Mèo bị Táo Bón: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị – Uống thuốc gì?

- Quảng Cáo -

Tình trạng mèo bị táo bón không còn hiếm gặp với nhiều nguyên do khác nhau trong cuộc sống gây nên. Chủ nuôi mèo thấy chúng khó chịu cũng lấn cấn tìm cách xử lý để giúp chúng có được sinh hoạt bình ổn trở lại. Vì vậy trong bài viết dưới đây sẽ có chia sẻ chi tiết về căn bệnh này.

Nguyên nhân mèo táo bón

Mèo bị táo bón chắc chắn là có nguyên nhân gây ra tình trạng này khiến cho chủ nuôi lo lắng và thương cho chúng. Cùng tìm hiểu rõ các nguyên do để xử lý giúp chúng:

  • Do chế độ ăn uống của mèo thiếu cân bằng, chúng ăn ít rau xanh, hoa quả, uống ít nước
  • Do mèo chuyển nơi ở mới hoặc căng thẳng nên nhịn đi vệ sinh lâu dần bị táo bón. Xung quanh môi trường sống của mèo có mối đe dọa, quá ồn ào hoặc có loài động vật hung dữ như chó khiến mèo không dám di chuyển nhiều.
  • Mèo đang có vấn đề về sức khỏe như lo lắng, trầm cảm, bị viêm ruột, dị ứng, rối loạn tiêu hóa gây táo bón
  • Mèo mắc bệnh mãn tính như thận, tiểu đường, cường giáp cũng khiến cho mèo gặp vấn đề về tiêu hóa
  • Phần túi hậu môn của mèo bị thương, rách nên chúng đau không đi vệ sinh,…
Mèo bị táo bón do ăn uống thiếu cân bằng

Dấu hiệu mèo bị táo bón

Khi mèo táo bón sẽ có những dấu hiệu từ nhẹ cho tới nặng, chỉ cần bạn quan sát có thể phát hiện ra để điều trị cho chúng. Không nên để quá lâu tình trạng táo bón dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường ruột, hậu môn để lại các di chứng về sau. Cụ thể các dấu hiệu được nêu như bên dưới đây: 

Mèo đi nặng mãi không được
  • Mèo đi nặng ra phân cứng, khô, vón cục
  • Mèo đi vệ sinh lâu, cong người đau đớn, thậm chí mèo kêu lên vì đau
  • Mèo đi vệ sinh ra phân có máu
  • Mèo chán ăn, mệt mỏi, đau bụng
  • Mèo không hứng thú uống nước
  • Mèo nôn mửa nhiều lần trong ngày
  • Khó nhảy lên cao hoặc hay bị ngã
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển
  • Mèo lẩn trốn, mệt mỏi, không chơi đùa như mọi khi chỉ thích nằm yên một chỗ, gọi cũng không phản ứng…

Cách điều trị mèo táo bón

Chứng mèo bị bón này cần phải được điều trị đúng cách thì mới giúp chúng khỏi rồi khỏe mạnh lại bình thường. Việc điều trị cần đưa mèo tới phòng khám hoặc bệnh viện thú y để bác sĩ thăm khám rồi đưa liệu pháp phù hợp.

Thay đổi chế độ ăn uống cho mèo táo bón
  • Mèo bị táo bón cho uống thuốc gì? Mèo lâu ngày không đi nặng nên có thể bác sĩ cho uống thuốc xổ để sổ phân thải ra ngoài. 
  • Kê đơn thuốc để giúp mèo ổn định lại đường ruột, giúp mèo đi vệ sinh đều đặn
  • Hướng dẫn chủ nuôi giải quyết các nguyên nhân khiến mèo táo bón như để ổ mèo ra nơi yên tĩnh, tránh ra các động vật hung dữ. 
  • Tìm cách giúp mèo an thần, tránh lo lắng, buồn chán. Chịu khó cùng chơi với mèo khiến cho tâm trạng chúng vui vẻ, chịu chạy nhảy, chơi đùa
  • Mèo vận động thường xuyên cũng là một cách để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm nguy cơ bị táo bón và hỗ trợ điều trị táo bón
  • Điều chỉnh thức ăn cho mèo, đầy đủ rau xanh, củ quả, uống nhiều nước. Tạm thời hạn chế hạt khô vì thiếu nước trầm trọng
  • Cho mèo bổ sung Probiotics hỗ trợ cho sức khỏe đường ruột
  • Bạn có thể cân nhắc cho mèo uống Lactulose ngọt vớ dạng bột sử dụng để tăng tốc độ đi vệ sinh và làm cho phân mèo mềm hơn dễ ra hơn là quá cứng khiến mèo đau hậu môn
  • Mèo bị táo bón uống thuốc gì? Sử dụng thuốc đại tràng cho mèo để cải thiện các chứng bị rối loạn tiêu hóa, táo bón. Cụ thể như thuốc Miralax (PEG 3350), Laxatone, Colace (docusate),…
  • Mèo bị táo bón mãn tính, phình đại tràng không đáp ứng điều trị thì cần phải làm phẫu thuật bỏ đi phần ruột già bị hỏng 

FAQ việc mèo táo bón

Giải đáp các vấn đề xoay quanh việc mèo táo bón:

1. Cân nặng của mèo có ảnh hưởng táo bón?

Có. Y khoa đã chứng minh rằng cân nặng của mèo có ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cụ thể mèo tăng cân nhiều, béo phì khiến tình trạng viêm đường ruột, hoạt động tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả. Nhiều chất béo trong bụng cản trở việc phân di chuyển nên mèo hay bị táo bón.

2. Giúp mèo giảm căng thẳng đỡ táo bón làm sao?

Tình trạng mèo căng thẳng, lo lắng, sợ hãi lâu khiến chúng bị táo bón. Bạn có thể giảm tình trạng lo lắng, hoảng sợ của mèo bằng cách cho chúng dùng pheromone an thần (Feliway), chất bổ sung (Zylkene và Solliquin khá phổ biến), thảo mộc,… Hoặc dùng sản phẩm hỗ trợ tinh thần từ bác sĩ thú y.

3. Mèo táo bón 1-2 ngày có cần đi bác sĩ?

Mèo táo bón 1-2 ngày chưa phải là tình trạng báo động. Bạn có thể nhanh chóng thay đổi chế độ ăn nhiều rau xanh, cho uống nước, có thể sang ngày hôm sau chúng sẽ đi được bình thường.

Với toàn bộ thông tin giải đáp từ bài viết của my-pet.vn thì giờ mọi người chắc đã nắm rõ tình trạng mèo bị táo bón ra sao, cách điều trị như thế nào. Có rất nhiều tình trạng mà mèo dễ mắc phải, bạn cần phải biết để xử lý giúp chúng có cuộc sống được khỏe mạnh trở lại.

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn số lượng ngôi sao mà bạn muốn đánh giá!

Điểm trung bình 0 / 5. Tổng bình chọn 0

Hiện tại chưa có lượt bình chọn nào cho bài viết này! Hãy là người đầu tiên nhé!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây