Rùa Cổ Sọc: Đặc điểm, Tuổi thọ, Cách nuôi – Ăn gì, Giá, là rùa nước hay rùa cạn

Rùa cổ sọc là loài rùa cảnh được nhiều người người yêu thích và chọn nuôi hiện nay. Nếu bạn đang có ý định nuôi rùa cổ sọc, nhưng chưa biết loài rùa này có đặc điểm nhận biết, cách nuôi, tuổi thọ và thức ăn như thế nào? Thì hãy cùng tham khảo bài viết sau.

Nguồn gốc rùa cổ sọc

Rùa cổ sọc có tên gọi tiếng Anh là Mauremys caspica. Loài rùa này do nhà khoa học tên Gmelin nghiên cứu và được tìm thấy vào năm 1774. Rùa cổ sọc được tìm thấy tại khu vực phía Nam của Lào và khu vực phía Đông của Campuchia. Rùa cổ sọc ưa sống ở môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới.

Đặc điểm nhận biết rùa cổ sọc

Rùa cổ sọc là loài bò sát ưa sống trong môi trường nước lợ và nước ngọt. Bạn có thể dễ dàng nhận biết rùa cổ sọc với các loài rùa khác dựa vào những đặc điểm dưới đây:

  • Rùa cổ sọc có thân hình nhỏ gọn và không quá lớn giống như những giống rùa khác. 
  • Mai của rùa cổ sọc hơi phồng, phần viền mai cong và hơi mỏng.
  • Yếm rùa cổ sọc lớn và có kích thước ngang bằng với mai. Phần bờ trước phẳng và có bờ sau hơi lõm.
  • Da đầu của rùa cổ sọc rất chắc và khá nhẵn.
  • Rùa cổ sọc có đầu nhỏ, mõm của chúng rất ngắn. Hàm rùa cổ sọc lõm ở giữa. 
  • Cổ rùa cổ sọc có lẫn những hạt và đốm nhỏ màu nâu.
  • Toàn thân rùa cổ sọc được bao phủ với lớp màu nâu, phần yếm có màu nhạt hơn. 
  • Trên thân rùa cổ sọc có những dải màu sẫm có hình khung viền với mai rất độc đáo. 
  • Tứ chi trước của rùa cổ sọc có những lớp vảy cứng và lớn.
  • Chi trước của rùa cổ sọc có 5 ngón và chi sau là 4 ngón. Các ngón của rùa cổ sọc xen lẫn giữa màu trắng đục.
  • Mỏm đầu có màu nâu đậm và hai bên mép của rùa cổ sọc có dải màu đen và trắng cùng nâu nhạt.
  • Rùa cổ sọc trưởng thành có chiều dài khoảng 22 – 35cm, một số con có kích thước tới 30 – 35cm.

Tuổi thọ rùa cổ sọc

Tuổi thọ của rùa cổ sọc lên tới hàng chục năm hoặc hơn nếu được chăm sóc tốt. Rùa cổ sọc được phân thành 3 loại: 

  • Rùa cổ sọc tàu: Loài rùa này có kích thước nhỏ hơn so với những giống rùa khác.
  • Rùa cổ sọc max size: Kích thước rùa trưởng thành từ 22 – 25cm. Tốc độ phát triển của rùa cổ sọc nhanh chóng.
  • Rùa cổ sọc baby: Rùa con có kích thước khoảng 3 – 4cm và nhỏ hơn nhiều so với rùa cổ sọc bình thường.

Cách nuôi rùa cổ sọc thế nào?

Để nuôi rùa cổ sọc hiệu quả và phát triển tốt, bạn cũng nên nắm rõ những kỹ thuật dưới đây:

Bọn bể nuôi rùa cổ sọc

Tùy theo điều kiện tài chính và không gian mà bạn hãy chọn bể nuôi rùa cổ sọc phù hợp. Có thể nuôi rùa trong bể xi măng hoặc bể kính. Nên thiết kế bể có kích thước phù hợp và đảm bảo sự thoải mái cho rùa.

Cần đảm bảo bể nuôi rùa có thể tích khoảng 70 lít và sâu 10m. Trong bể nuôi rùa cổ sọc cần có đầy đủ bộ lọc, thoát nước để đảm bảo rùa phát triển tốt nhất. Nhiệt độ lý tưởng để nuôi rùa cổ sọc là từ 16 – 26 độ C.

Khi nuôi rùa cổ sọc bạn cần lưu ý không khí môi trường bên ngoài phải cao hơn trong bể, mục đích đảm bảo sự phát triển của rùa. Trung bình chi phí làm bể nuôi rùa cổ sọc khoảng 500.000 – 700.000đ.

Thức ăn của rùa cổ sọc là gì?

Rùa cổ sọc ăn tạp, chúng có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Khi nuôi trong môi trường tự nhiên rùa cổ sọc ăn các loại động vật nhỏ, rau củ, động vật thân mềm. 

Khi nuôi nhốt rùa cổ sọc sẽ kết hợp ăn giữa thịt và rau củ để cân bằng chất dinh dưỡng. Khi cho rùa cổ sọc ăn cần chú ý không nên cho ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của rùa. Có thể cho rùa cổ sọc ăn các loại thức ăn như: Bồ công anh, rau diếp, cà chua, cà rốt, thực vật thủy sinh, giun, thịt đóng hộp…

Cách chăm sóc rùa cổ sọc khi lột da

Vào thời điểm rùa cổ sọc lột da cần có cách chăm sóc phù hợp để đảm bảo rùa có kích thước tốt nhất. Khi rùa cổ sọc lột da bạn nên thả chúng vào trong nước ấm 1 lần/tuần. Sau đó lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ để làm sạch mảng bong. Có thể dùng sữa tắm chuyên dụng dành cho bò sát để vệ sinh cơ thể của rùa cổ sọc.

Các bệnh thường gặp khi nuôi rùa cổ sọc

Rùa là loài khá nhạy cảm trước sự thay đổi của môi trường và rất dễ mắc các bệnh như: Ký sinh trùng, nấm da, nấm mai, mai bị lở loét, đường hô hấp bị nhiễm trùng. Khi rùa bị bệnh sẽ chậm phát triển, thở gấp, kém hoạt động và ăn kém.

Để rùa ít bị bệnh bạn cần thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi rùa sạch sẽ và thay nước cũng như đảm bảo nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra, cũng nên cho rùa phơi nắng để bổ sung vitamin D và phòng các bệnh ngoài da.

Rùa cổ sọc là rùa nước hay rùa cạn?

Nhiều người thắc mắc rùa cổ sọc là rùa nước hay rùa cạn? Câu trả lời rùa cổ sọc là rùa nước. Môi trường sống của loài rùa này là đầm lầy, sông và suối. Hoặc khu vực có lưu động nước ít, dòng chảy chậm và yên tĩnh.

Tập tính sinh sản của rùa cổ sọc

Rùa cổ sọc thường sống dưới nước, nhưng khi sinh sản chúng sẽ bò lên bờ để đảo tổ, sau đó giao phối và đẻ trứng. Mùa hè là thời điểm sinh sản của rùa cổ sọc, chúng ưa môi trường nóng và ấm. 

Mỗi lần sinh sản khoảng 8 đến 20 trứng. Sau đó rùa sẽ trở về nước. Rùa con sau khi nở sẽ tự bơi về sông suối để sống và phát triển.

Rùa cổ sọc có nguy hiểm không?

Rùa cổ sọc là loài hiền lành nên được ưa chuộng để nuôi làm cảnh. Loài rùa này không gây nguy hiểm cho con người, tuy nhiên vào thời kỳ sinh sản chúng rất hung dữ. 

Đặc biệt rùa cổ sọc có thể cắn nếu cảm thấy bị tấn công hoặc đe dọa. Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng quá vì vết cắn của rùa cổ sọc rất nhỏ và không gây ảnh hưởng gì và chỉ cần chăm sóc sau vài ngày sẽ liền. 

Đối với cá thể rùa cổ sọc sinh sống trong môi trường tự nhiên thường có lẫn ký sinh trùng gây bệnh. Do đó trong quá trình nuôi rùa cổ sọc bạn cũng cần lưu ý vấn đề này.

Giá rùa cổ sọc bao nhiêu tiền?

Giá rùa cổ sọc còn tùy theo vào tuổi đời và kích thước. Dưới đây là giá của rùa cổ sọc mà bạn có thể tham khảo:

– Rùa cổ sọc tàu: Dao động từ 100.000 – 150.000đ/con

– Rùa cổ sọc max size: Từ 250.000  500.000đ/con

– Rùa cổ sọc baby: Từ 80.000 – 150.000đ/con

Trên đây là những thông tin về rùa cổ sọc, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rùa này và có cách nuôi một cách hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây