Chim Quế Lâm: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu?

Chim Quế Lâm được ưa chuộng nuôi làm cảnh hiện nay với ngoại hình đẹp và giọng hót hay cuốn hút. Vậy bạn đã biết gì về loài chim này chưa và nếu đang muốn sở hữu một chú chim Quế Lâm, chắc chắn không thể bỏ qua những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây. 

1. Chim Quế Lâm là chim gì? 

Chim Quế Lâm còn được gọi là Kim oanh mỏ đỏ thuộc bộ chim đớp có màu sắc vô cùng nổi bật, cùng giọng hót hay nên được giới chim cảnh yêu thích. Đây là giống chim nổi tiếng của Trung Quốc và xuất hiện nhiều trong các tác phẩm nổi tiếng. Chim Quế Lâm thường sinh sống tại khu vực vùng núi như cao nguyên Tây Tạng, dãy núi Himalaya hoặc dãy núi cao ở Nhật Bản, Ấn Độ, Nepal… 

Kim oanh mỏ đỏ được tìm thấy nhiều tại khu vực phía Nam của Trung Quốc, đó cũng là lý do vì sao giống chim này được gọi là chim Quế Lâm. Tại Việt Nam, chim Quế Lâm sinh sống nhiều tại khu vực Hà Giang, Cao Bằng và Lào Cai.

Chim Quế Lâm là chim gì?

2. Đặc điểm nhận biết chim Quế Lâm 

Chim Quế Lâm được nhiều người yêu thích với thân hình nhỏ nhắn, cùng bộ lông nhiều màu sắc nổi bật. Dưới đây là những đặc điểm của chim Quế Lâm mà bạn có thể tham khảo: 

  • Chim trưởng thành có chiều dài tới 15cm và bộ lông nhiều màu sặc sỡ. 
  • Mỏ chim có màu đỏ, bên trong họng thường có màu vàng. Đôi mắt màu đen và xung quanh mắt là lớp lông màu trắng vàng. 
  • Lớp lông bao quanh cơ thể là màu xanh oliu. Phần từ cổ họng tới bụng là màu vàng cam đặc trưng. Khi chim càng lớn tuổi thì màu sắc của lông càng đậm. 
  • Cánh chim có nhiều màu xen kẽ với nhau gồm: Vàng, đỏ và xanh. 
Đặc điểm nhận biết chim Quế Lâm

3. Tập tính sinh sản của chim Quế Lâm 

Chim Quế Lâm thường sống theo bầy đàn với số lượng lớn khoảng 20 – 30 con. Vào mùa sinh sản chim Quế Lâm thường kết thành từng cặp riêng lẻ để làm tổ, đẻ trứng. Mùa sinh sản vào mùa xuân, lúc này thời tiết ấm áp thích hợp để nuôi chim và kiếm ăn. 

Lúc này con đực sẽ hót hay để thu hút con mái và kết cặp. Sau đó chúng sẽ làm tổ trên cành cây cao để tránh con mồi gây hại. Khi giao phối thành công chim mái sẽ đẻ khoảng 2 – 4 trứng và ấp từ 10 – 15 ngày rồi nở. Con mái có nhiệm vụ ấp trứng, còn con đực sẽ đi kiếm ăn cũng như bảo vệ tổ. Chim con sau khi nở sẽ có màu sắc nổi bật, cả cha và mẹ sẽ nuôi chim, kiếm thức ăn. Khoảng 20 ngày sau chim con sẽ rời tổ để đi kiếm thức ăn. 

Tập tính sinh sản của chim Quế Lâm

4. Cách phân biệt chim Quế Lâm đực và cái

Vậy bạn đã biết cách phân biệt chim Quế Lâm đực và cái như thế nào chưa? 

4.1. Chim trống: 

  • Lông viền mắt rộng, có màu vàng và từ đỉnh đầu xuống lưng có màu nhạt hơn. 
  • Lông màu vàng cam ở ức và đậm hơn so với chim mái. 

4.2. Chim mái:

  • Lông ở ức nhạt hơn so với chim đực. 
  • Viền mắt có màu mờ nhạt. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt chim Quế Lâm đực và cái qua tiếng kêu. Thông thường chim trống có âm sắc và giọng hay hơn. Trong khi chim mái lại không hót được nhiều.  

5. Thức ăn của chim Quế Lâm là gì? 

Chim Quế Lâm ăn gì? Giống chim này chuyên ăn các loại thức ăn mềm, các loại hạt (hạt lồng, hạt kê), lá tía tô. Bên cạnh đó chim Quế Lâm còn ăn các loại côn trùng, muối, trứng kiến, sâu bướm và trái cây chín. Khi nuôi trong môi trường nuôi nhốt chim Quế Lâm ăn nhiều loại thức ăn. Bên cạnh côn trùng, sâu chim còn ăn bột ngô, bột gạo và cám chim. 

Chim Quế Lâm ăn thức ăn gì? Bạn cung nên bổ sung thêm các loại bột xương, sâu bột và thịt băm để tăng cường chất dinh dưỡng giúp chim phát triển tốt và hót hay. Có thể làm thức ăn cho chim gồm: Lòng đỏ trứng trộn đều với bột ngô theo tỷ lệ 3:7. Cho chim ăn bột đậu phộng, côn trùng, quả mọng, trái cây chín, thịt cừu tươi, thịt bò… 

Thức ăn của chim Quế Lâm là gì?

Tìm hiểu thêm về các loài chim:

6. Kỹ thuật nuôi chim Quế Lâm thế nào? 

Cách nuôi chim Quế Lâm đúng kỹ thuật bạn có thể tham khảo dưới đây:

6.1. Chọn giống chim 

Nên chọn chim đực nếu nuôi làm cảnh, vì chim thường hót nhiều, hót hay, sung và có ngoại hình nổi bật. Ưu tiên những chú chim lanh lợi, hoạt bát, nhảy nhiều hoặc có thể mua chim non sẽ giúp thuần chim đơn giản hơn. 

6.2. Lồng nuôi 

Về lồng nuôi vì Quế Lâm là giống chim có kích thước nhỏ, nên bạn không cần chuẩn bị lồng quá rộng. Chỉ cần chọn lồng có kích thước vừa phải giúp chim thoải mái bay nhảy. Ngoài ra, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trong lồng nuôi gồm: Máng nước, máng thức ăn, cây đậu, máng chắn phân… giúp chim có không gian sống tốt nhất. 

6.3. Chăm sóc 

Chim Quế Lâm ưa tắm mát và tắm nắng, vì vậy khi nuôi bạn nên tắm cho chim thường xuyên, đặc biệt vào những ngày trời hè nóng. Bên cạnh đó nên phun sương giúp hạ nhiệt cho chim vào lúc gần trưa và có nhiều nắng nhất trong ngày. Tắm chim đầy đủ giúp chim phát triển tốt, có ngoại hình nổi bật và không bị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên dọn dẹp lồng chim sạch sẽ hàng tuần để tránh vi khuẩn gây bệnh. 

6.4. Phòng bệnh 

Khi nuôi chim Quế Lâm bạn cũng nên phòng bệnh cho chim để tránh mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, đường hô hấp. Các bệnh thường gặp ở chim Quế Lâm phải kể tới:  

6.4.1. Cảm cúm 

Vào những thời điểm giao mùa chim Quế Lâm rất dễ ốm, vì vậy cần sớm có cách xử lý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của chim. 

  • Nguyên nhân gây bệnh: Do tắm chim quá lâu, thời tiết thay đổi hoặc do hơi ngoài trời nắng gắt, dầm mưa… 
  • Dấu hiệu: Chim run rẩy, lù rù đứng một chỗ, lông bị xù, thở khò khè, chảy nước mũi… 
  • Cách chữa: Trường hợp nhẹ chỉ cần di chuyển lồng tới nơi ấm áp và có nhiệt độ thích hợp. Sau đó lau mũi và mỏ chim bằng dầu, rượu. Nếu bị nặng cần đưa chim tới cơ sở thú ý để được chỉ định dùng thuốc như: Chlortetracycline, Sulfamid, Tetracyclin.  
  • Phòng ngừa: Cần đảm bảo nhiệt độ môi trường được ổn định và không nên phơi chim ngoài trời mưa, nắng gắt.       
6.4.2. Tiêu chảy

Là bệnh chim đi ngoài phân bị lỏng, đầy là bệnh thường gặp khi nuôi chim Quế Lâm cũng như nhiều giống chim cảnh khác. Bệnh tiêu chảy nếu không có cách khắc phục sớm sẽ khiến chim bị mất nước và yếu. 

  • Nguyên nhân: Do lồng không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc nước uống để lâu. 
  • Dấu hiệu: Đi ngoài có nước, phân lỏng, hoạt động kém, mệt mỏi…
  • Cách chữa: Cho uống Ampicillin với liều dùng 1 – 2mg pha cùng nước và đường. Đối với trường hợp bị tiêu chảy nặng nên cho chim đi khám bác sĩ thú y. 
  • Cách phòng tránh: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ lồng chim và hạn chế cho ăn đồ lạ, thức ăn thừa, ôi thiu. Bên cạnh đó nên thay nước cho chim hàng ngày. 
Kỹ thuật nuôi chim Quế Lâm thế nào?

7. Cách phân biệt chim Quế Lâm và chim Ngũ Sắc

Có nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa chim Quế Lâm và chim Ngũ Sắc, vậy cách nhận biết như thế nào? My-pet sẽ chia sẻ với bạn ngay sau đây:

7.1. Kích thước

  • Chim Quế Lâm: Kích thước nhỏ khoảng 14cm. Dáng người thanh mảnh.
  • Chim Ngũ Sắc: Lớn hơn chim Quế Lâm. 

7.2. Sinh sống

  • Chim Quế Lâm: Nơi có địa hình hiểm trở, vùng núi cao và cây rậm rạp.
  • Chim Ngũ Sắc: Vùng có khí hậu mát mẻ, trong lành.

7.3. Ngoại hình 

  • Chim Quế Lâm: Mỏ chim đỏ, lông màu xanh là hơi ngả vàng, ngực có màu vàng cam sáng. Cánh vệt đỏ đậm xen vệt xanh và vàng. Bộ lông không quá sặc sỡ, đuôi dài và chẻ giống như chim đuôi cá. 
  • Chim Ngũ Sắc: Mỏ chim có màu vàng sáng, lông nhiều màu. Đầu có màu đen tuyền, quanh cổ màu vàng cam đậm. Cánh có chút đuôi đỏ lửa và đuôi dài màu xám đen. 

7.4. Giọng hót

  • Chim Quế Lâm: Giọng hót thánh thót và trong.
  • Chim Ngũ Sắc: Giọng trầm. 

7.5. Tập tính

  • Chim Quế Lâm: Thường sinh sống theo bầy đàn hoặc phân cặp vào mùa sinh sản. 
  • Chim Ngũ Sắc: Sống theo lãnh thổ và thường tụ tập thành từng đàn khi giao phối. 

8. Giá chim Quế Lâm bao nhiêu tiền? 

Chim Quế Lâm giá bao nhiêu? Giá chim Quế Lâm còn tùy theo vào con giống, giọng hót và màu sắc lông. Giá chim mái dao động khoảng 200.000 – 300.000đ/con. Còn với con đực giá thường cao hơn, khoảng 400.000 – 1.000.000đ/con, tùy theo chất giọng. Nếu mua chim theo cặp giá khá cao khoảng 1 triệu đồng/cặp. 

9. Mua chim Quế Lâm ở đâu? 

Không khó để mua chim Quế Lâm, bạn có thể tới các cửa hàng chuyên bán chim cảnh hoặc diễn đàn và hội nhóm. Khi đó bạn sẽ được lựa chọn những chú chim đẹp nhất, không bị tật lỗi và được tư vấn kinh nghiệm nuôi hiệu quả. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về chim Quế Lâm, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống chim này và chăm sóc tốt nhất. Trong quá trình nuôi chim nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết để được my-pet.vn tư vấn cụ thể nhé. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây