Chim Hút Mật: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, phân biệt trống mái?

Chim Hút Mật có sự phân bố rộng khắp từ châu Á đến châu Phi và Australia, vì vậy mà trở thành biểu tượng của sự linh hoạt và sự đa dạng trong thế giới chim cảnh. Hãy đồng hành cùng My-Pet.vn để tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc Chim Hút Mật sao cho khỏe mạnh nhất trong bài viết này dưới đây nhé.

Tên khoa học:Nectariniidae
Bộ:Passeriformes
Tuổi thọ:10 – 15 năm
Thức ăn:Mật hoa, cùng với các loại côn trùng như: Sâu, mối, trứng kiến, kiến…

1. Tìm hiểu Đặc Điểm của Chim Hút Mật

1.1. Chim Hút mật là chim gì?

Chim Hút mật có tên khoa học là Nectariniidae, thuộc họ chim Sẻ có kích thước rất nhỏ. Đặc điểm nổi bật của giống chim này so với các loại chim khác đó chính là khả năng hút mật. Chim phân bố tại nhiều khu vực trên thế giới, phổ biến nhất tại khu vực Nam châu Á, châu Phi hoặc phía Bắc của Australia. 

Giống chim này có họ hàng với chim ruồi hay chim ăn mật tại Úc. Nhìn chung chúng có sự giống nhau về quá trình tiến hóa và thức ăn chính là hút mật hoa. Một số loài có thể bay khi hút mật, nhưng chủ yếu là đậu vào cành rồi mới hút mật.  

Chim Hút mật là chim gì?

1.2. Sống ở đâu? 

Giống chim này chủ yếu được tìm thấy tại khu vực châu Á, châu Phi và Australia. Tại Việt Nam chim Hút mật thường sinh sống chủ yếu ở khu vực Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh… Chúng thường di trú theo mùa hoặc không di trú trong thời gian ngắn. 

Chim Hút mật sinh sống chủ yếu ở khu vực rừng mưa, nơi chưa có con người tác động, cánh đồng rừng thưa, xavan, rừng cây bụi, vùng núi cao. Đặc biệt, một số giống chim này được tìm thấy tại độ cao tới 4900m so với mực nước biển.

Chim Hút mật thường phân bố ở đâu?

1.3. Ngoại hình

Dưới đây là đặc điểm của chim Hút mật giúp bạn dễ dàng nhận biết được giống chim này: 

  • Có kích thước rất nhỏ, đối với chim trưởng thành trọng lượng khoảng 5 – 30g. 
  • Chim trống có bộ lông sáng, nổi bật và đuôi dài. 
  • Mỏ chim Hút mật rất nhỏ, cong và dài. Lưỡi hình ống dạng chóp dạng chổi. 
  • Một số giống Hút mật có ngoại hình nổi bật: Màu lông cam, xanh hoặc đỏ nổi bật. Nhiều loài sinh sống ở độ cao có màu xám, mỏ cùng kích thước to hơn so với các loại khác. 
  • Khả năng bay của chúng rất nhanh và có khả năng giữ thăng bằng tốt. 
Đặc điểm nhận biết chim Hút mật 

1.4. Cách phân biệt chim trống và mái

Dựa vào ngoại hình bạn có thể dễ dàng nhận viết được đâu là chim Hút mật trống và mái. My-pet sẽ chia sẻ cụ thể với bạn ngay sau đây:

Chim trốngChim mái 
Đầu to và bè hơn so với chim máiĐầu chim tròn và dẹt hơn so với chim trống
Chim trống có hình dáng giống như hình tam giácThân hình của chim ngắn hơn
Thân to, dài và có khoảng cách giữa vai rộngĐôi vai của chim hẹp và nhỏ hơn
Màu lông của chim đực óng ả hơn so với chim máiMàu sắc lông chim sẫm hơn so với chim trống
Cách phân biệt chim Hút mật trống và mái

Tìm hiểu thêm:

1.5. Tập tính sinh sản

Chim Hút mật thường làm tổ nhỏ, hình dáng giống như bọng, trong mùa sinh sản, đặc biệt là mùa mưa khi nguồn thức ăn dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của chim non. Một số loài Hút mật cũng có thể sinh sản vào mùa khô, khi mùa hoa nở rộ. Quá trình ấp trứng kéo dài từ 18 – 20 ngày, sau đó con trống chăm sóc và bảo vệ những chú chim non mới nở với sự quan tâm tận tình. Tổ của chúng được xây dựng vô cùng tinh tế, bao quanh bằng nhiều lớp, tạo nên một chiếc tổ ấm cúng cho sự phát triển của chúng.

Tập tính sinh sản của chim Hút mật thế nào?

2. Cách nuôi chim Hút Mật – Ăn gì?

Khi sống trong môi trường tự nhiên, chim Hút mật chủ yếu ăn mật hoa, cùng với các loại côn trùng như sâu, mối, trứng kiến, và kiến. Phương pháp nuôi chim Hút mật nói chung khá đơn giản. Trong trường hợp nuôi nhốt, việc tập ăn cám cho chim là quan trọng để tiết kiệm thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng.

Quy trình tập ăn cám cho chim Hút mật có thể thực hiện như sau:

  • Khi chim mới được bắt về và chưa quen ăn cám, hãy mở miệng và đưa thức ăn như sâu, trứng kiến, hoặc côn trùng vào miệng chim. Sau một khoảng thời gian, chim sẽ quen và tự ăn cám.
  • Nếu chim đã quen ăn côn trùng, bạn có thể trộn chúng với cám và để chim tự ăn. Quá trình này giúp chim dần dần thích nghi với việc ăn cám. Sau khi chim quen, hãy tăng lượng cám và giảm lượng trứng kiến để chim chuyển sang chế độ ăn cám một cách dễ dàng.
  • Ngoài việc cung cấp nước và thức ăn, bạn cũng nên đảm bảo chim được tắm mát, tắm nắng, và lồng luôn sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Ngoài cám, bạn có thể thêm vào chế độ ăn của chim các loại trái cây như nho, chôm chôm, xoài, trứng cá, dưa hấu, và thanh long đỏ. Tuy nhiên, hãy kiểm soát lượng trái cây để tránh tình trạng chim từ chối ăn cám, và nên lựa chọn những loại trái cây có tính mát trong mùa nóng.

Bên cạnh chế độ ăn, quan trọng là chú ý đến việc chăm sóc và phòng tránh bệnh tật cho chim. Đảm bảo cung cấp thức ăn tươi, kết hợp với việc tắm nắng, tắm mát, và vệ sinh lồng đều đặn để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Cách nuôi chim Hút mật hiệu quả

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và giá chim Hút mật, hy vọng sẽ giúp bạn chọn được chú chim đẹp ưng ý và phát triển tốt nhất. Để được giải đáp mọi thắc mắc về giống chim Hút mật hoặc động vật… bạn vui lòng để lại bình luận ở dưới bài viết để được trả lời cụ thể nhất.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây