Cách phơi nắng cho Rùa: Trong bao lâu và những lưu ý

Phơi nắng là việc làm rất cần thiết khi nuôi rùa cảnh để hấp thụ vitamin D cần thiết cho sự phát triển. Vậy cách phơi nắng cho rùa như thế nào? Trong bao lâu là đủ và cần lưu ý những gì? Cùng tham khảo cụ thể qua bài viết sau.

Lợi ích khi phơi nắng cho rùa

Khi rùa không được phơi nắng đầy đủ sẽ rất dễ mắc các bệnh như: Thiếu canxi, bị nấm, tiêu hoá kém, thối yếm, thối mai, mai không sáng bóng và rùa không được khoẻ mạnh. Cụ thể: 

– Thiếu canxi: Khi không được phơi nắng đầy đủ rùa sẽ bị thiếu canxi dẫn tới tứ chi yếu và còi cọc. Khi đó rùa sẽ bị khó khăn mỗi khi di chuyển và lâu ngày sẽ bị liệt.

– Bị nấm: Rùa không du được phơi nắng sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công da và mai gây nấm.

– Tiêu hoá kém: Những con rùa được phơi nắng đầy đủ cũng sẽ có hệ tiêu hoá tốt hơn.

– Thối yếm: Khi không phơi nắng đủ bạn sẽ thấy yếm hoặc mai của rùa mềm và chảy nước mùi hôi kèm theo những vết máu loang lổ.

– Mai rùa không được sáng bóng: Khi rùa được phơi nắng thường xuyên sẽ có mai rùa luôn chắc khỏe và sáng bóng.

– Lanh lợi và hoạt bát: Ánh nắng mặt trời có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của rùa, không chỉ phòng tránh bệnh tật mà còn giúp rùa luôn khoẻ mạnh.

Cách phơi nắng cho rùa nước

Rùa nước hay bất kỳ loài rùa nào cũng cần được phơi nắng, đây là việc làm rất cần thiết và quan trọng khi nuôi rùa cảnh. Vì khi nuôi rùa thường nhốt trong bể hoặc chuồng sẽ không cung cấp đủ nắng, ngay cả khi chiếu đèn UVA và UVB bổ sung, thì vẫn cần cho rùa tắm nắng đầy đủ. Tần suất lý tưởng nhất tắm nắng cho rùa là 2 – 3 lần/tuần.

Khi phơi nắng cho rùa cần lưu ý đây là loài động vật máu lạnh, do đó chỉ cần tiếp xúc với nắng ấm là rùa đã cảm thấy dễ chịu. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho rùa là:

– Sáng: Từ 7h – 9h30

– Chiều: 4h – 5h

Khi phơi nắng cho rùa bạn lưu ý không nên đặt lên nhựa đường hay xi măng, vì sẽ dẫn nhiệt cao và khiến rùa bị bỏng. Cần đảm bảo vị trí phơi nắng cho rùa đảm bảo an toàn và tốt nhất nên phơi nắng ở sân trong nhà. Nếu cho rùa phơi nắng ngoài nơi công cộng cần tránh để những con vật khác tấn công như chó, mèo. Trong suốt thời gian tắm nắng cho rùa cần luôn quan sát.

Rùa phát triển tốt ở nhiệt độ từ 28 – 31 độ C, do đó khi tắm nắng cho rùa cần đảm bảo nếu trên 32 độ C cần áp dụng các biện pháp làm mát như: Thêm hoa sen nổi ở trong bể rùa, thiết lập lưới che bóng ở trên cao giúp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Bạn cũng có thể thiết kế đảo nhân tạo cho rùa tắm nắng như: Sỏi, đá, gỗ cục… Lưu ý nguyên liệu phải được sắp xếp gọn gàng cho rùa leo treo và chắc chắn. 

Nếu cho rùa con tắm nên dải đá dăm một lớp trong khay để tạo đất liền nhân tạo. Có thể thiết kế thành máng leo cho rùa bám mua tại cửa hàng thú cưng. Nếu sử dụng vật liệu như đá cuội, đá tảng cần đảm bảo an toàn cho rùa khi di chuyển.

Phơi nắng cho rùa bao lâu là đủ?

Vậy phơi nắng cho rùa bao lâu là đủ? Thời gian lý tưởng nhất để phơi nắng cho rùa là từ 15 đến 30 phút/lần. Tần suất tốt nhất để phơi nắng cho rùa là 2 – 3 lần mỗi tuần.

Những lưu ý khi phơi nắng cho rùa nước

Để phơi nắng cho rùa hiệu quả, bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:

– Không nên cho rùa phơi ngoài nắng quá lâu, vì sẽ khiến rùa bị sốc nhiệt, cảm nắng, sùi bọt mép hoặc say nắng.

– Tránh cho rùa phơi nắng vào buổi trưa nắng, lúc này tia nắng sẽ gây ảnh hưởng tới rùa.

– Tuyệt đối không tắm cho rùa ngay sau khi phơi ngoài trời nắng, vì như vậy rùa sẽ bị sốc nhiệt.

Như vậy là bạn đã biết cách phơi nắng cho rùa trong bao lâu và những lưu ý cần biết khi chăm sóc rùa rồi chứ? Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có cách nuôi rùa cảnh một cách hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây