Mèo bị đau chân: Nguyên nhân và cách xử lý

Mèo là một loài vật cưng hiếu động, thường ngày chúng chạy nhảy liên tục và việc mèo bị đau chân cũng không hiếm xảy ra. Lúc này thì chủ của mèo cần biết được rõ nguyên nhân đó là gì để tìm cách điều trị. Và nội dung bài viết bên dưới sẽ cung cấp thêm thông tin.

1. Nguyên nhân của việc mèo đau chân

Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể gây nên tình trạng bị đau chân ở mèo. Vì thế bạn cần xác định được rõ nguyên nhân thì mới có hướng điều trị đúng cách và hiệu quả:

1.1. Do bị chấn thương

Mèo đau chân hay bị chấn thương nhất bởi bản chất chúng hay chạy cảm, đi lang thang, lèo chèo ở vị trí cao. Có thể mèo bị ngã trên cao, nhảy đáp đất gặp vật cứng, bị va vào vật nặng… Chúng bị chấn thương và khiến cho chân bị đau đi khập khiễng. 

Nguyên nhân của việc mèo đau chân
Mèo do chấn thương mà đau chân

1.2. Viêm khớp 

Mèo bị viêm khớp chân cũng gây đau, không đi lại được như bình thường. Nếu bị nặng thì có thể mèo bị ốm, chán ăn, nằm một chỗ và rên la, không có nhu cầu chạy nhảy tinh nghịch.

1.3. Viêm cơ, viêm mô

Bệnh lý này rất thường gặp gây tình trạng mèo bị đau 1 chân sau, nếu chân bị viêm bạn có thể nhìn thấy rõ vị trí đó sưng, đỏ tấy, đau nhức. Phải xử lý viêm vì nó có thể bị nặng hơn khiến mèo bị tổn hại.

1.4. Loãng xương

Ngày nay theo như khảo sát thì tình trạng mèo bị loãng xương tăng cao và dễ bị nhất ở chân. Mèo bị già, mèo thiếu dưỡng chất, mèo bị bệnh là dễ bị loãng xương hơn cả. Đối với tình trạng này thì phải có cách thức điều trị mới khắc phục được các tổn thương hiệu quả. 

1.5. Bỏng nhiệt và hóa chất

Mèo chạy nghịch dính phải nước nóng, hóa chất gây bỏng thì có thể gây đau đớn, sưng loét, đi lại khó khăn. Nếu gặp phải nguyên do này thì bạn có thể nhìn thấy rõ chân có vết thương. Phải xử lý gấp để tránh bị nặng hơn, thậm chí có thể bị viêm nhiễm nặng hết sức nghiêm trọng.

1.6. Bong gân

Chấn thương này phổ biến ở mèo, đặc biệt là bị rách một phần sợi dây chằng gây sưng, đau nhức, khó khăn đi lại. Con mèo đi khập khiễng nặng dễ nhận ra, hay kêu la, chán ăn và mệt mỏi. 

1.7. Gãy xương 

Mèo bị gãy xương sẽ đi khập khiễng, đau nhức, sờ vào chân mèo sẽ phản ứng mạnh. Mèo bị đau chân sau nằm một chỗ và không chạy nhảy như ngày thương và đây là một dạng tổn thương nặng.

1.8. Bị côn trùng đốt

Mèo bị côn trùng như ong đốt thì bị sưng to, nhức đau ở chân. Với loại côn trùng thì tùy vào mức độ nặng nhẹ cần xử lý ngay để tránh nọc độc lan rộng gây nguy hiểm tới mèo.

Cách xử lý khi mèo đau chân
Mèo đau chân do bị côn trùng đốt

Tìm hiểu thêm:

2. Cách xử lý khi mèo đau chân

Với mèo bị đau chân thì tốt nhất bạn nên đưa tới bác sĩ thú y thăm khám xem tình trạng như thế nào. Sau đó mới có phác đồ điều trị hiệu quả, không nên để nhà để mèo nặng thêm. Các cách thức bác sĩ áp dụng xác định tình trạng ở mèo: 

  • Xét nghiệm cả máu, nước tiểu
  • Chụp X – quang
  • Chụp CT và MRI
  • Thực hiện sinh thiết chất lỏng cột sống

Các cách điều trị

  • Chấn thương không quá nặng: Bác sĩ thường kê đơn chống viêm, giảm đau, dùng biện pháp giảm áp dụng lên chân sau
  • Nhiễm trùng, có vết thương: Dùng thuốc kháng sinh, các liệu pháp can thiệp khác
  • Côn trùng đốt: Thủ thuật lấy nọc độc, dùng thuốc điều trị
  • Gãy xương chân: Bó bột định hình chân và dùng thuốc
  • Bị bỏng nhiệt hoặc dính hóa chất: Phải xử lý gấp và băng lại vết thương để tránh tác nhân bên ngoài làm viêm nhiễm.
  • Có máu đọng, tổn thương nặng: Phẫu thuật khắc phục vấn đề và dưỡng cho sức khỏe phục hồi.
FAQ về mèo bị đau chân
Mèo đau chân nặng cần được đi bác sĩ điều trị

3. FAQ về mèo bị đau chân

Nhiều người hay thắc mắc vấn đề mèo đau chân, bạn có thể tham khảo thêm các giải đáp bên dưới:

Mèo bị đau chân có tự lành được không?

Thông thường là không. Nếu mèo đau chân nhiều ngày có thể đã gặp rắc rối, bị bệnh cần phải gặp bác sĩ và điều trị mới khỏi được. Có thể dùng biện pháp giảm áp lực, uống thuốc là nhẹ, còn nặng hơn phải can thiệp.

Phòng ngừa mèo đau chân

Bạn muốn tìm cách phòng ngừa mèo bị đau chân thì phải kiểm soát và dạy dỗ mèo cẩn thận. Cụ thể như:
– Chích ngừa đủ các loại vắc xin cần thiết
– Hạn chế cho mèo đi lang thang ra khỏi nhà nhiều
– Đóng cửa cẩn thận nhà để hạn chế mèo rơi từ trên xuống
– Cung cấp đủ thức ăn để mèo no không còn đi lang thang tìm đồ
– Cho mèo đi thăm khám bác sĩ 3 tháng/ 1 lần để kiểm tra sức khỏe.

Mèo bị đau chân có hay bỏ ăn?

Có. Thường khi mèo đau chân do các nguyên do chấn thương, bị bệnh cho nên cơ thể mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn. Mèo bị đau sẽ đi lại khó khăn hoặc nằm một chỗ, khi đó chủ nuôi mèo  nên tìm biện pháp để kích thích mèo ăn uống. Như vậy mới cung cấp dưỡng chất cho sức khỏe của mèo đảm bảo.

Những thông tin này cung cấp cho những ai quan tâm biết rõ hơn về tình trạng mèo bị đau chân do đâu, phải làm như thế nào. Chăm sóc mèo cưng muốn chúng khỏe mạnh thì chắc chắn phải chú ý và cần tới bác sĩ thú y khi cần.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

━ Các vấn đề về sức khỏe ở Mèo

━ Mèo có thể ăn gì?

━ Cách chăm sóc mèo con