Chó cùng mẹ có phối giống được không? lợi hay hại

Trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp chó có quan hệ huyết thống gần phối giống với nhau. Nhưng liệu chó cùng mẹ có phối giống được không, điều này có lợi hay là hại? Nếu bạn cũng đang phân vân về vấn đề này thì mời theo dõi bài viết của my-pet.vn giải đáp.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH:

  • Trên thực tế, chó cùng mẹ có thể phối giống với nhau và sinh con được, nhưng đây là quan hệ cận huyết và sẽ dẫn đến các vấn đề dị tật ở đàn chó con.
  • Một số chủ nuôi muốn nhân giống các chú chó cùng mẹ để giữ nguồn gen tốt, nhưng kết quả không luôn đạt được và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chó và đàn chó con.
  • Việc phối giống với chó cùng mẹ không được khuyến khích và có nhiều hậu quả hơn là lợi, đặc biệt là nếu không áp dụng đúng kỹ thuật và chọn lọc.
  • Những tai hại của phối giống cận huyết bao gồm dị tật, yếu đuối, và các khuyết tật về cơ thể hoặc thần kinh.
  • Việc phối giống cận huyết phù hợp cho những người có kinh nghiệm và hiểu rõ về gia phả và các gen của chó.

1. Chó cùng mẹ có phối giống được không?

Trên thực tế thì dù có được hay không vẫn có những trường hợp chó cùng mẹ sinh ra quan hệ với nhau và chúng vẫn sinh con ra được. Chỉ có điều với những chú chó quan hệ cận huyết thì trường hợp chó con sinh ra bị dị tật cao. Vì thế cho nên theo các bác sĩ thì việc phối giống chó cùng mẹ cũng không được khuyến khích.

Ngoài ra với những giống chó hiếm, khôn, đẹp thì nhiều chủ nuôi muốn giữ được nguồn gen tốt cho nên muốn nhân giống các chú chó cùng mẹ để có được thế hệ F2, F3 chất lượng. Thế nhưng kết quả thì không phải lúc nào cũng được như ý. Đôi khi ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chó chó và khiến đàn chó con gặp vấn đề.

Chó cùng mẹ có phối giống được không?
Chó cùng mẹ có phối giống được không?

Việc phối giống với chó cùng mẹ có nhiều tác hại hơn là lợi, chưa kể phải nghiên cứu và áp dụng đúng kỹ thuật, chọn lọc mới an toàn. Chưa kể nhiều chú chó phối giống theo ý con người ảnh hưởng nhiều tới tâm lý về sau. Giờ thì bạn đã hiểu vấn đề chó cùng mẹ có phối giống được không rồi nhé.

2. Chó cùng mẹ có phối giống lợi hay hại?

Chó cùng mẹ phối giống có hại nhiều hơn là lợi. Tất nhiên hiện nay khi y học phát triển thì việc phối giống có nhiều nghiên cứu cẩn thận thì có nhiều trường hợp phối giống thành công. Nhưng với người không có kỹ thuật, không tìm hiểu khi cho các chó cùng mẹ quan hệ dễ gặp các tai hại như chó dị tật, yếu, không đạt được gen trội như mong đợi.

Thực hiện phối giống cận huyết có tính may rủi thì khó xác định được chó sinh ra sẽ như thế nào. Nhân giống cận huyết cho 2 nguồn gen tương đồng với nhau thì khả năng double gen (tái tổ hợp) có thể xảy ra và cũng có thể là không xảy ra. Có thể nhận được gen tốt hoặc đời sau toàn là gen xấu. 

Nếu 2 nguồn gen xấu gặp nhau trội hơn thì chó con sinh ra dị tật, thần kinh không ổn định, thiếu khuyết tay, chân, đuôi, tai hoặc mắt…Vì thế những ai đang có ý định phối giống cho chó phải suy nghĩ thật kỹ khi có ý định này. 

Chó cùng mẹ có phối giống lợi hay hại?
Chó cùng mẹ có phối giống lợi hay hại?

Người cho phối giống cận huyết xác định duy trì giống chó quý hiếm, chất lượng nên là người có kinh nghiệm. Tìm hiểu rõ về gia phả ít nhất 3 đời của chó có nguồn bệnh hoặc gen nào xấu, nguy hiểm hay không. 

Phối giống cận huyết do con người thực hiện tại các cơ sở có giá tương đối cao. Việc này cần thời gian, đầu tư chi phí và chăm sóc chó cẩn thận. Cho nên nếu có ý định thực hiện thì bạn nên nghiên cứu kỹ. 

3. Khái niệm In-Breeding trong phối giống hiện nay

Phối giống In-Breeding cận huyết thực hiện giữa những chú chó có quan hệ rất gần. Như chó anh em cùng mẹ sinh ra với nhau nhằm tăng cường đặc tính của đời bố mẹ. Mục tiêu của phương pháp này là loại bỏ đi các gen xấu, lỗi, tăng cường đặc tính trội tốt đẹp cho thế hệ sau.

Trong một số trường hợp thì phương pháp này là cần thiết sử dụng nhằm tạo ra giống mới hoặc giữ lại giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc khan hiếm. Bạn có thể thấy trên thực tế có nhiều giống chó có các đặc điểm đặc trưng. Thì đó là có sử dụng phương pháp Inbreeding.

Tìm hiểu thêm:

4. Phối giống cận huyết chú ý điều gì?

Chó cùng cha mẹ có phối giống được không đã rõ, vậy phải chú ý điều gì? Phối giống đơn thuần đã khó khăn nếu có sự can thiệp của con người. Còn phối giống chó cùng mẹ càng phải chú ý nhiều điều hơn nếu không muốn mất thời gian, công sức mà kết quả không như mong đợi. 

Tốt nhất trước khi tiến hành thì bạn nên chuẩn bị thời gian đủ cho con cái khỏe mạnh, tâm lý tốt. Kiểm tra các đời trước, tổng quát sức khỏe của 2 chó xem có khỏe mạnh và sẵn sàng hay chưa. Nên để người có kinh nghiệm hỗ trợ việc phối giống. 

Không nên quá lạm dụng việc phối giống cận huyết khi không cần thiết. Và phải xác định rằng khi thực hiện có thể xảy ra hệ quả xấu, để lại tâm lý không ổn nếu chó không hoàn toàn sẽ sàng. 

Phối giống cận huyết chú ý điều gì?
Phối giống cận huyết chú ý điều gì?

5. FAQ về việc chó cùng mẹ có phối giống

Dưới đây là giải đáp thêm câu hỏi về vấn đề chó cùng bố mẹ có phối giống được không:

Khái niệm Line-Breeding là gì?

Linebreeding nghĩa là thực hiện phối giống chó cận huyết có quan hệ xa từ 2 đời trở lên như anh em họ, chú cháu,…Phương pháp phối giống này bảo vệ các đặc tính của 1 line, có được sự đa dạng nguồn gen. 

Back-Breeding trong phối giống

Back-Breeding là thực hiện phối giống chó cận huyết khi phối 1 chú chó liên tục với các chú đẹp nhất từ các đời trực hệ tiếp theo của nó. Nếu là chó đực thì nó sẽ là ông, cha của các chó con đời sau. 

Out-Crossing trong phối giống chó

Out-crossing là hình thức phối giống chó giữa 2 con giống của Linebreeding nhưng lại thuộc 2 line riêng biệt. Chúng không cùng họ cùng tổ tiên trong ít nhất 4 đời trước. 

Như vậy sau khi tham khảo toàn bộ thông tin từ bài viết thì bạn đã hiểu rõ việc chó cùng mẹ có phối giống được không rồi nhé. Việc này không được khuyến khích nhưng nếu cần thực hiện thì nên để bác sĩ thú y hoặc người có kinh nghiệm thực hiện và tìm hiểu kỹ các đời chó.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

━ Các vấn đề về sức khỏe ở chó

━ Chó có thể ăn gì?

━ Cách chăm sóc chó mẹ