Cá bị Nấm Trắng: Nguyên nhân, Cách chữa trị, Phòng tránh và xử lý hồ cá

Cá bị nấm trắng là một trong những căn bệnh được đánh giá là thường gặp ở cá cảnh. Nhiều người nuôi cá rất lo lắng khi chúng mắc bệnh nên muốn tìm hiểu tường tận bệnh này. Vì thế trong bài viết này, my-pet.vn sẽ nêu rõ về nguyên nhân, cách chữa trị, phòng tránh nấm trắng.

1. Nấm trắng là bệnh gì?

Cá bị nấm trắng là một căn bệnh thường gặp khi trên cơ thể có nhiều đốm trắng nhỏ khiến cho cơ thể bất thường. Bệnh này phổ biến trên nhiều loại cá như cá vàng, bảy màu, bình tích,…

Mắc nấm trắng giống như có một loại virus tấn công vào cơ thể khiến cho cá bị suy yếu nghiêm trọng. Khi cá stress, giảm đi sức đề kháng thì bệnh càng nặng dẫn tới suy nhược về cơ thể. Sau một thời gian phát bệnh mà đốm trắng chưa được điều trị tận gốc sẽ lan rộng và khiến cho cá trở nặng, yếu hoặc thậm chí bị chết.

Nấm trắng là bệnh gì?

2. Nguyên nhân phát bệnh nấm trắng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh nấm trắng mà mọi người cần tìm hiểu để biết rõ nhằm tránh mắc phải. Bên dưới đây sẽ có liệt kê cho mọi người biết về các nguyên nhân cá bị nấm ăn vây này:

  • Do nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho cá cảnh sống trong môi trường bị bệnh lúc nào không hay. Bạn khi nuôi cá cần chú ý tới việc vệ sinh sạch đồ thừa, cặn bẩn, lọc nước đều đặn.
  • Do cá ăn phải thức ăn thừa bẩn trong bể cá, có lẫn phân cá trong các ngóc ngách, trên lá cây. Khi đó cá bị dính nấm trắng phải đặc biệt chú ý về nguồn thức ăn phải chọn lọc.
  • Do cá gây nhau với những chú cá hung dữ khác trong bể, tranh giành lãnh thổ rồi bị thương, xây xước. Cơ thể yếu đi tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập làm lại rồi mắc nấm trắng.
  • Bị lây nhiễm từ những con cá cảnh khác bị bệnh nấm trắng. Cho nên cũng mắc bệnh tương tự khi sống chung với nhau.
  • Cá bị nấm trắng sẵn khi mua từ ngoài tiệm về mà không hay biết sau đó mới phát bệnh và lây lan sang những con khác.

3. Cách chữa trị cá bị nấm trắng

Khi cá mắc bệnh nấm trắng thì cần phát hiện sớm và điều trị mới khỏi bệnh được. Do vậy khi bạn nhận rõ các dấu hiệu bất thường thì ngay lập tức cần tìm phương pháp điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu về cách chữa cá bị nấmbên dưới đây:

3.1. Nhiệt độ điều chỉnh cao hơn

Thay đổi nhiệt độ chính là điều cần biết với việc điều trị nấm trắng. Nhiệt độ nước trong hồ giảm mạnh, lạnh khiến cá không chịu được, bị yếu đi cho nên phải tăng nhiệt độ lên cho cá đủ ấm. Bạn đảm bảo nhiệt độ lên trên 30 độ C, nếu có thể cá chịu được thì tăng lên 32 độ C.

Chịu nhiệt này trong khoảng vài này thì lại giảm xuống chừng 30 độ trong 10 ngày. Như vậy cơ thể cá cảnh bị nấm ổn định hơn. Nhất là vào mùa thu, đông thì nhiệt độ càng phải đủ ấm, không chỉ khiến cá khỏe mà còn tránh mắc rất nhiều bệnh khác ngoài nấm trắng.

3.2. Bổ sung muối hột

Bạn có thể bổ sung vào bể nuôi cá bị bệnh nấm trắng thêm ít muối hột. Chú ý bạn không dùng muối iot, muối hầm. Liều lượng có thể tham khảo khoảng 3 gram muối cho 1 lít nước. Muối hột được chứng minh có tác dụng trong việc tiêu diệt tế bào nấm trong nước, giảm đi nhiều lượng vi khuẩn. 

Tuy nhiên theo các chuyên gia về cá cảnh dùng muối hột nên tách cá vào bể khác. Tránh để chung cho muối hột vào bể thủy sinh làm ảnh hưởng tới hệ vi sinh và các cây sống trong hồ yếu đi. 

3.3. Cho thuốc tím

Bạn có thể thêm chút thuốc tím vào trong bể để lọc bẩn trong môi trường nuôi cá. Đây là một sản phẩm kết hợp được nhiều chuyên gia nuôi cá đưa ra lời khuyên trị nấm trắng.

Cách chữa trị cá bị nấm trắng

3.4. Đảm bảo bể cá đủ oxy

Bể cá cần đảm bảo đủ oxy hoặc bạn sục khí. Không gian sinh sống chất lượng thì cá sẽ được tăng cường khỏe mạnh hơn. Nếu cá bị bệnh ở mức độ nhẹ thì sẽ nhanh chóng được phục hồi. Lượng ký sinh trùng, vi khuẩn ức chế khả năng hô hấp, hấp thụ oxy của cá cảnh bị bệnh cho nên sục khí giúp tăng hệ miễn dịch, cho cá dễ thở hơn.

Có thể cho thêm một số viên sục khí vào trong bể hoặc đưa lên gần mặt nước. Dùng máy bơm có thể tăng mức oxy và còn cải thiện được việc dòng nước lưu thông được hiệu quả.

3.5. Sử dụng dung dịch Bio Knock 2

Bio Knock 2 là một loại thuốc được sử dụng để điều trị cá cảnh bị nấm trắng. Dòng thuốc này nhập khẩu từ Thái Lan vào thị trường Việt Nam. Sử dụng thuốc này theo hướng dẫn trên bao bì cho với liều lượng phù hợp vào trong hồ cá. Khoảng 1 giọt cho vào trong bể nước 10 lít.

Duy trì dùng thuốc đều đặn kết hợp với việc thay 20 – 40% nước ở trong bể vòng 3-4 ngày. Khi thuốc đạt hiệu quả thì kết thúc liệu trình điều trị bệnh nấm trắng. Chú ý nước sạch và loại bỏ đi các cặn bẩn trong bể.

3.6. Dùng Tetra Nhật

Dùng Tetra Nhật là một dòng thuốc trị nấm trắng phổ biến hiện nay. Sử dụng liều lượng cụ thể là 1 gram cho 100 lít nước. Thực hiện đều đặn việc thay nước trong 4 – 5 ngày tùy thuộc vào từng loại cá cảnh. Thuốc này tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể cá, trên da cá và cả ở môi trường sống.

Khi sử dụng loại thuốc này thì bạn có thể thêm ít muối trước hoặc sau khi dùng thuốc khoảng 4h đồng hồ, tỷ lệ tương ứng cho vào 2kg/m3. Sau vài ngày cá khỏi bệnh thì bạn cần phải thay nước từ từ để lọc đi thuốc đã có.

Trong quá trình chữa bệnh thì lưu ý không cho cá ăn. Đây là loại thuốc kháng sinh liều nhẹ và lưu ý cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới hệ vi sinh trong hồ cá của người nuôi.

3.7. Dùng Pimafix và Melafix

Đây là một cặp đôi thuốc điều trị bệnh nấm trắng cho cá được đánh giá tốt. Pimafix và Melafix sử dụng có thành phần tự nhiên nên an toàn cho cá, điều trị dần dần giảm đốm trắng, giúp cá tăng cường sức đề kháng bên trong để kháng bệnh.

Tuy nhiên có lưu ý điều là cả 2 dòng thuốc này cần sử dụng đúng liều lượng. Thành phần có thể không ảnh hưởng nhiều tới hệ vi sinh nhưng có thể ảnh hưởng tới độ đặc của nước trong bể và tạo ít bọt nên phải chú ý điều chỉnh cho phù  hợp.

3.8. Đổi nguồn nước cho cá cảnh

Nếu cá bị nấm trắng nặng, nhiều con khác cũng bị trong bể thì đã tới lúc phải thay nước ngay. Tuy nhiên bạn hãy chú ý rằng nhiều giống cá nhạy cảm với thay đổi môi trường nước đột ngột cho nên hãy từ từ. Bạn có thể dùng chiếc cốc nhỏ để múc khoảng 10-20% nước trong bể ra ngoài. Rồi vơi nước bẩn bạn cho nước sạch vào. Tuần bạn thực hiện 2-3 lần thì nguồn nước sạch sẽ hơn giúp cá điều trị bệnh.

Bể nước cần thường xuyên thanh lọc, dọn dẹp, hút sạch phân thừa, các vụn cây, lá bẩn. Bạn có thể thêm một chút cây thủy sinh để tạo được môi trường đẹp, tươi mát, cho cá cảm thấy gần gũi thiên nhiên để có tinh thần tốt.

Phòng tránh cá nấm trắng

4. Phòng tránh cá nấm trắng

Muốn cá không bị mắc bệnh thì người nuôi cần phải có các biện pháp phòng tránh ngay từ đầu. Nấm trắng khi mắc phải điều trị vất vả nên phải hết sức cẩn thận. Việc tăng đề kháng, làm sạch môi trường sống cho cá là hết sức cần thiết. Những cách phòng tránh bệnh:

  • Tạo môi trường sống sạch sẽ, dọn dẹp bể cá và thay nước đều đặn
  • Cho cá ăn lượng thức ăn vừa phải để không tạo ra lượng thức ăn thừa gây đục và bẩn nguồn nước
  • Dùng hệ thống lọc bể thường xuyên
  • Bổ sung một số các loại men vi sinh vào trong bể nước
  • Cá bị nấm trắng phát hiện ra cần phải tách bầy nhanh, tránh lây lan sang con khác
  • Tìm cách  tăng đề kháng cho cá tự nhiên từ cuộc sống hàng ngày. Cụ thể cho chúng ăn bữa chính và 1-2 bữa phụ, thêm tim bò, lăng quăng tươi ngon kích thích cá thèm ăn, chúng mau lớn và khỏe mạnh hơn.

5. Cách xử lý hồ cá bị nấm trắng

Cá bị nấm trắng cần phải xử lý hồ cá thì mới giúp chúng khỏi bệnh. Thực hiện việc khử trùng hồ cá đúng cách. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hóa chất được khuyên dùng để xử lý hồ cá, như Bio Knock 2, Tetra Nhật. Cho thuốc vào như hướng dẫn bên trên để đảm bảo loại bỏ khuẩn. Ngoài ra còn nên cọ bể, dọn đáy, hớt thức ăn thừa, vụn cây mục, vớt xác cá chết.

6. FAQ về bệnh nấm trắng ở cá

Bên dưới đây sẽ giải đáp thêm một số thắc mắc về bệnh nấm trắng ở cá:

Thức ăn có ảnh hưởng tới cá bị bệnh?

Có bạn cần chọn thức ăn phù hợp, tốt cho cá để tăng dinh dưỡng, chúng khỏe mạnh thì mới có đề kháng chống lại bệnh nấm trắng. Với cả không cho thừa quá nhiều thức ăn làm đục nước, gián tiếp tạo vi khuẩn gây bệnh nấm trắng.

Các dòng cá cảnh dễ mắc nấm trắng

Cá bị nấm là căn bệnh mà nhiều cá cảnh mắc phải. Chẳng hạn như cá vàng, bảy màu, ranchu, cá dĩa,… Hầu như cá thủy sinh đều có nguy cơ mắc bệnh nấm trắng này nên không được chủ quan.

Triệu chứng cá bị nấm trắng có rõ rệt?

Tùy từng giai đoạn mà bệnh nấm trắng có dấu hiệu khác nhau trên cơ thể của cá. Triệu chứng bệnh này như cá mệt mỏi, bỏ ăn, lười bơi, stress, vảy tróc, xuất hiện các đốm trắng trên đầu, thân, vây, đuôi. Khi trở nặng thì các đốm trắng to dần loang ra, khiến cá ngứa, bơi ngửa, có hành động bất thường.

Tại sao cá bị nấm trắng lại khó thở?

Bạn quan sát cá mắc nấm trắng hay khó thở, thở hổn hển, bơi ngửa, đớp trên mặt nước liên tục. Đây là một dấu hiệu mắc bệnh, có thể các đốm trắng này dính vào trong mang khiến cho cá trở nên khó khăn khi thở. Cá khó hấp thụ được oxy trong nước, thiếu trầm trọng nên có biểu hiện bất thường.

Thông tin trên bài viết đã nêu rõ về cá bị nấm trắng là bệnh gì cho những ai quan tâm nắm được. Bệnh này khá phổ biến nên việc trang bị kiến thức chăm sóc cá cảnh là thực sự cần thiết. Cá có khỏe mạnh, ngoại hình đẹp thì người nuôi cá mới cảm thấy vui vẻ.

- Quảng Cáo -
Mộc Dương
Mộc Dươnghttps://my-pet.vn
Mộc Dương là một bác sĩ thú y và nhà văn y tế với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế thú y. Là một người yêu động vật, Mộc Dương đã học ngành Sinh học ở trường đại học và sau đó làm y tá thú y trước khi theo học bác sĩ thú y tại Đại Học Cornell. Sau khi tốt nghiệp, Mộc Dương đã được nhận một chương trình thực tập luân phiên về động vật nhỏ có tính cạnh tranh về y học và phẫu thuật tại Bệnh viện động vật ASPCA ở thành phố New York. Ở vị trí này đã mạng lại lượng kinh nghiệm phong phú về y học cấp cứu, y học tổng quát, phẫu thuật, nha khoa, phúc lợi động vật, y tế nơi trú ẩn, cũng như các vấn đề về ngược đãi động vật và công việc pháp y. Từ đó, cô được trở thành nhân viên thú ý tại ASPCA và làm việc tại đây trong sáu năm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây