10 loài Rắn Cảnh không độc, dễ nuôi, được yêu thích – [Bảng Giá]

Nuôi rắn cảnh đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Vậy có những loài rắn cảnh nào dễ nuôi và không độc hiện nay? Cùng Mypet tham khảo những loài rắn cảnh không độc được yêu thích nhất hiện nay dưới đây. 

Đặc điểm của rắn không độc

Để nuôi rắn cảnh bạn cũng nên tìm hiểu đôi nét về loài rắn cảnh không độc khác gì so với có độc nhé. Đó chính là răng của con rắn, những con rắn có độc sẽ có răng nọc và tuyến nọc độc. Trong khi đó những con rắn không có độc bạn sẽ không thấy chúng có răng và tuyến nọc độc. 

Rắn không độc thường có nhiều răng, bên cạnh răng trên và răng dưới còn có răng mọc ở sau hàm. Các loài rắn cảnh của Việt Nam sẽ không có tuyến nọc độc. Bên cạnh các loại răng ở trên, còn có 2 – 4 răng có kích thước lớn gồm: Răng móc câu, răng ống nối với tuyến nọc độc nên được gọi là răng độc. 

Những loài rắn cảnh được ưa chuộng nuôi hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rắn cảnh, gồm cả rắn cảnh nhập khẩu cho bạn tham khảo lựa chọn để nuôi làm thú cưng. Dưới đây là những loài rắn cảnh được ưa chuộng nuôi hiện nay mà bạn có thể tham khảo: 

Rắn Corn Snake (Rắn Ngô)

Đây là loài rắn cảnh được yêu thích nuôi nhất hiện nay với ngoại hình đẹp, tính cách hiền lành và có khả năng sinh sản tốt. Giá rắn ngô được bán trên thị trường có mức dao động khoảng 800.000đ – 1.000.000đ/con. 

Điều kiện để nuôi rắn ngô là bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như: Lót nền, bát nước và nhiệt kế. Loài rắn này không cần UVA và UVB khi nuôi giống như các loài bò sát khác. Thức ăn của rắn ngô gồm các loại thịt hoặc chuột đông lạnh. Trước khi cho rắn ngô ăn bạn nên rã đông thức ăn trước cho mềm. 

Rắn cảnh California Kingsnake

California Kingsnake là loài rắn cảnh không độc còn được mệnh danh là rắn vua, bởi chúng có khả năng ăn thịt. Nguồn thức ăn của rắn vua rất đa dạng, chúng có thể ăn được các loại rắn độc, rắn con, chim và các loài động vật thuộc bộ gặm nhấm. 

Rắn vua California Kingsnake có chiều dài khoảng 1m khi trưởng thành. Điều kiện để nuôi rắn vua bạn cần chuẩn bị: Đèn sưởi, bát nước và không cần ánh sáng. Giá rắn vua dao động khoảng 1 triệu đồng/con. 

Rắn Gopher Snake

Rắn Gopher Snake là loài rắn cảnh đặc biệt nhất với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Cách chăm sóc rắn cảnh Gopher Snake rất đơn giản, bạn cũng cần chuẩn bị các vật dụng như các loài rắn ở trên, thức ăn của chúng rất đơn giản và không cần ánh sáng. Rắn cảnh Gopher Snake có tuổi thọ lên tới 15 năm và có kích thước khoảng 150cm.  

Rắn Ball Python (Trăn bóng)

Nhắc tới các loài rắn cảnh được yêu thích hiện nay không thể bỏ qua Ball Python còn được gọi là trăn bóng. Loài rắn cảnh này có nhiều màu sắc đẹp và khi nuôi bạn cần cung cấp đầy đủ độ ẩm bằng cách đặt bát nước vào trong. Giá bán trăn bóng trên thị trường hiện nay dao động từ 600.000 – 1.000.000đ/con. 

Rắn mũi hếch

Tên tiếng Anh của rắn mũi hếch là Hognose Snake, loài rắn cảnh có nguồn gốc từ Mexico và khu vực Bắc Mỹ. Rắn mũi hếch rất hiền và có tập tính đào cát, đào hang bằng mũi. Loài rắn cảnh này nổi bật với nhiều màu sắc đẹp cuốn hút. Giá bán trên thị trường dao động từ 2,5 – 3 triệu đồng/con. 

Rắn Sữa

Rắn sữa cùng với rắn vua là một trong những loài rắn cảnh đẹp nhất trên thế giới và được nhiều người ưa chuộng nuôi làm cảnh. Đặc biệt với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm có thể nuôi rắn sữa đơn giản mà không cần mất nhiều thời gian chăm sóc. 

Bảng giá rắn cảnh mới nhất hiện nay

Tên loài rắn cảnhGiá thành
Rắn ngô800.000 – 1.000.000đ/con
Rắn sữa3 – 5 triệu đồng/con
Rắn vuaKhoảng 1 triệu đồng/con
Rắn mũi hếch2,5 – 3 triệu đồng/con
Trăn bóng600.000 – 1.000.000
Rắn Gopher Snake1 – 1,5 triệu đồng
Rắn nước bụng vàng 150.000đ/con 
Rắn nước đỏ 150.000đ/con 
Rắn Hổ Ngựa 200.000đ/con 
Rắn roi (Vine Snake)100.000đ/con 
Rắn Hổ Hành – Sunbeam snake200.000đ/con 
Rắn ri voi Size baby 150.000đ/con 

Cách nuôi rắn cảnh đúng kỹ thuật 

Nếu bạn vẫn chưa biết cách nuôi rắn cảnh như thế nào? Rắn cảnh ăn gì? Thì hãy cùng tham khảo hướng dẫn dưới đây:   

Chọn giống rắn khỏe mạnh 

Khi mua rắn cảnh bạn cũng nên chú ý kiểm tra hình dáng bên ngoài và lựa chọn những con nhanh nhẹn, có màu sắc đẹp. Có thể quan sát xem rắn cảnh có bị tổn thương nào hay không. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra xem có còn túi mật không, khi sờ lên người rắn nếu thấy có vật gì cứng cứng ở trong đó là còn túi mật. Đây là bộ phận rất quan trọng đối với rắn, nếu không có túi mật rắn sẽ kém phát triển và có thể bị tử vong.  

Chuồng nuôi

Đầu tiên là chuẩn bị chuồng nuôi rắn cảnh bạn có thể sử dụng nhiều loại chuồng khác nhau. Vì rắn cảnh thường có kích thước rất nhỏ do đó bạn cũng chỉ cần loại chuồng gỗ nhỏ, bể kính hoặc hộp bằng gỗ, carton, lồng nhựa… Trong chuồng bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để rắn ăn, uống và đồ dùng tạo môi trường sống như ngoài tự nhiên. 

Lót nền chuồng nuôi rắn cảnh

Khi nuôi rắn cảnh bạn cũng cần lót nền, có thể dùng thủy tinh hoặc giấy ăn cuộn dài lại, giấy báo, vụn gỗ bào nhỏ, sợi gỗ, lõi ngô vụn, giấy bằng vải…            

Nhiệt độ thích hợp nuôi rắn cảnh

Để rắn cảnh có môi trường sống thuận lợi nhất bạn cũng cần lưu ý trong việc điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp. Cần đảm bảo được độ ẩm và nhiệt độ bên trong hộp nuôi rắn, nên ưu tiên về độ ẩm hơn. Vì nếu không kiểm soát tốt được hai yếu tố này rắn sẽ rất dễ bị bệnh. 

Chuẩn bị dụng cụ nuôi rắn cảnh 

Khi nuôi rắn cảnh không thể thiếu được những dụng cụ cần thiết như: 

– Bát đựng nước: Bạn nên đặt một bát đựng nước trong chuồng nuôi giúp làm mềm da cho rắn, đặc biệt là những loài rắn ưa sống trong môi trường ẩm ướt. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng bồn đá để cung cấp độ ma sát cho rắn cảnh. 

– Cảnh quan trang trí: Trong hộp nuôi rắn cảnh bạn cũng nên trang trí đá, cây để tạo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên cần đảm bảo những đồ vật trang trí cần không gây hại cho rắn cảnh. 

– Nhiệt kế: Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ bên dưới đáy hộp nuôi rắn cảnh. Vì rắn cảnh rất yếu, do đó bạn nên chú ý điều chỉnh môi trường sống cũng như nhiệt độ thích hợp. 

Thức ăn của rắn cảnh là gì? 

Khi sống trong môi trường tự nhiên rắn cảnh thường ăn các loại bò sát nhỏ hoặc nhóm động vật gặm nhấm. Khi nuôi rắn cảnh bạn có thể cho chúng ăn chuột hoặc ếch, nhái, động vật nhỏ và đặc biệt sau khi cho ăn cần tăng nhiệt độ giúp cho hệ tiêu hóa được ổn định. 

Bạn cũng có thể cho rắn cảnh ăn dế mèn và nên nuôi dế tại nhà để đảm bảo nguồn nguyên liệu có sẵn. Có thể thả dế vào trong thùng nuôi rắn để sinh sản và làm nguồn thức ăn cho rắn cảnh. Trong một số trường hợp vì con mồi quá to hoặc còn sống khiến rắn cảnh bị tổn thương. Do đó nên đảm bảo giết con mồi trước khi cho ăn hoặc để đông lạnh, nên giã đông trước khi cho rắn ăn. 

Vậy nên cho rắn cảnh ăn bao nhiêu là đủ? Những con rắn con thường ăn nhiều hơn so với con trưởng thành. Do đó bạn nên cho rắn nhỏ ăn thường xuyên số lượng thức ăn và tần suất ăn nhiều hơn so với rắn trưởng thành để đảm bảo sự phát triển. 

Những lưu ý khi nuôi rắn cảnh 

– Trong thời gian đầu mới mua rắn cảnh sẽ ăn kèm hơn đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Sau khoảng vài ngày chúng sẽ quen với môi trường sống mới và ăn cũng như kiếm mồi. Khi cho rắn cảnh ăn bạn cũng nên theo dõi xem chúng ăn như thế nào. 

– Nếu rắn cảnh không ăn, bạn đợi sau 2 ngày sẽ cho chúng ăn thêm. Bên cạnh đó nên thường xuyên thay đổi thức ăn cho rắn cảnh và nếu rắn còn nhỏ có thể cho ăn chuột mới nở. Tần suất ăn của rắn cảnh là mỗi ngày 1 con chuột. Còn với những con rắn trưởng thành nên ăn 2 con mỗi bữa. Mỗi lần ăn cách nhau khoảng 7 đến 10 ngày. 

– Sau khi cho rắn cảnh ăn khoảng 2 ngày bạn không nên điều chỉnh nhiệt độ thêm 2 – 3 độ để rắn tiêu hóa tốt. Nếu thấy rắn cảnh có triệu chứng nôn mửa hoặc bất thường khi ăn, thì cần dừng cho ăn và bổ sung đầy đủ vitamin. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho rắn cảnh uống nước sạch. 

– Bạn có thể chơi với rắn cảnh nhưng không nên tiếp xúc hàng ngày như chó mèo. Vì rắn cảnh là loài ưa sống yên tĩnh để đảm bảo phát triển tốt nhất và nếu bị kích thích nhiều chúng sẽ bị chết. 

Trên đây là các loài rắn cảnh dễ chăm sóc, không có độc kèm theo bảng giá mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được cho mình loài rắn cảnh phù hợp nhất để nuôi  làm cảnh. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây