Nuôi rùa có bị phạt không? Nuôi loài rùa nào sẽ bị phạt?

Nuôi rùa cảnh là sở thích của nhiều người hiện nay, tuy nhiên không phải loài rùa nào cũng được phép nuôi theo đúng quy định của pháp luật. Vậy nuôi rùa có bị phạt không? Nuôi loài rùa nào sẽ bị phạt? Việt Animal sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn qua bài viết sau.

Nuôi rùa có bị phạt không?

Với câu hỏi nuôi rùa có bị phạt không, câu trả lời là bạn có thể nuôi rùa tuy nhiên loài rùa đó phải nằm trong danh sách được phép nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu nuôi loài rùa bị cấm (không trong danh sách được phép) bạn sẽ bị phạt hành chính hoặc phạt tù tùy theo từng mức độ.

Chính vì vậy khi có ý định nuôi rùa cảnh bạn nên tìm hiểu xem loài rùa nào được phép và không được phép nuôi. Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý rằng, nuôi rùa cảnh sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ về nhiễm khuẩn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Bên cạnh đó, một số loài rùa ngoại lai bị cấm nuôi tại Việt Nam, vì sẽ có nguy cơ phá vỡ môi trường sinh thái.

Nuôi những loài rùa nào sẽ bị phạt?

Vậy những loài rùa nào khi nuôi sẽ bị phạt theo quy định? Cùng Việt Animal tìm hiểu danh sách các loài rùa bị cấm nuôi tại Việt Nam dưới đây:

Rùa tai đỏ

Nuôi, buôn bán hay nhân giống các loài vật ngoại lai tại Việt Nam, đặc biệt là những loài gây hại như rùa tai đỏ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt tài chính. 

Rùa tai đỏ là loài thuộc bộ rùa được phân bố tại khu vực Bắc Mỹ. Loài rùa này có kích thước khá nhỏ khoảng 20 – 25cm, trên cổ và lưng của rùa có những mảng đỏ, trên mai rùa có sọc màu vàng cam. Rùa tai đỏ có khả năng thích nghi cao, đặc biệt nơi có khí hậu ấm áp và đầm lầy. Nếu rùa tai đỏ sinh sống ngoài môi trường thiên nhiên sẽ đe dọa các loài bản địa. 

Đặc biệt, rùa tai đỏ có chứa vi khuẩn Salmonella gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi nhiễm vào thức ăn. Trước sự xâm hại của rùa tai đỏ, chúng được liệt vào danh sách 2-6 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Vì vậy không nên nuôi rùa tai đỏ.

Rùa hộp trán vàng  

Rùa hộp trán vàng là loài rùa cấm nuôi ở Việt Nam và nếu nuôi hoặc tiêu thụ loài rùa này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Rùa hộp trán vàng g có kích thước khá nhỏ, khoảng 10 – 15cm. Loài rùa này có màu sắc khá rõ rệt, bụng có màu vàng tươi và lưng màu đen. Điều đặc biệt về loài rùa này đó là có trán màu vàng rất đẹp. Trọng lượng rùa hộp trán vàng khoảng 100 – 300g, tuổi thọ lên tới 20 – 25 năm. Môi trường sống của rùa hộp trán vàng là sông, hồ và ao.

Rùa đầu to

Rùa đầu to thuộc lớp bò sát trong danh mục loài quý hiếm và cần được bảo vệ theo quy định 64/2019/NĐ-CP của pháp luật. Đặc điểm nổi bật nhất của loài rùa này đó chính là có đầu rất to. Rùa đầu to thường sống phân bố đều tại cả 3 miền Bắc – Trung – Nam ở nước ta. Với phần đầu to quá khổ, đuôi dài giống như đuôi chuột và có hàm nhìn giống mỏ vẹt. Rùa đầu to thường sống ở khu ven suối trong rừng hoặc nơi có nước chảy chậm. Vào ban ngày rùa đầu to thường leo trên các tảng đá để phơi nắng bên suối và tìm mồi.

Đó là những loài rùa sẽ bị phạt nếu nuôi tại Việt Nam. Ngoài ra, khi nuôi bất kỳ loài rùa cảnh nào khác bạn cũng nên tìm hiểu xem loài rùa đó có được phép nuôi hay không. Lưu ý một số loài rùa được phép nuôi, nhưng chỉ áp dụng đối với những người đã có kinh nghiệm. Vì vậy, nếu có ý định nuôi những loài rùa này bạn cần hết sức lưu ý và tìm hiểu kỹ các quy định.

Khi biết được nuôi rùa có bị phạt không? Loài rùa nào bị cấm nuôi ở Việt Nam sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình loài rùa phù hợp nhất để nuôi làm cảnh và không bị phạt theo quy định của pháp luật.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây