Thỏ bị rụng lông: Nguyên nhân và cách xử lý

Thỏ bị rụng lông là tình trạng thường gặp khi nuôi thỏ, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thỏ. Vậy nguyên nhân thỏ bị rụng lông là gì và cách xử lý như thế nào hiệu quả? Cùng Mypet đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết sau nhé!

1. Nguyên nhân thỏ bị rụng lông là gì? 

Thỏ bị rụng lông do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và khi nắm rõ được tại sao thỏ lại gặp tình trạng này sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến thỏ rụng lông: 

1.1. Mùa rụng 

Thỏ rụng lông là hiện tượng hoàn toàn bình thường nếu vào mùa thay lông và bạn thấy chúng khỏe mạnh. Mỗi năm thỏ sẽ có tất cả 4 đợt rụng lông, kéo dài từ vài tuần/lần. Vì vậy nếu thấy thỏ rụng lông nhưng bộ lông vẫn không có sự thay đổi quá nhiều thì không cần phải lo lắng. 

1.2. Do tuổi già 

Khi thỏ được khoảng 6 – 8 tuổi lông sẽ mỏng hơn, đặc biệt là vị trí ở tai, mũi và mắt. Một số trường hợp thỏ sẽ bị hói và lông không mọc lại. Trong trường hợp này bạn cũng nên cho thỏ đi khám thú y xem có chính xác do tuổi tác không nhé. 

1.3. Mắc các bệnh ngoài da

Nguyên nhân thỏ bị rụng lông cũng có thể do mắc các bệnh ngoài da. Trong đó phải kể tới bệnh hắc lào, là bệnh nhiễm trùng do nấm gây nên với triệu chứng thỏ rụng lông và đóng vảy. Thỏ có thể bị hắc lào do lây từ mèo, chó hoặc các loài động vật khác. Mặc dù bệnh không nguy hiểm, nhưng khiến thỏ cảm thấy khó chịu và đau đớn. 

Bệnh ngoài da khác thường gặp ở thỏ đó là giang mai hoặc mụn cóc. Bạn sẽ thấy thỏ xuất hiện các vết sưng và nhiễm trùng ở trên da. Nguyên nhân thường gặp khác khiến thỏ rụng lông khác là do tuyến giáp mất cân bằng. 

1.4. Ký sinh trùng 

Thỏ bị rụng lông cũng có thể do các loại ký sinh trùng gây nên như bọ ve tai hoặc bọ chét. Ngoài ra, còn phải kể tới bệnh Flystrike hoặc ve chuột, con chấy hay ve bụi. Khi nhiễm các loại ký sinh trùng này bạn sẽ thấy trên da của thỏ xuất hiện các vết xước ở quanh tai. Lông mũi, miệng, quanh mắt và cẳng chân rụng, tạo ra các lớp vảy ở xung quanh.

Nguyên nhân thỏ bị rụng lông là gì?

Ngoài ra còn phải kể tới những nguyên nhân gây rụng lông ở thỏ thường gặp khác như:  

  • Lông bị ướt: Nếu lông thỏ bị ướt trong thời gian dài sẽ dễ bị rụng lông kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ hoặc nhiễm vi khuẩn. Nguyên nhân có thể do môi trường nước bị rò rỉ, dính nước tiểu hoặc thỏ có diềm cổ lớn. 
  • Thỏ quá lo lắng: Khi thỏ bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ tự chải lông để an ủi mình. Điều này về lâu dài sẽ khiến lông thỏ bị rụng và xuất hiện các mảng hói. 
  • Mang thai: Thỏ mang thai thường nhổ lông ở ngực và diềm ngực để lót ổ. Vì vậy, khi thỏ mang thai bạn sẽ thấy xuất hiện vùng lông bị hói.
Cách xử lý thỏ bị rụng lông an toàn và hiệu quả

Tìm hiểu thêm:

2. Cách xử lý thỏ bị rụng lông an toàn và hiệu quả 

Cách xử lý thỏ bị rụng lông còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Cùng Mypet tìm hiểu cụ thể dưới đây: 

  • Do ký sinh trùng: Trong trường hợp này cần dùng thuốc trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y. 
  • Vấn đề về nha khoa: Trong trường hợp xuất hiện các chồi răng hàm, cần tiến hành mài răng nhẵn hoặc điều trị nhiễm trùng răng trong trường hợp nặng. 
  • Rối loạn đường tiết niệu: Được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh, tiêm dung dịch dưới da hoặc sỏi bàng quang. Trong trường hợp nặng cần tiến hành cắt bỏ. 
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Cạo sạch lông và dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thú y. 
  • Thỏ mang thai giả: Nếu thỏ bị rụng lông nhiều do mang thai giả cần giải quyết bằng cách triệt sản cho thỏ. 
  • Lông thỏ bị ướt: Điều trị các bệnh về viêm kết mạc, bàng quang, bệnh về viêm khớp và thay đổi chế độ ăn uống khoa học cho thỏ. 
  • Thỏ chải chuốt nhiều: Cần xây dựng không gian rộng rãi và thoải mái cho thỏ vui chơi, chạy nhảy.
  • Thỏ bị áp xe: Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ áp xe.   
Cách phục hồi thỏ bị rụng lông thế nào?

3. Cách phục hồi thỏ bị rụng lông thế nào?

  • Xây dựng môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ giúp thỏ thoải mái, tránh căng thẳng. 
  • Không nên nuôi số lượng lớn cùng một không gian. 
  • Cho thỏ uống nước sạch, đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch và chế độ ăn uống lành mạnh. 
  • Thường xuyên chải lông cho thỏ và đi khám sức khỏe định kỳ. 

Khi nắm rõ được những nguyên nhân thỏ bị rụng lông là gì sẽ giúp bạn có cách xử lý an toàn và đảm bảo hiệu quả. Nếu áp dụng những cách chữa ở trên mà tình trạng rụng lông không cải thiện, bạn hãy đưa thú cưng đi khám bác sĩ thú y để được chỉ định cụ thể nhé!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây