Hướng dẫn cách nuôi rùa nước làm cảnh trong nhà luôn khỏe, sống lâu

Nuôi rùa cảnh, rùa nước ngọt hay bất kỳ loài rùa nước nào cũng vậy cần có những kỹ thuật nuôi sao cho đúng cách và hiệu quả. Nếu như bạn đang có ý định  nuôi rùa cảnh, nhưng vẫn chưa biết cách chăm sóc như thế nào, thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu đôi nét về loài rùa nước

Rùa nước là loài không tự cân bằng được nhiệt độ của cơ thể, vì đây là loài rùa dạng lạnh và cần nhiệt độ môi trường để cân bằng. Rùa nước không thích hợp sống ở nhiệt độ quá lạnh hay quá ấm. Do đó, rùa nước sẽ tìm đến những nơi có nhiệt độ phù hợp để sinh sống. 

Nếu rùa ngủ đông có nghĩa là không có bất kỳ môi trường nào đáp ứng được nhu cầu sống của chúng. Sau thời gian ngủ đông rùa nước sẽ tự khởi động lại và tìm vị trí có môi trường sống phù hợp.

Chuẩn bị chuồng để nuôi rùa nước 

Cách nuôi rùa nước bạn nên lựa chọn loại chuồng phù hợp với rùa. Rùa nước có kích thước khá nhỏ khoảng 5 – 40cm, do đó bạn nên chuẩn bị chuồng đủ thoải mái cho rùa di chuyển. Thông thường chuồng nuôi rùa nước có chiều dài gấp 4 – 5 lần so với kích thước của chúng. Khi đảm bảo được kích thước chuồng này sẽ giúp rùa thoải mái di chuyển và có môi trường sống thoải mái.

Khi setup chuồng nuôi rùa xong bạn chuẩn bị nước đảm bảo môi trường sống của rùa. Nước nuôi rùa cần có độ ngập cao 3 – 4 lần so với kích thước của rùa và cần không có clo.

Yếu tố tiếp theo là nhiệt độ và môi trường nuôi rùa nước. Nhiệt độ thích hợp để nuôi rùa cảnh từ 24 – 30 độ C. Với từng loại rùa sẽ thích hợp với từng môi trường sống, do đó khi mua rùa bạn nên hỏi người bán về loại nước nuôi rùa.

Trong bể nuôi rùa nước cần có khu vực cạn để rùa phơi nắng. Có thể thiết kế bằng nhà nổi hay bến thuyền cho rùa. Những phụ kiện này bạn có thể mua tại các cửa hàng bán phụ kiện cảnh cho thú cưng.

Bể nuôi rùa nước nên chuẩn bị thiết bị lọc nước, đèn UVB, nhiệt kế, đèn sưởi, thiết bị sưởi ấm, cây thủy sinh, lót nền. Bên cạnh đó cần thay nước trong bể thật sạch sẽ mỗi tuần hoặc thay 20% nước/tuần.

Thức ăn cho rùa nước 

Cách nuôi rùa nước ngọt bạn cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn thức ăn cho rùa sao cho phù hợp. Rùa nước là loài ăn tạp, bạn có thể cho chúng ăn đa dạng nhiều loại thức ăn như: Thịt động vật, thực vật… Khi nuôi rùa nước làm cảnh thường cho ăn các loại: Tép, ốc, thịt, tôm, cá, dế, trái cây, rau xanh và thức ăn viên bán tại cửa hàng thú cưng. 

Những sai lầm thường gặp khi nuôi rùa nước cảnh

  • Lỗi khi thay nước: Không nên thay nước quá nhiều lần trong ngày, vì sẽ khiến rùa không thích nghi kịp với sự thay đổi của nhiệt độ và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó tốt nhất chỉ nên thay nước 2 ngày/lần và đảm bảo nước được lọc sạch sẽ.
  • Lỗi khi cho rùa ăn: Tránh cho rùa chỉ ăn một loại thức ăn kéo dài. Nên đa dạng nhiều nguồn thức ăn cho rùa và cung cấp các loại vitamin trong khẩu phần ăn của rùa. Tốt nhất nên cho rùa ăn sau 20 phút/lần. Không nên cho thức ăn thừa của rùa vào tủ lạnh và ăn lại lần sau sẽ khiến thức ăn kém chất lượng. Đối với thức ăn khô cho rùa nên ăn với khẩu phần ít, vì khi ngâm với nước sẽ nở ra nhiều.
  • Lỗi về môi trường sống của rùa: Nước trong bể không được quá sâu sẽ khiến rùa khó khăn khi bơi. Không nên để đá vôi hay xi măng vào trong bể nuôi rùa vì có chứa độ pH. Không nên để rùa sống dài ngày mà không có ánh nắng mặt trời và nếu không có cần thay thế bằng đèn UVB.
  • Cách điều trị các bệnh khi nuôi rùa cảnh: Khi thấy rùa bị bệnh không nên rắc muối hay dùng muối, cồn vì sẽ khiến cho các tế bào xung quanh rùa bị mất nước hoặc thậm chí hoại tử. Trong trường hợp thấy rùa cảnh bị thương bạn nên dùng nước sạch hay bột khô để vệ sinh sạch sẽ vị trí rùa bị tổn thương.

Trên đây là cách nuôi rùa nước cảnh đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nuôi rùa nước phát triển khỏe mạnh nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây