Rắn có thích mùi sữa mẹ hay không?

Nhiều người cho rằng rắn thích mùi sữa mẹ, vì có nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh thấy rắn bò vào trong nhà, đặc biệt là vị trí giường ngủ. Vậy rắn có thích mùi sữa mẹ hay không? Thực hư thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau. 

Rắn có thích mùi sữa mẹ hay không?

Với câu hỏi rắn có thích mùi sữa mẹ hay không, thì câu trả lời là rắn không ngửi được vì vậy nói rắn thích mùi sữa mẹ là không đúng. Theo tiến sĩ Trường (phụ trách Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai) cho biết: Ở Việt Nam có khoảng 300 loài rắn, trong đó có 60 loài có chứa độc. Trong các loại rắn độc nhất phải kể tới: Rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia… Tuy nhiên các loài rắn này có khứu giác không phát triển và không thể ngửi được mùi, mắt của rắn cũng không phát triển. 

Vì rắn không thể ngửi được mùi, vì vậy nếu nói rắn có thể ngửi được mùi sữa là không hợp lý. Bên cạnh nhiều người cho rằng dùng cây lan tỏi, trồng củ kiệu, trồng sả để đuổi rắn là không, vì loài bò sát này không thể ngửi được. Rắn chủ yếu hoạt động về đêm, đối với loài cạp nong và cạp nia thường sống ở bụi rậm, khu vực dân cư nên rất dễ vào nhà. 

Tiến sĩ Trường cho biết thêm: Loài rắn cạp nong và cạp nia rất độc, chất độc nhanh phát tán gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, suy hô hấp và rất khó cứu nếu không có máy thở ở cạnh. Nếu bị hai loài rắn này cắn cần được cấp cứu sớm tại các cơ sở y tế trong vòng 3 giờ đầu bằng cách tiêm huyết thanh kháng độc và dùng máy trợ thở. 

Bị rắn cắn phải làm sao? 

Như vậy là bạn đã biết được rắn thích sữa mẹ có đúng không rồi chứ? Vậy nếu không may bị rắn cắn thì phải làm sao? Với từng loài rắn cắn sẽ có cách điều trị riêng và đều cứu được cần xác định được đúng loài rắn đã cắn. Khi đưa người bệnh tới các cơ sở y tế cần có cả con rắn đã cắn nạn nhân hoặc mô tả chi tiết để bác sĩ chọn loại huyết thanh phù hợp. 

Tiến sĩ Trường chia sẻ thêm, đa phần các trường bị rắn độc cắn nọc độc sẽ gây liệt cơ hoặc thậm chí là gây suy hô hấp, tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Trong một số trường hợp do người bệnh tới quá trễ hoặc áp dụng các phương pháp dân gian khiến người bệnh bị suy hô hấp sẽ rất khó có thể điều trị. Chính vì vậy, khi bị rắn độc cắn không được tự ý chữa mà cần đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.  

Lưu ý khi bị rắn cắn bạn không nên làm những việc sau:            

– Không nên chườm đá             

– Không được sử dụng các bài thuốc dân gian như đắp lá hoặc chữa mẹo. 

– Khi bị rắn cắn cần bắt hoặc giết rắn để được bác sĩ chữa trị phù hợp. 

– Tuyệt đối không được dán garo vì sẽ làm tắc nghẽn động mạch rất nguy hiểm.  

– Không nên trích rạch vị trí rắn cắn, vì sẽ gây tổn thương hoặc nhiễm trùng.  

Cách phòng tránh khi bị rắn cắn

Bản chất của rắn cũng giống như loài chuột và gián, chúng chỉ ăn thức ăn cũng như tìm kiếm nơi để trú ẩn. Nếu bị tấn công hoặc vô tình giẫm vào sẽ bị rắn cắn, vì vậy cần có cách để rắn cách xa khu vực sống của con người. Dưới đây là một số cách phòng tránh rắn cắn mà bạn có thể tham khảo: 

– Trong trường nhà có sân vườn cần kê gọn gàng tránh rắn ẩn nấp. 

– Đảm bảo cây cỏ trong vườn cắt tỉa thường xuyên để tránh sinh sống. 

– Nên bịt kín và kiểm tra những kẽ hở xung quanh nhà để rắn không bò vào nhà. 

– Lắp lỗ thông hơi và bịt kín hệ thống ống nước khi ra khỏi nhà để tránh rắn bò. 

– Nên để ý xem rắn có bò vào tường, lỗ hổng vào nhà hay không. 

– Có thể sử dụng thuốc đuổi rắn được bán nhiều trên thị trường. 

– Rắn thích ăn các loại động vật nhỏ và côn trùng, vì vậy bạn cần loại bỏ nguồn thức ăn của chúng, khi đó sẽ tránh rắn bò vào nhà. 

– Có thể trồng củ hành tây trong cốc nước giúp xua đuổi côn trùng và rắn. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được rắn có thích mùi sữa mẹ hay không? Qua đó bạn sẽ có cách xử lý cũng như phòng tránh rắn cắn hiệu quả nhất. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây