà Điểu có uống nhiều nước không?

Vì có thân hình lớn nên cơ thể Đà Điểu đã dự trữ lượng nước lớn khoảng 5 – 7 lít mỗi ngày. Nguồn nước Đà Điểu cần đảm bảo vệ sinh, bạn có thể cho chim uống nước máy, nước giếng khoan hay nước mưa. Tuy nhiên, không nên cho chim uống nước sông, ao, hồ vì dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh về đường tiêu hóa.

My-pet hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống chim Đà Điểu và có cách chăm sóc, nuôi hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn trong quá trình nuôi chim Đà Điểu, đừng ngần ngại để lại bình luận để được tư vấn cụ thể nhé! 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây