Rùa ăn gì? Các loại thức ăn cho rùa cảnh và Cách cho ăn

Để nuôi rùa cảnh hiệu quả thì việc lựa chọn thức ăn cho rùa cảnh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy bạn đã biết rùa ăn gì? Thức ăn của rùa cảnh là gì và cách cho rùa ăn như thế nào chưa? Cùng Việt Animal đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Tiêu chuẩn về thức ăn khi nuôi rùa cảnh

Để biết được rùa ăn gì, thì trước hết bạn cũng cần nắm rõ được những tiêu chuẩn về thức ăn khi nuôi rùa cảnh như sau:

  • Đảm bảo thức ăn tươi, không bị thối hay ẩm mốc.
  • Thức ăn cho rùa cảnh không bị nhiễm vi khuẩn.
  • Kích thước thức ăn phải vừa với miệng của rùa.
  • Cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của rùa ở từng giai đoạn.

Các loại thức ăn cho rùa cảnh

Thức ăn cho rùa cảnh rất đa dạng, bạn có thể dễ dàng mua tại nhiều địa chỉ khác nhau hoặc tự chế biến tại nhà. Thức ăn của rùa cảnh được phân thành 3 nhóm chính gồm: Thức ăn viên, thức ăn khô và thức ăn tươi.

Thức ăn khô cho rùa cảnh

Thức ăn khô cho rùa cảnh (rùa cạn) bao gồm rau xanh, các loại trái cây. Bạn có thể cho rùa cảnh ăn các loại đậu xanh, cải xoăn, bắp cải, ớt chuông, rau bina, hoa cẩm chướng, súp lơ xanh, hoa hồng… Đây là những loại thức ăn được rùa cảnh yêu thích.

Khi cho rùa cạn ăn trái cây nên ưu tiên các loại chuối, nho, táo, lê, dâu tây, kiwi, dưa gang, dưa hấu… Cần lưu ý cho rùa cảnh ăn trái cây chiếm khoảng 20% khẩu phần ăn.

Thức ăn tươi cho rùa cảnh

Trong khẩu phần ăn của rùa cảnh không thể thiếu được đồ ăn tươi. Thức ăn tươi cung cấp đầy đủ protein cần thiết giúp rùa cảnh phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Có thể bổ sung các loại thức ăn tươi sống cho rùa cảnh như: Sâu quy, dế, bướm đêm sáp, ấu trùng, gián… 

Bạn cũng có thể cho rùa cảnh ăn các loại sâu bọ hay côn trùng đã chết hoặc còn sống đều được. Trong chế độ ăn uống của rùa cảnh bạn cũng nên bổ sung thêm cá vàng, tôm, sên biển để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho rùa cạn.

Thức ăn viên cho rùa cảnh

Thức ăn viên cho rùa cảnh thường được bán tại các cửa hàng chuyên cung cấp thức ăn cho thú cưng. Bạn có thể bổ sung các loại thức ăn viên để cung cấp vitamin cần thiết giúp rùa cảnh cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra có thể kết hợp thức ăn viên với côn trùng và rau xanh để rùa cảnh phát triển toàn diện.

Khẩu phần ăn hằng ngày khi nuôi rùa cảnh

Khẩu phần ăn cho rùa cảnh hàng ngày cũng là vấn đề mà bạn cần quan tâm để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Khẩu phần ăn của rùa cảnh còn tùy theo vào kích thước. Cụ thể:

  • Rùa cạn có kích thước từ 5 – 8cm: Cho ăn bữa chính với bữa phụ mỗi ngày sẽ giúp rùa nhanh lớn.
  • Rùa cạn từ 8 – 10cm: Nên cho ăn 7 – 8 lần/ngày. Nếu chưa đủ số lần nhưng thấy rùa đã no nên dừng lại. Chỉ nên cho rùa ăn 6 ngày/tuần và đa dạng nhiều loại thức ăn.
  • Rùa cạn dài 10 – 15cm: Nên cho ăn cách ngày 2 ngày/lần và cho ăn kết hợp các loại rau củ trái cây.
  • Rùa cạn có kích thước từ 15 – 20cm: Cho rùa ăn 3 lần mỗi ngày và chỉ nên cho ăn với số lượng hợp lý và không nên cho rùa ăn quá nhiều.

Hướng dẫn cách cho rùa cảnh ăn

Khi bạn cho rùa ăn đúng loại thức ăn sẽ giúp rùa ăn ngon và phát triển mỗi ngày. Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn cần nắm rõ khi cho rùa ăn.

Cho rùa cảnh con ăn hàng ngày

Rùa con cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để phát triển. Trước khi rùa trưởng thành nên cho rùa uống nhiều nước và cần cung cấp đầy đủ nước mỗi ngày cho rùa phát triển.

Tính toán khẩu phần ăn cho rùa

Với từng con rùa sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn khác nhau. Chính vì vậy trong thời gian đầu khi cho rùa ăn bạn nên quan sát xem chúng ăn như thế nào. Nên cho rùa ăn tới khi chúng dừng lại và thu gom lượng thức ăn thừa lại, khi đó bạn sẽ xác định được rùa ăn bao nhiêu.

Khi nuôi rùa trưởng thành cần xác định được lượng thức ăn trong ngày theo đúng quy định. Bạn cần theo dõi và tính toán lượng thức ăn cho rùa, qua đó sẽ dễ dàng dự tính được lượng thức ăn cho các lần sau đó.

Không nên cho rùa ăn thịt chín

Thịt chín sẽ bị biến đổi chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng protein và enzyme chuyển hóa cấu trúc thành những chất cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của rùa không chứa những enzym này. Do đó, rùa cạn chỉ nên ăn các loại thức ăn tươi sống dễ hấp thụ như: Tôm sống, thịt sống… 

Bổ sung canxi cho rùa

Canxi rất cần thiết đối với sự phát triển của rùa, đặc biệt là xương khớp và mai. Vì vậy, khi nuôi rùa cảnh bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ canxi cần thiết. Có thể nghiền vỏ trứng thật mịn sau đó trộn đều với thức ăn và cho rùa ăn.

Không nên cho rùa ăn quá no

Cần lưu ý rùa có hệ tiêu hóa khá yếu, do đó bạn nên kiểm soát lượng thức ăn sao cho phù hợp và không nên cho ăn quá no. Chỉ nên cho rùa cảnh ăn với số lượng vừa phải. Đối với rùa trưởng thành nên cho thêm cỏ khô để rùa phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý:

  • Không nên cho rùa ăn các loại thức ăn được chế biến từ sữa sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Sau khi rùa ăn xong nên dọn dẹp thức ăn thừa sạch sẽ để tránh côn trùng gây bệnh.
  • Nên cắt nhỏ thức ăn của rùa sao cho vừa với kích thước miệng. Vì rùa không có răng và chỉ dùng hàm để xé thức ăn.
  • Rùa không quen ăn thực phẩm khổ, do đó nên trộn đều cùng với thức ăn viên hoặc chung khay rau củ mà rùa yêu thích.
  • Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho rùa trong này. Đối với nước uống của rùa cảnh cần được thay thường xuyên và để trong bát để rùa không bị sặc nước.

Chế độ ăn uống của rùa con

Khi nuôi rùa cảnh con bạn nên cho ăn hàng ngày cho tới khi trưởng thành. Thông thường rùa được khoảng 7 năm sẽ trưởng thành, lúc này bạn có thể cho rùa ăn 3 – 4 ngày/lần. Cần lưu ý nếu thấy rùa bỏ ăn hoặc ăn kém hay có bất kỳ dấu hiệu nào cần đưa đi khám bác sĩ thú y sớm.

Cách chăm sóc khi rùa bỏ ăn

Khi rùa bỏ ăn trước tiên cần xác định được nguyên nhân vì sao rùa bỏ ăn. Các nguyên nhân thường gặp phải kể tới: Do rùa không quen với môi trường sống mới, sốc nhiệt hoặc do rùa bị bệnh. Biết được nguyên nhân rùa bỏ ăn là gì sẽ giúp bạn có cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là cách chăm sóc khi rùa bỏ ăn mà bạn có thể tham khảo:

Kích thích rùa ăn

Nên bổ sung các loại thức ăn tươi sống cho rùa như: Giun đất, sâu bột, dế, ốc sên, chuột nhỏ… Cần lưu ý khi tự đào giun đất cho rùa ăn vì sẽ nhiễm hóa chất và tốt nhất nên mua giun ngoài cửa hàng. Rùa cũng thích ăn các loại ấu trùng, giáp xác, bọ cánh cứng, châu chấu, nhện… 

Kết hợp cho rùa ăn các loại cám viên, thức ăn khô hoặc ngâm cùng với nước trái cây để kích thích rùa ăn. Trong trường hợp nuôi rùa trong bể bạn nên cho thức ăn vào trong nước để kích thích rùa ăn. 

Bạn cũng nên cho rùa ăn các loại thức ăn có màu sắc rực rỡ và tươi sáng. Chẳng hạn như: Khoai tây, dâu tây, xoài, dưa hấu, đu đủ… Màu sắc đẹp mắt và hương vị thơm ngon sẽ hấp dẫn rùa ăn.

Thay đổi chế độ ăn

Rùa bỏ ăn có thể vì thức ăn không phù hợp hoặc ăn quá nhiều. Chính vì vậy bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống của rùa để kích thích chúng ăn nhiều hơn. Chẳng hạn, nếu ngày hôm nay cho rùa ăn cám viên trộn với rau nghiên và trùn huyết, thì ngay hôm sau nên cho rùa ăn cám viên trộn với nước cá… 

Cho rùa ăn vào sáng sớm

Thông thường vào buổi sáng rùa sẽ linh hoạt hơn, vì vậy bạn nên cho rùa ăn vào sáng sớm từ 4h30 – 5h30 để kích thích ăn nhiều hơn. Ngoài ra, cũng nên chọn thời điểm phù hợp để cho rùa ăn. Ví dụ nếu vào mùa đông rùa không thể ăn sớm được vì quá lạnh thì bạn có thể điều chỉnh thời gian ăn muộn hơn.

Cho rùa đi khám thú y

Nếu áp dụng những cách trên nhưng rùa vẫn bỏ ăn, thì cách tốt nhất là nên cho rùa đi khám thú y. Sau khi được thăm khám sẽ chẩn đoán được nguyên nhân vì sao rùa bỏ ăn và có cách xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

Sau khi khám nếu nguyên nhân rùa bỏ ăn do yếu tố khách quan như thức ăn không phù hợp thì có thể thay đổi. Nhưng nếu rùa bỏ ăn do bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thú y.

Trên đây là những thông tin giải đáp về rùa ăn gì? Các loại thức ăn tốt nhất cho rùa cảnh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được những loại thức ăn phù hợp nhất cho rùa và đảm bảo rùa phát triển khỏe mạnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây