Tại sao Mèo hay cắn tay chủ? Cách dạy mèo không cắn vào tay chủ

Đối với việc nuôi mèo luôn phải cẩn trọng bởi bất kỳ hành động nào của chúng. Điển hình như việc mèo hay có thói quen cắn người. Vậy tại sao mèo hay cắn tay chủ, nguyên nhân do đâu? Phải dạy mèo không được cắn chủ như thế nào? Đối với những câu hỏi này sẽ được my-pet.vn chia sẻ thông tin cụ thể bên dưới.

1. Tại sao Mèo hay cắn tay chủ?

Tình trạng mèo hay cắn tay chủ khá phổ biến, dôi khi là đùa nghịch với nhau nhưng cũng có trường hợp là cắn thật. Nếu cắn nhẹ chỉ hơi rát nhưng nếu cắn nặng sẽ chảy máu, thậm chí bị mưng mủ. Vì vậy việc tìm hiểu lý do này thực sự quan trọng. Dưới đây là tổng hợp các nguyên do tại sao mèo hay cắn:

1.1. Mèo cắn tay khi chủ sờ vào vùng cấm

Mèo đôi khi cũng khó ở và có những vùng cấm không muốn cho bất cứ ai đụng vào đó. Cụ thể như chân sau, móng, ngực, khi tay chủ đụng hoặc chạm mạnh vào vùng đó khiến chúng giật mình, khó chịu nên phản xạ cắn vào tay chủ. Đây là một bản năng tự vệ của loài mèo, đôi khi chúng cũng không chủ đích.

1.2. Vì đùa nghịch

Tại sao mèo thích cắn tay chủ? Mèo thích cắn vào tay cũng đơn giản vì đó là hành động chúng đùa nghịch, quá thích thú với chủ của mình. Cắn nhẹ cũng là hành vi thể hiện tình cảm, bộc lộ cảm xúc. 

Tại sao Mèo hay cắn tay chủ? 
Mèo cắn tay chủ vì đùa nghịch

1.3. Phát ra tiếng động mèo ghét và sợ

Tại sao mèo hay cắn tay chủ, có thể xung quanh nơi mèo ở hoặc đang hoạt động phát ra tiếng động lớn khiến mèo ghét và sợ. Lúc đó chúng lập tức bị giật mình, hoảng sợ nên cắt liền vào tay chủ đang ở gần chúng. Chúng trở nên cáu bẳn, khó tính và cũng hung dữ hơn bình thường. Một số tiếng ồn như tiếng máy xay, máy hút bụi, tiếng chó sủa, tiếng máy sấy tóc…

1.4. Mèo chuyển tới nơi lạ hoặc gặp người lạ

Khi bạn đưa mèo tới nơi khác chơi hoặc ở, trong gia đình đón khách lạ vào chơi và ra chỗ nó chơi. Lúc này thì mèo có phản ứng chạy trốn khỏi những người và nơi khiến chúng sợ. Khi chủ tìm, bắt chúng lại thì phản ứng chúng sẽ cắn vào tay, thể hiện tâm lý lo sợ, bất ổn và lẩn trốn.

1.5. Mèo bị thương hoặc bị ốm

Khi mèo bị thương vị trí nào trên cơ thể mà bạn không biết, mèo bị ốm rất mệt. Bạn chạm vào người chúng, đùa nghịch không đúng lúc khiến chúng cáu và hung dữ. Chúng cắn vào tay khi đụng vào chỗ đau hoặc khiến chúng mệt mỏi khi đang uể oải, tình trạng sức khỏe không được ổn.

2. Cách dạy mèo không cắn vào tay chủ

Mèo cắn vào tay chủ nếu bạn nghĩ đó là hành động đùa thì chỉ là cắn nhẹ vờn. Nhưng nếu cắn thật, cắn mạnh, cắn bất chợt thì không còn là câu chuyện đùa nghịch. Lúc này bạn cần phải dạy dỗ lại chúng ngoan ngoãn hơn và bỏ đi hành động cắn vào tay chủ. Cách dạy mèo không cắn tay chủ:

2.1. Không dùng tay đùa với mèo

Từ khi mèo còn nhỏ thì bạn cũng không nên dùng tay để trực tiếp đùa với chúng. Mèo hay có thói quen quấn lấy chủ, dùng chân giữ và ngoạm tay của chủ để chơi đùa thể hiện sự yêu quý. Nhưng cho tới khi mèo thay răng vĩnh viễn sắc tới thì việc cắn tay sẽ khiến chủ đau nên đừng cho chúng đùa tay mình.

Bạn nên dùng dụng cụ để chơi đùa với mèo như dạng cần câu nhử mồi. Dụng cụ này tạo sự thoải mái, vui vẻ cho mèo mà lại an toàn với bàn tay của chủ hơn. Chúng chơi quen cũng không có thói quen xấu. 

2.2. Trị mèo ngứa răng

Mèo hay có thói quen gặm, cắn, nhất là khi chúng mọc răng, thay răng. Do vậy bạn nên cung cấp cho chúng trụ cào móng mèo, đồ chơi như chuột giả, thú nhồi bông. Những đồ chơi này giúp chúng mài vuốt, cào thoải mái, thỏa sức cắn mà không lo ảnh hưởng tới mình. 

Cách dạy mèo không cắn vào tay chủ
Trị mèo thói quen ngứa răng cắn

Tìm hiểu thêm:

2.3. Điều chỉnh hành vi mèo hay cắn

Nếu như bạn thấy mèo có thói quen hay cắn thì hãy kêu lên khiến chúng chú ý. Nếu chúng cắn tay chủ hoặc cắn lung tung thì hãy quát hô to “Không được”. Dạy bảo cẩn thận khiến chúng sợ khi biết rằng không được thực hiện hành vi đó. Từ sau chúng không thực hiện việc cắn tay, cắn đồ khiến chủ giận.

Không cần thiết phải ném đồ hoặc đánh mắng chúng khiến chúng sợ. Đôi khi chỉ là bản năng giống loài hoặc chúng đang ngứa răng. Cho nên nếu phạt nặng khiến chúng hoảng và ảnh hưởng tâm lý.

2.4. Để mèo nhìn rõ hậu quả việc cắn

Khi bạn bị mèo cắn tay bạn hãy cho chúng thấy hậu quả vết cắn đó, bạn thể hiện thái độ buồn bã và không vui. Mèo có cảm nhận, chúng sẽ hiểu được hành động đó là không tốt và từ sau không nên thực hiện.

Nếu mèo cắn chủ liên tục hãy nhốt chúng vào lồng để chúng bình tĩnh kiểm điểm lại hành vi. Bởi không thể dễ dàng với thói quen không tốt và chúng không hề hối lỗi thay đổi.

Để mèo nhìn rõ hậu quả việc cắn
Để mèo nhìn rõ hậu quả bị cắn

3. FAQ về việc dạy mèo không cắn tay chủ

Cùng điểm qua các thắc mắc xoay quanh việc mèo cắn tay chủ:

Mèo cắn chủ xước da, chảy máu phải làm sao?

Bị mèo cắn bị thương thì bạn nên rửa vết thương dưới nước, cho xà phòng vào nhanh chóng. Có thể dùng kem kháng sinh Neosporin và lấy băng gạc ý băng bó lại tránh bị nhiễm trùng.

Chỗ mèo cắn sưng đỏ gây sốt thì sau?

Khi vết thương mèo cắn sưng tấy, bạn bị sốt thì nhanh chóng đi bệnh viện khám. Có thể bạn bị nhiễm trùng hoặc gặp vấn đề bất thường nào đó.

Mèo chưa tiêm phòng cắn thì sao?

Nếu mèo nhà bạn chưa kịp tiêm phòng cắn thì bạn nên đi bác sĩ để kiểm tra và sử dụng các biện pháp phù hợp ngừa bệnh.

Như vậy câu hỏi tại sao mèo hay cắn tay chủ đã được My Pet giải đáp chi tiết trong bài viết. Giờ thì bạn hãy nghiêm khắc ngay từ đầu để chúng bỏ thói quen này, tránh bị thương nếu khi nào đó chúng quá đà.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

━ Các vấn đề về sức khỏe ở Mèo

━ Mèo có thể ăn gì?

━ Cách chăm sóc mèo con