Mèo bị co giật thực chất là vấn đề không hề hiếm gặp nhưng nếu không chú ý có thể gây biến chứng hết sức nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này. Nếu như bạn cũng đang nuôi mèo thì có thể tham khảo thêm thông tin để chăm sóc chu đáo hơn và đề phòng các sự cố.
1. Nguyên nhân gây mèo co giật
Chứng co giật ở mèo có thể xảy ra thường xuyên, thi thoảng hoặc bất ngờ mới lần đầu xảy ra. Thực tế thì có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng:
1.1. Mắc phải hyperesthesia
Đây là hội chứng mà mèo hay mắc phải khiến chúng trở nên nhạy cảm quá mức cần thiết. Khu vực da, cơ bị ảnh hưởng tạo nên hiện tượng bị co giật liên tục giống như gợn sóng.
1.2. Do bọ chét
Cơ thể mèo tắm rửa, vệ sinh không sạch sẽ nên mới tạo ra hiện tượng bọ chét ký sinh nhiều. Các vết cắn liên tục, nhiều gây hiện tượng viêm, nhiễm, sưng tấy, đặc biệt rất ngứa khiến cho mèo co giật.
1.3. Bị động kinh
Bệnh động kinh cũng có ở mèo cho nên khi mèo co giật toàn thân hoặc mèo bị co giật chân sau. Bạn nên tìm hiểu kỹ xem đây có phải bệnh từ bé, bị di truyền hay không. Từ đó mới có cách điều trị đúng hướng và can thiệp triệu chứng.
1.4. Do trầm cảm hoặc chấn thương
Mèo bị co giật nhẹ cũng có thể do bị chấn thương trong cơ thể gây phản ứng bất thường. Hoặc do mèo đang mắc bệnh tâm lý trầm cảm khiến mèo không chủ động được hành vi của mình.
2. Dấu hiệu nhận biết
Khi mèo co giật thì dấu hiệu nhận biết rõ rệt, bạn chỉ cần nhìn là có thể nhận ra được ngay. Chi tiết về các phản ứng của mèo thì bạn có thể tham khảo phần thông tin bên dưới này:
- Đồng tử của mèo bị giãn nở mạnh
- Đánh đuôi loạn xạ và đập mạnh xuống dưới nền nhà
- Có ra nhiều nước bọt, nước dãi
- Đi tiểu tiện, đại tiện không có kiểm soát được
- Kêu la nhiều, gào to đột ngột
- Chạy lung tung khắp nhà
- Thái độ hung dữ và mất kiểm soát
- Cào cấu, cắn xé, hung dữ và tấn công con người nếu đụng chạm
- Miệng mèo giật liên tục bất thường.
Tìm hiểu the·
- dấu hiệu mèo sắp chết
- mèo có thể nhịn ăn uống trong bao lâu
- cách chăm sóc mèo con mất mẹ
- mèo bị rối loạn tiêu hóa
- viêm phúc mạc ở mèo
3. Cách điều trị mèo bị co giật
Khi xác định được dấu hiệu cho thấy mèo đang mắc co giật thì bạn phải xử lý đúng cách. Tìm ra nguyên nhân vấn đề thì mới có cách điều trị đúng hướng và mang lại sự an toàn cho mèo. Dưới đây my-pet.vn sẽ nêu cho bạn biết các cách điều trị hiện tại:
3.1. Dùng thuốc giảm co giật
Mèo bị chứng co giật thì bạn cần phải sử dụng thuốc cho mèo, tất nhiên cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng đúng loại thuốc hiệu quả. Có các phương pháp để trấn an mèo, giữ cho mèo không bị cắn vào lưỡi. Và tìm hiểu về bệnh gây ra triệu chứng để chữa trị.
3.2. Co giật do gió độc
Nếu có cơn co giật ở mèo do trúng gió độc hoặc ảnh hưởng của thời tiết thì bạn để mèo chỗ kín gió hơn. Cho mèo uống nước gừng hoặc dùng nước gừng xoa lên tay chân để làm ấm cho mèo giảm cơn co giật.
3.3. Cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết
Tình trạng mèo bị co giật này cần phải được nạp thêm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên cho mèo đi khám dinh dưỡng tổng thể để được tư vấn nên cho ăn thực phẩm nào. Sau đó thì bổ sung linh hoạt vào các bữa ăn trong ngày để giúp mèo khỏe mạnh trở lại.
4. FAQ về vấn đề mèo co giật
Có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề mèo co giật, bạn trang bị thêm kiến thức để giải quyết vấn đề:
Cắn vào lưỡi thì phải làm sao?
Mèo khi co giật mạnh nhiều người lo lắng chúng sẽ rơi vào tình trạng cắn vào trong lưỡi. Tuy nhiên không giống như ở người thì mèo không phải là loài khi lên cơn co giật có thể cắn lưỡi hay nuốt dị vật. Trong trường hợp bất đắc dĩ thì bạn vẫn có thể dùng giẻ đưa vào trong miệng mèo. Còn không thì bạn cũng không phải can thiệp vì có thể chúng hung dữ cắn vào trong tay.
Mèo bị co giật lúc ngủ thì sao?
Lúc này thì bạn không nên để mèo ở nhà mà cần đưa nó tới gặp bác sĩ thú ý để kiểm tra và xem tình trạng bệnh của mèo như thế nào. Co giật nặng thì không phải là dấu hiệu đơn thuần nên sẽ không dễ dàng hết được.
Thuốc kiểm soát co giật
Việc sử dụng thuốc kiểm soát cơn co giật là hoàn toàn cần thiết, nhất là trong những tình thế cấp bách. Thuốc phổ biến hay dùng tại các cửa hàng, phòng khám thú y như Phenobarbital, Diazepam (Valium) thì có tác dụng nhanh chóng. Bạn có thể cho mèo dùng kết hợp với Phenobarbital. Mỗi loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng cụ thể, liều lượng nhất định nên đọc kỹ hướng dẫn và nghe tư vấn của bác sĩ.
Giờ thì bạn đã biết được tình trạng mèo bị co giật là như thế nào, các dấu hiệu nhận biết. Bạn phải hiểu được nguyên nhân gây triệu chứng này thì mới áp dụng cách điều trị phù hợp. Mèo cưng nhưng lại cũng có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào nên bạn đừng chủ quan, hãy cố gắng học hỏi thêm kiến thức chăm sóc mèo.