Chó bị Giun Sán: Dấu hiệu, Nguyên nhân và cách tẩy giun

Một trong những tình trạng bệnh mà chó hay gặp là chó bị giun sán. Nhưng việc chó bị giun là nguyên nhân do đâu, các dấu hiệu nhận biết là gì? Nếu phát hiện chó bị giun thì cách tẩy giun thực hiện như thế nào cho đúng cách. Bài viết của my-pet.vn sẽ nêu rõ hơn về tình trạng bệnh này.

1. Nguyên nhân chó bị giun sán

Tình trạng chó bị giun sán khá thường gặp ở chó mà nhiều chủ nuôi đau đầu muốn tìm rõ các nguyên nhân và tìm ra cách trị triệt để. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là:

  • Các loại ký sinh trùng sống trong dạ dày sẽ lây lan khi con vật ăn phải ấu trùng truyền bệnh trong vật chủ như bọ, gián, dế, bọ cánh cứng. Sán cũng lây truyền qua phân của vật chủ như chim, ếch, rắn,…
  • Trúng của giun có ở khắp mọi nơi dễ mà lây nhiễm vào cho chó. Chẳng hạn ở bãi cỏ, đồ đạc, nơi chó hay đi chơi, gặm nhấm đồ ăn. Giun và trứng giun dính vào chân, miệng, hậu môn rồi đi vào cơ thể của chó gây bệnh.
Nguyên nhân chó bị giun sán
Nguyên nhân chó bị giun sán

2. Dấu hiệu chó bị giun sán

Chó bị giun sán có nhiều dấu hiệu nhận biết mà chủ nuôi chỉ cần theo dõi và để ý là nhận ra được. Dưới đây My Pet sẽ tổng hợp lại các dấu hiệu cho mọi người biết rõ:

  • Chó bị giun sẽ gầy, dù ăn nhiều vẫn không thấy tăng cân
  • Chó có giun nhiều trong dạ dày thì thường hay nôn mửa, nôn khan
  • Bụng phình to bất thường, tròn hơn dù rằng cơ thể không được béo
  • Chó chán ăn, ăn ít hơn bình thường
  • Chó bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, chó bị giun đi ngoài ra máu
  • Cơ thể bị mất nước trầm trọng
  • Bị rối loạn thần kinh như bị cáu kỉnh, buồn bã, hay nằm lì 1 chỗ
  • Có thể chó bị mất máu nhiều, nướu của thú cưng màu nhợt nhạt,…
Dấu hiệu chó bị giun sán
Dấu hiệu chó bị giun sán

3. Cách tẩy giun cho chó

Khi cảm thấy chó cưng có dấu hiệu bị giun sán thì nên đưa tới phòng khám thú y để khám xem có thực sự bị hay không. Sau đó nếu đúng thì cần phải biết cách tẩy giun cho chó. 

Tẩy giun cần mua thuốc đúng loại, có thể để chó tự uống nếu chúng hợp tác. Còn nếu chúng nhất định không chịu uống thì phải có người giữ để ngửa cổ chó ra cho thuốc vào trong bụng. Vuốt cổ để cho thuốc trôi xuống bên dưới. Bạn cũng có thể trộn thuốc tẩy giun với thức ăn cho chúng nếu mùi không quá khó ăn. 

Sau đó theo dõi động thái của chó vì quá trình loại bỏ giun ra ngoài sẽ có. Ví dụ có loại thuốc tẩy giun Vime-deworm với thành phần gồm praziquantel, pyrantel, febantel hiệu quả cao khi sử dụng. 

thuốc tẩy giun Vime-deworm

Tẩy giun cho chó bằng dân gian: Ngoài ra hạt đu đủ có chất chống amip giúp loại bỏ tất cả các loại giun trong ruột. Nhiều người áp dụng cho chó ăn loại hạt này để giúp loại bỏ giun ký sinh trong cơ thể. 

Cách tẩy giun cho chó
Cách tẩy giun cho chó

4. Cách ngăn ngừa giun sán cho chó 

Chủ nuôi muốn ngăn ngừa tình trạng giun sán cho chó thì cũng phải chú ý nhiều điều trong cách chăm sóc. Dưới đây sẽ có chia sẻ cho bạn các cách ngăn ngừa tốt nhất: 

  • Cho chó đi thăm khám thường xuyên để phát hiện kịp thời tẩy giun sớm
  • Hạn chế cho chó tới nơi bẩn, nhiều rác, khó xác định được có nhiều vật chủ trung gian
  • Ngăn chặn và dùng thuốc để tiêu diệt côn trùng xâm nhập nhiều vào trong nhà để nhiễm giun sán cho chó
  • Thức ăn cho chó ăn xong thì nên dọn dẹp ngay để tránh ruồi bu vào rồi lây trứng giun sang
  • Tẩy giun định kỳ cho chó khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm:

5. Điều gì cần lưu ý khi tẩy giun sán cho chó?

Việc tẩy giun sán cho chó bạn cần chú ý thực hiện đúng cách để giúp cho sức khỏe của chó được tốt nhất có thể. Cụ thể sau lần tẩy giun đầu thì không tẩy được trứng giun. Cho nên sau khoảng 10 ngày thì cần tẩy giun lần nữa diệt đi trứng giun, nếu để lâu thì trứng lại tiếp tục nở rồi sinh sản. 

Không thực hiện việc tẩy giun cho chó mẹ đang mang thai có thể gây nguy hiểm gây sinh ngon hoặc dị tật cho chó con. Không tẩy giun sán cho chó khi đang bị ốm nặng, bị bệnh hoặc vào lúc thời tiết nóng quá. 

6. FAQ về việc chó mắc giun sán

Dưới đây là các thắc mắc về vấn đề chó bị giun sán được giải đáp thêm:

Các loại giun sán thường gặp ở chó

– Giun đũa
– Giun móc 
– Giun tóc 
– Bệnh sán dây

Tác hại của việc chó nhiễm giun sán

Chó bị giun sán sẽ rất còi cọc, yếu ớt cũng dễ bị ốm, bệnh hơn. Cho nên bạn hãy cẩn trọng tẩy giun cho chúng có sức khỏe tốt, tăng cân hơn.

Chó có bị lây giun sán của nhau?

Có. Nếu chó giun sán chơi chung, ăn ngủ và sinh hoạt cùng đàn với chó chưa bệnh thì khả năng cao sẽ lây cho nhau nhanh chóng. 

Thời gian nên tẩy giun cho chó

Việc tẩy giun cho chó phải có thời kỳ phù hợp:
– Chó từ 2 – 3 tuần tuổi đủ tuổi để bắt đầu tẩy giun. Tiếp đó thì sẽ 2 tuần cho tẩy lại 1 lần
– Chó từ 8 – 12 tuần tuổi: đều đặn tẩy giun 1 tháng / lần
– Chó 12 tuần tuổi trở đi: nên cho tẩy giun 3 tháng/lần
– Chó sau 1 năm tuổi: cách ra khoảng tẩy giun 6 tháng/lần.

Những thông tin này làm rõ vấn đề chó bị giun sán nguyên nhân do đâu, dấu hiệu và hướng dẫn cách tẩy giun cho mọi người biết cách chăm sóc chúng tốt hơn. Hiện nay thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun sán nên bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn đúng loại, tốt nhất chọn loại dễ ăn thì chó sẽ hợp tác hơn.

- Quảng Cáo -
Hoàng Quỳnh
Hoàng Quỳnh
Hoàng Quỳnh là kỹ thuật viên Thú y dành 10 năm qua để làm việc tại một số bệnh viện thú y có nhiều bác sĩ, cô ấy sử dụng chuyên môn và kỹ năng gây vê và nha khoa của mình với tư cách là trợ lý phẫu thuật cũng như kỹ thuật viên nha khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây