Nấm Thỏ lây sang Người: Nguyên nhân, Cách phòng tránh và điều trị

Bệnh nấm ở thỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây nhiễm sang người chăm sóc. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người và nhiều biến chứng khác. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh nấm thỏ lây sang người cụ thể qua bài viết dưới đây. 

1. Nấm ở thỏ có lây sang người không?

Nấm da thỏ còn được gọi là nấm tai, đây là bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và rất khó chữa. Khi bị bệnh nấm da, lông của thỏ sẽ bị rụng, ngoài da bị biến dạng khiến thỏ chậm phát triển, gầy hoặc chết, thậm chí lây nhiễm sang người nuôi.     

Nấm thỏ có tốc độ lây nhiễm và phát triển nhanh, đặc biệt vào mùa mưa do nhiệt độ tăng cao. Bệnh nấm thỏ gây ảnh hưởng trong suốt các giai đoạn của thỏ và chủ yếu là thỏ đang bú mẹ hoặc sau thời gian cai sữa. 

Với thắc mắc bệnh nấm ở thỏ có lây sang người không? Câu trả lời là có. Trong quá trình chăm sóc con người hoàn toàn có thể bị lây bệnh nấm ở thỏ. Chính vì vậy để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh từ thỏ con người cần điều trị dứt điểm cho thỏ và có cách phòng tránh khi tiếp xúc với thú cưng. 

Nấm ở thỏ có lây sang người không?

2. Nguyên nhân gây bệnh nấm ở thỏ là gì?

Để có cách điều trị và phòng tránh nấm thỏ lây sang người hiệu quả, trước hết bạn cũng cần tìm hiểu xem nguyên nhân gây bệnh là gì nhé!

  • Do thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là miền Bắc vào mùa mưa phun và độ ẩm cao. Khi đó các loại vi khuẩn và virus sẽ phát triển mạnh mẽ và gây bệnh nấm da ở thỏ. 
  • Thỏ mắc bệnh nấm da do dụng cụ ăn uống và lồng nuôi không được vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh nấm da ở thỏ. 
  • Bệnh nấm da thỏ cũng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua những vết xước ở trên da. Trong thời gian đầu bạn sẽ thấy nổi các mụn nhỏ, sau đó mức độ lan rộng ra khắp cơ thể. 

Đó là nguyên nhân thỏ bị nấm, còn nấm thỏ lây sang người là trong quá trình chăm sóc (cho ăn, tắm…) con người lây nhiễm nấm từ thỏ và mắc bệnh. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện những mảng đỏ loang ở trên da tay, da mặt hoặc toàn thân. 

Nguyên nhân gây bệnh nấm ở thỏ là gì?

Tìm hiểu thêm:

3. Cách xử lý tình trạng nấm thỏ lây sang người

Khi bị nấm thỏ lây sang người trước hết cần kiêng tắm và sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm trong vòng 7 – 10 ngày. Có thể tắm gội nhưng phải sử dụng các loại thảo dược để đảm bảo an toàn. Để xử lý tình trạng nấm lây từ thỏ, bạn có thể dùng lá trầu không sát trực tiếp lên vị trí bị nấm. Hoặc đun với nước rồi bôi lên vị trí da nhiễm nấm. 

Sau đó, sử dụng các loại kem bôi trị nấm thoa đều lên da 1 – 2 lần/ngày. Tốt nhất nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất. Lưu ý nên kiên trì áp dụng, tùy theo cơ địa của từng người mà thời gian khỏi nấm từ 5 – 10 ngày. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trị nấm bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

Cách xử lý tình trạng nấm thỏ lây sang người

4. Cách phòng tránh nấm thỏ lây sang người 

Khi chăm sóc thỏ cần đeo găng tay và tránh ôm ấp trong thời gian điều trị, như vậy sẽ tránh lây bệnh từ thỏ. Bên cạnh đó cần có cách phòng tránh bệnh cho thỏ để tránh lây nhiễm chéo trở lại. Mypet sẽ bật mí với bạn cách phòng tránh bệnh nấm hiệu quả cho thỏ dưới đây:

  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ máng ăn, không cho thỏ ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc mốc. 
  • Chuồng trại cần thông thoáng, dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên và phun thuốc sát trùng định kỳ 1 tuần/lần. 
  • Đối với thỏ mới mua về cần cách ly khoảng 1 – 2 tuần trước khi tiếp xúc với đàn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh nấm thỏ lây sang người an toàn, hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn sớm có cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh tốt nhất.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây