Rắn Nước: Có độc không, Phân loại, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu?  

Rắn nước là loài rắn quen thuộc ở Việt Nam, vậy có mấy loại rắn nước, đặc điểm nhận biết như thế nào, ăn gì và có độc không? Hãy cùng Việt Animal đi tìm hiểu câu trả lời và hiểu rõ hơn về loài rắn này qua bài viết sau nhé. 

Tìm hiểu chung về rắn nước a

Rắn nước có tên khoa học là Colubridae, thuộc bộ phụ rắn. Có tất cả 1800 loài rắn nước được phát hiện và chia thành 12 phân loại khác nhau dựa theo nghiên cứu từ Zaher vào năm 1999. Ở Việt Nam rắn nước chủ yếu sinh sống tại khu vực từ Nam ra Bắc, loài rắn này ưa sống ở môi trường đầm lầy, sông suối, đồng lúa… để tìm kiếm thức ăn. 

Rắn nước là loài vô hại và hiền lành. Khi bị tấn công chúng sẽ lẩn trốn đi nơi khác. Rắn nước thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày, về đêm chúng thường sống trong những hang hốc, đặc biệt là hang cua. 

Đặc điểm ngoại hình của rắn nước 

Bạn có thể dễ dàng nhận biết rắn nước dựa vào những đặc điểm dưới đây: 

– Những con trưởng thành có chiều dài từ 60 – 80cm, thậm chí có những con dài tới 100cm nhưng khá hiếm. 

– Màu sắc chủ yếu của rắn nước là màu nâu ở lưng và bụng có màu trắng nhạt. 

– Thân rắn nước có màu nâu hoặc đen, vảy có màu sáng và có màu trắng hoặc vàng xen kẽ với nhau. 

– Vảy rắn nước trơn, có hình trụ và tròn. Từng lớp vảy cân đối với nhau ở thân, đầu và đuôi. 

– Đầu rắn nước to, thon và có mõm ngắn. Đỉnh đầu có màu đen hoặc màu sẫm hơn so với thân. 

Tập tính sinh sản của rắn nước 

Rắn nước là loài có tính cách hiền lành và có khả năng bơi rất nhanh nhẹn. Khả năng sinh sản của rắn nước rất tốt. Mỗi lần chúng có thể đẻ từ 5 đến 18 con, với mỗi con sau khi sinh có chiều dài từ 14 – 16cm. Những con rắn con sau khi sinh sẽ tự đi tìm kiếm thức ăn và sống độc lập. 

Phân loại rắn nước 

Rắn nước ở Việt Nam được phân thành 4 loại. Cụ thể như sau: 

Rắn ráo 

Đây là loài rắn nước sống ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loài rắn này thường sống ở khu vực trung du, các tỉnh đồng bằng vùng núi từ Bắc tới Nam. Rắn ráo là loài rắn nước không có độc và bạn có thể nhận biết qua các đặc điểm sau: 

– Có đuôi màu ô liu, vảy màu sẫm ở cạnh. 

– Ở vị trí những phần dày nhất của cơ thể rắn có dải màu nâu và mờ dần khi trưởng thành. 

– Đôi mắt của rắn ráo lớn.

– Rắn ráo có chiều dài thân và đầu khoảng 43 inch và đuôi khoảng 28 inch. 

– Rắn ráo thường sống trong những bụi cây ven đường, trảng cỏ hoặc trong rừng. Loài rắn này cũng có thể sống trong nhà người dân. Rắn ráo có khả năng bơi lội và leo trèo rất tốt. 

Rắn ráo thường kiếm ăn vào ban ngày, thức ăn chủ yếu là ếch nhái, chuột và các loài động vật có xương sống nhỏ. Loài rắn này không ăn cá. 

Rắn hoa cỏ cổ đỏ

Rắn hoa cổ đỏ cũng là loài rắn nước phổ biến ở Việt Nam, chúng có đặc điểm nhận biết như sau: 

– Cổ có màu đỏ, vàng hoặc đen, đây cũng là dấu hiệu điển hình nhất của loài rắn này 

– Đầu của rắn hoa cổ đỏ có màu xám, nâu nhạt hoặc oliu. 

– Bụng rắn hoa cổ đỏ có màu xám. 

Điều đặc biệt về rắn hoa cổ đỏ chính là, có màu sắc rực rỡ và chúng hút nọc độc từ con mồi và tích trữ trong cơ thể. Vì vậy rắn hoa cổ đỏ được xem là kẻ săn mồi ám ảnh với những con vật mà chúng tấn công. 

Rắn rào cây

Tên khoa học của rắn rào cây là Boiga dendrophila, đây là loài rắn có chiều dài lên tới 2,5m khi trưởng thành. Rắn rào cây có nọc độc nhẹ và rất khoẻ. Bạn có thể dễ dàng nhận biết rắn rào cây qua các đặc điểm sau: 

– Đầu tên có màu đen, bên dưới màu vàng tươi sáng. 

– Trên thân rắn rào cây có những sọc nhỏ màu vàng xen kẽ với màu đen. 

– Khi săn mồi rắn rào cây sẽ tiết ra nọc độc để tiêu diệt con mồi.

Rắn sọc dưa 

Đây là loài rắn nước thuộc họ Colubridae có kích thước lớn và dài tới 2m. Đặc điểm nhận biết rắn sọc dưa gồm: 

– Đầu dài và có màu sắc khác hoàn toàn so với cổ. 

– Trước thái dương có vảy và rìa trên có nhiều hàng vảy. 

– Khi bị tấn công rắn sọc dưa sẽ vươn cổ thành từng vòng cung để đe dọa đối thủ. 

Phân loại rắn nước có độc và không có độc như sau: 

Các loài rắn nước không có độc ở Việt Nam

  • Rắn bông súng (rắn nước bụng đỏ)
  • Rắn bồng chì (Rắn nước bụng vàng)
  • Rắn bù lịch, rắn ri cá (Rắn nước hoa)
  • Rắn lải bụng vàng
  • Rắn lải đen bụng trắng (Rắn nước bụng trắng)
  • Rắn lải xanh
  • Rắn lải hoa (Rắn nước vằn)
  • Rắn nước hoa
  • Rắn nước bụng trắng lưng đen Plumbeous Water Snake
  • Rắn nước xám bạc
  • Rắn nước màu đồng Plumbeous Water Snake
  • Rắn ri voi hay còn gọi là rắn bồng voi rắn ri tượng
  • Rắn nước bụng vàng
  • Rắn Trun
  • Rắn chun đen (Rắn nước nhỏ)
  • Rắn trun sọc trắng đen (Rắn nước sọc trắng đen)

Các loại rắn nước có độc ở Việt Nam

  • Rắn hoa cỏ vàng
  • Rắn hoa cỏ bụng trắng
  • Rắn hoa cỏ xanh (Rắn lục nước, Rắn nước màu xanh)
  • Rắn hoa cỏ đỏ (Rắn nước màu đỏ)
  • Rắn rào khoang vàng, Rắn hổ mèo 

Thức ăn của rắn nước là gì?

Thức ăn chính và cũng là món ăn yêu thích nhất của rắn sọc dưa chính là chuột. Ngoài ra, rắn nước có thể ăn các loại cá, ếch, nhái và động vật có xương nhỏ. 

Rắn nước có khả năng bơi lội tốt, chúng có thể săn mồi trên mặt đất hay dưới nước. Vì vậy, rắn nước có nguồn thức ăn dồi dào và có nhiều điều kiện phát triển tốt, gia tăng số lượng nhanh chóng ở Việt Nam. 

Rắn nước có độc không? 

Nhiều người thắc mắc không biết rắn nước có độc không? Câu trả lời là rắn nước có độc nhẹ hoặc một số loài sẽ không có độc. Sở dĩ rắn nước không có hoặc có độc nhẹ là vì:

– Buổi sáng rắn nước sẽ có lượng nọc độc nhỏ ở trong khoang miệng. Vì rắn ngủ đêm và chủ yếu hoạt động vào ban ngày, do đó trong đêm sẽ tích tụ một lượng nhỏ nọc độc trong miệng. Lượng nọc độc này có thể gây đau đớn, dị ứng, chóng mặt hoặc nóng sốt cho con người nếu bị cắn. Tuy nhiên, khi bị rắn nước cắn sẽ không gây ảnh hưởng gì tới tính mạng. 

– Khoảng thời gian từ trưa tới tối: Rắn nước không có độc tố và hoàn toàn vô hại nếu bị cắn. Điều đặc biệt là loài rắn nước không có răng nanh, vì vậy bạn không phải lo lắng nếu bị cắn. 

Bị rắn nước cắn có sao không? 

Nếu như biết cách nhận biết rắn độc và rắn không có độc sẽ giúp bạn có cách xử lý đơn giản. Vì nếu không biết được điều này nạn nhân thường sẽ lo hãi khi bị rắn cắn và không biết có phải bị rắn độc cắn hay không. 

Để phân biệt rắn độc và rắn không có độc cắn có thể dựa vào các đặc điểm sau: 

– Vết cắn của rắn độc thường sẽ có hai vết răng nanh và có chứa nọc độc. 

– Đối với rắn không có độc khi cắn sẽ có nhiều vết răng hoặc từ 2 vết trở lên. 

Tóm lại dù là rắn độc hay rắn lành cắn thì việc nắm rõ cách sơ cứu là rất cần thiết. Sau đó đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ sơ cứu. Với câu hỏi rắn nước cắn có làm sao không thì câu trả lời là ít ảnh hưởng tới tính mạng. Thông thường khi bị rắn nước cắn sẽ có triệu chứng tim đập nhanh, chóng mặt, chảy máu và đau đớn. 

Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc

Bạn có thể tham khảo cách phân biệt rắn độc và không có độc theo cách sau: 

– Đồng tử con ngươi mắt: Dựa vào đặc điểm giúp bạn có thể nhận biết rắn độc hay không độc nhanh chóng nhất. Bạn có thể nhìn vào đồng tử nếu là rắn độc sẽ có hình elip. Còn nếu là rắn lành sẽ có đồng tử tròn như của con người. 

– Mũi của rắn: Nếu là rắn độc sẽ có khoảng cách giữa mũi và mắt là hốc mũi. Còn nếu rắn không có hốc mũi chính là rắn lành và không có độc. 

Đuôi rắn: Rắn không có độc phần đuôi sẽ dài và nhỏ dần, vảy đơn. Còn nếu là rắn độc đuôi sẽ ngắn và có vảy xếp ghép với nhau. 

Vết cắn và vết răng nanh: Nếu thấy rắn khi há miệng hoặc cắn con mồi có răng ống hoặc răng móc câu là rắn độc. Còn nếu vết cắn hai hàm răng nhỏ là rắn không có độc. 

Rắn nước vào nhà có điềm gì? 

Rắn nước vào nhà là điềm gì? Có ảnh hưởng gì không? Thông thường khi thấy rắn bò vào nhà chúng ta sẽ cảm thấy lo lắng không biết có điềm xấu gì xảy ra hay không? Lành hay dữ? 

– Các chuyên gia về phong thủy đã luận giải rằng: Rắn nước bò vào nhà là hiện tượng tốt. Điều đó cho thấy gia đình bạn sắp được quý nhân giúp đỡ và gặp nhiều thuận lợi trong công việc. 

– Nếu rắn nước bò vào nhà và chết là điểm báo về sức khỏe, các thành viên trong gia đình cần cẩn thận hơn. Nếu có sinh hoạt hàng ngày không tốt sẽ dễ mắc phải bệnh tật. 

– Nếu rắn nước bò ngoài cửa sổ, cho thấy công việc của bạn sắp có nhiều niềm vui. Có thể bạn sẽ được thăng chức, công việc nhiều thuận lợi và may mắn. 

– Nếu thấy rắn nước bò vào bếp, lúc này bạn nên chú ý hơn về đi lại. Nếu không cẩn thận bạn có thể có chút va chạm khi di chuyển. Bên cạnh đó với điểm báo này cũng cho thấy nguồn tài chính trong gia đình bạn đang dần cạn và cần có cách chi tiêu phù hợp. 

Ăn thịt rắn nước có tốt không?

Theo Đông y thịt rắn có vị ngọt, tính ấm và rất bổ dưỡng. Trong Đông y rắn còn được ngâm cùng với rượu có tác dụng chữa bệnh. Thịt rắn nước được đánh giá có nhiều thịt, hương vị thơm ngon, xương mềm và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Nếu bạn đang muốn chế biến các món ăn ngon từ thịt rắn, thì có thể tham khảo dưới đây: 

– Rắn nước xào với sả ớt: Món ăn yêu thích của dân nhậu với hương vị thơm ngon, thịt dai hòa quyện cùng với sả ớt ngon khó cưỡng. 

– Rắn hầm sả: Món rắn hầm cùng với sả vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. 

– Rắn cuốn lá lốt: Thịt rắn thơm ngon được cuốn cùng với lá lốt chiên giòn thơm ngon khó cưỡng. 

– Rắn nước nấu cháo đậu xanh: Món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. 

– Rắn nước nướng: Rắn được sơ chế tẩm ướp gia vị và nướng trên bếp than hoặc bếp củi có vị thơm ngon, đặc trưng. 

Giá rắn nước bao nhiêu tiền? 

Rắn nước vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng làm thực phẩm và chế biến thành nhiều món nhậu ngon. Giá rắn nước được bán trên thị trường với giá dao động từ 150.000đ/kg. 

Bạn có thể mua rắn nước ở các chợ vùng quê miền Tây hoặc những chợ đầu mối lớn. Đây là những nơi có nhiều cánh đồng lúa nơi rắn ưa sống nên sẽ có nguồn rắn nước dồi dào.

Những câu hỏi thường gặp về rắn nước 

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về rắn nước được nhiều người quan tâm: 

1. Rắn nước đẻ con hay đẻ trứng? 

Rắn nước là loài đẻ trứng. Trứng sau khi nở từ 25 – 35 ngày sẽ nở thành rắn nước con. 

2. Rắn nước có hệ tuần hoàn như thế nào? 

Rắn nước có đặc trưng hệ tuần hoàn của loài bò sát gồm: Vách hụt chia tâm thất làm đôi, tim có 3 vách ngăn, 2 vòng tuần hoàn nhỏ và có máu đi nuôi cơ thể là loại máu pha ít.

3. Rắn nước chữa được bệnh gì? 

Theo y học dân gian rắn nước có tác dụng tăng cường sinh lực và bồi bổ sức khỏe. Món ăn từ rắn nước tốt cho người bị nhức mỏi, đau lưng. Đặc biệt là mật rắn được ngâm cùng với rượu hoặc nuốt chữa nhức mỏi, ra mồ hôi trộm, đau sưng. 

4. Rắn nước bò vào nhà nên đánh con gì? 

Nếu thấy rắn nước bò vào nhà nên đánh con 38 hoặc 78. Nếu thấy rắn bò qua đường có thể đánh con 09 – 42. Hoặc có thể đánh theo tuổi, nếu dưới 30 tuổi đánh cặp 32 – 15. Đối với những người từ 30 – 80 tuổi nên đánh cặp số 76 – 67. 

5. Rắn nước miền Tây gồm những loại nào? 

Khu vực miền Tây nổi tiếng với nhiều loại rắn nước như: Rắn lải, rắn bông súng, rắn cỏ, rắn trun, rắn hổ mèo, rắn ri voi… Hiện nay ở miền Tây có nhiều gia đình nuôi rắn thương phẩm mang lại nguồn thu cao.

Như vậy là bạn đã biết được rắn nước có đặc điểm như thế nào? Ăn gì? Rắn nước có độc không? Mơ thấy rắn nước là điềm báo gì và rắn nước chế biến món gì ngon rồi đúng không. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn này nhé! 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây