Rắn Lục Xanh: Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu?

Rắn Lục Xanh: Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu? Là những câu hỏi được nhiều người quan tâm về loài rắn có ngoại hình vô cùng nổi bật này. Cùng Việt Animal tìm hiểu cụ thể về loài rắn này qua bài viết sau nhé! 

Môi trường sống của rắn lục xanh

Tên khoa học của rắn lục xanh là Trimeresurus Stejnegeri, thuộc họ Crotalinae. Loài rắn này được tìm thấy lần đầu vào năm 1925 và chủ yếu sinh sống tại các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Việt Nam. 

Môi trường sống của rắn lục xanh là vùng núi cao khoảng 3000m so với mực nước biển. Rắn lục xanh thường sống trên những tán cây, dưới mặt đất và săn mồi chủ yếu về đêm. Ở vùng núi sâu rắn lục xanh sống tại các khe nước có thác chảy. 

Đặc điểm nhận biết rắn lục xanh 

Sở dĩ được gọi là rắn lục xanh vì loài rắn này có màu sắc nổi bật đó là xanh. Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết loài rắn này: 

– Thân của rắn lục xanh dài từ đầu tới đuôi và bao phủ lớp vảy màu xanh lá cây. 

– Bụng rắn lục xanh có màu xanh pha với vàng hoặc xanh nhạt. 

– Kích thước thân và bụng của rắn lục xanh khá tròn, nhỏ dần về đầu và đuôi. 

– Đầu rắn lục xanh có hình tam giác và được thể hiện rất rõ giữa cổ và đầu. 

– Cổ rắn lục xanh nhỏ và to dần từ cổ tới giữa thân, nhỏ về đuôi. 

– Rắn lục xanh có mắt màu đỏ rất nguy hiểm và hung dữ. Loài rắn này thường hướng mắt về trước để tìm con môi. 

– Vào ban ngày mắt của rắn lục giảm ở mức tối thiểu hoặc khi có ánh sáng soi.   

Rắn lục xanh có độc không? 

Rắn lục xanh có độc hay không? Câu trả lời đây là loài rắn có độc. Trong độc tố của rắn lục xanh có chứa hemotoxin với nọc độc mạnh và gây nguy hiểm nếu không có cách xử lý kịp thời. Khi bị rắn lục xanh cắn sẽ cảm thấy đau và nhức tại vị trí vết thương. Thông thường đơn đau chỉ diễn ra khoảng vài tiếng hoặc vài ngày. 

Khi bị rắn lục xanh cắn bạn sẽ thấy vết thương bị sưng và vùng da ở xung quanh hoại tử khi không có cách sơ cứu kịp thời. Bên cạnh đó bạn sẽ thấy vùng da bị thâm đen, vết thương bị lở loét tùy theo lượng nọc độc mà rắn bơm nhiều hay ít. 

Số lượng người tử vong do rắn lục xanh cắn khá thấp, mặc dù có nọc độc mạnh và gây nguy hiểm. Hiện nay có nhiều loại huyết thanh đặc hiệu trong việc điều trị rắn lục xanh cắn. Thời điểm dùng huyết thanh tốt nhất là trong vòng 4 tiếng đồng hồ sau khi bị rắn cắn. Vì vậy khi bị rắn cắn nạn nhân thường được sơ cứu kịp thời và nhanh chóng, nên không ảnh hưởng gì tới tính mạng. 

Các chuyên gia khuyến cáo: Khi bị rắn lục xanh cắn tuyệt đối không sử dụng garo, không rạch vị trí rắn cắn để hút độc. Vì như vậy sẽ khiến vết thương bị hoại tử và viêm loét. Tốt nhất nên vệ sinh vết thương sạch sẽ để làm sạch chất độc. Sau đó đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ sơ cứu kịp thời. 

Rắn lục xanh cắn có sao không? 

Vì rắn lục xanh có độc do đó nếu bị rắn cắn mà không có cách sơ cứu kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới tính mạng. Khi được xử lý và dùng huyết thanh sớm sẽ hạn chế được ảnh hưởng của loài rắn nay. Khi dính độc rắn lục xanh cơ thể sẽ bị rối loạn đông máu, xuất hiện các cục huyết khối nhỏ trong lòng mạch. Bên cạnh đó, nạn nhân có hiện tượng xuất huyết cũng như thiếu máu. 

Khi đó bạn sẽ thấy nạn nhân gặp những vấn đề về chảy máu và có hội chứng khoang. Tốt nhất nên vệ sinh vết thương khi rắn cắn và cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được sơ cứu kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết rắn lục xanh cắn mà bạn có thể tham khảo:

Vị trí ở vết thương 

– Ở vết thương xuất hiện hình ảnh hai dấu răng nanh với khoảng cách 1cm. 

– Sau khi bị rắn cắn khoảng vài phút sẽ thấy vết thương bị sưng, phù nề và kèm theo đau nhức, chảy máu. 

– Sau đó vị trí vết thương lan rộng tới các chi, tím tái, đau nhức và xuất huyết… 

– Toàn thân bị bọng nước. 

Triệu chứng toàn thân 

– Có hiện tượng lo lắng, chóng mặt, tim đập nhanh. 

– Sốc mất máu, giảm nhiệt toàn thân, huyết áp bị tụt, thiểu niệu, lơ mơ, sốc phản vệ. 

– Chảy máu tại vị trí cắn, máu trong cơ chảy và chảy máu âm đạo. 

– Suy thận cấp. 

Có thể thấy những ảnh hưởng khi bị rắn lục xanh cắn là vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy để phòng tránh rắn lục cắn bạn nên phát quang bụi rậm thật sạch sẽ, tuyệt đối không được mắc dây leo, giàn hoa sẽ tạo điều kiện rắn lục xanh sống. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng thêm các loại cây xua đuổi rắn. Đặc biệt khi vào rừng có nhiều cây cối cần mặc quần dài, đi ủng cao, đội mũ rộng vành.  

Nằm mơ thấy rắn lục xanh là điềm gì?

Khi ngủ mơ thấy rắn lục xanh là dấu hiệu về những điềm lành sắp đến với bạn. Rất có thể bạn sẽ được thăng chức, có chuyện vui trong tình cảm hoặc gia đình sắp đón thêm thành viên mới. 

Giấc mơ thấy rắn lục xanh còn là dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của bạn có nhiều điều kiện phát triển và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, khi mơ thấy rắn lục xanh bạn cũng cần lưu ý hơn tới các mối quan hệ về đồng nghiệp bị ghen ghét và đố kỵ. 

Các loài rắn lục phổ biến hiện nay 

Bạn cũng có thể tìm hiểu về các loài rắn lục hiện nay và có cách nhận biết cũng như phân biệt giữa các loài rắn lục với nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây:  

Rắn lục sừng 

Rắn lục sừng có chiều dài khoảng 50cm. Đầu của rắn lục sừng hình tam giác, có hình dáng phân biệt rõ với cổ và mặt. Trên đầu của rắn lục sừng phủ một lớp vảy nhỏ. Trên vảy của rắn lục sừng có sừng, vì vậy loài rắn này còn được gọi là rắn quỷ. Rắn lục sừng thường sống ở vùng núi và là loài rắn có nọc rất độc.

Rắn lục đuôi đỏ 

Còn được gọi là rắn lục mép trắng, có nọc độc rất mạnh. Rắn lục đuôi đỏ có thân hình màu xanh, đuôi màu đỏ và có đầu hình tam giác. Rắn lục đuôi đỏ cái có kích thước dài hơn so với con đực. Thông thường chiều dài thân của con đực khoảng 600mm và con cái 810mm. Loài rắn này chủ yếu sống ở khu rừng sâu, vùng núi cao. Rắn lục xanh đuôi đỏ có nọc độc nguy hiểm gây đông máu và hoại tử. 

Rắn lục đầu bạc 

Rắn lục đầu bạc có chiều dài thân khoảng 80cm, đầu dẹp và có khoảng cách rất rõ ràng với phần cổ. Loài rắn này thường sống ở vùng núi cao và ở Việt Nam chủ yếu phân bố tại Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Cao Bằng… Tuy nhiên số lượng rắn lục đầu bạc hiện nay không còn nhiều. 

Rắn lục Von Gen 

Rắn lục Von Gen có đỉnh và thân màu xanh lục, bụng có màu nhạt. Đây là loài rắn có khả năng săn mồi rất giỏi. Nọc của rắn lục Von Gen rất mạnh, chỉ cần một lượng nhỏ có thể khiến con mồi chết. Loài rắn này thường đi ăn đêm, sống trong những bụi cây rậm ở địa hình đồi núi từ 900 – 1.500m. Tại Việt Nam rắn lục Von Gen được tìm thấy tại khu vực Lâm Đồng, Gia Nai, Đồng Nai… 

Rắn lục Trùng Khánh

Rắn lục Trùng Khánh có chiều dài khoảng 70cm, thường sống ở độ cao 500 – 700m. Chúng thường sống trong những núi đá vôi hoặc khu rừng thường xanh. Loài rắn này có số lượng rất ít và được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh ở Cao Bằng. 

Rắn lục núi 

Rắn lục núi có đầu hình tam giác, mặt trên phủ các lớp vảy nhỏ. Loài rắn này có chiều dài cơ thể khoảng 50cm. Thức ăn chính của rắn lục núi là ếch, nhái, thằn lằn, chim và các loài thú nhỏ. Rắn lục núi ưa sống trong các sân chơi, bụi rậm gần trường học. Ở Việt Nam rắn lục núi được tìm thấy tại Quảng Trị, Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng…  

Những câu hỏi thường gặp về rắn lục xanh 

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về rắn lục xanh mà bạn có thể tham khảo: 

1. Rắn lục xanh săn mồi như thế nào? 

Rắn lục xanh chủ yếu săn mồi về đêm, loài rắn này có cặp mắt vô cùng tinh nhanh. Ban ngày rắn lục xanh thường ẩn trong các tán lá hoặc bụi rậm. Vào ban ngày chúng hầu như không nhìn thấy gì. 

2. Rắn lục xanh ăn gì? 

Thức ăn của rắn lục xanh là các loài động vật nhỏ như: Thằn lằn, chim, chuột, trứng, ếch, nhái… 

2. Rắn lục xanh đẻ trứng hay đẻ con?

Rắn lục xanh là loài đẻ con. Thời kỳ sinh sản của rắn lục xanh tuỳ theo vào môi trường sống và thời tiết. Loài rắn này thường để con vào mùa mưa, lúc này môi trường ẩm thấp và có nguồn thức ăn dồi dào. Thông thường mỗi lần rắn lục xanh sẽ đẻ từ 2 đến 5 con. Đặc biệt rắn con sau khi nở sẽ tự bò đi và bắt đầu cuộc sống tự lập. 

3. Mơ thấy rắn lục xanh nên đánh con gì? 

Mơ thấy rắn lục xanh bạn có thể thử niềm may mắn của mình với con số 27 – 64 – 75.

Với những thông tin tìm hiểu về rắn lục xanh ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn này về đặc điểm nhận biết, tập tính, môi trường sống. Đặc biệt là cách sơ cứu và xử lý rắn lục xanh cắn hiệu quả nhất để tránh những nguy hiểm không đáng có. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây