Bệnh Parvo ở Chó: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh

Bệnh Parvo ở Chó là một trong những căn bệnh nguy hiểm cho nên khiến cho nhiều người nuôi chó cho lắng. Bệnh này gây ra có nhiều nguyên nhân khác nhau, có triệu chứng nhận biết và điều trị rõ ràng với phác đồ cụ thể. Sau đây my-pet.vn sẽ nêu rõ hơn về căn bệnh này.

1. Tìm hiểu về bệnh Parvo (Parvovirus) ở chó 

Bệnh Parvo là một căn bệnh viêm ruột – dạ dày xuất hiện ở chó. Bệnh bị nhiễm do loại virus có tên parvovirus gây ra cho nên mới có tên gọi như vậy. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm cho nên khiến cho nhiều chủ nuôi lo lắng, theo con số thống kê thì tỷ lệ tử vong khá cao.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này mà chỉ có sản phẩm hỗ trợ giúp sức khỏe của chó tốt hơn. Khi mắc phải thì nhiều người nhầm lẫn bệnh này với bệnh viêm đường ruột hoặc đường tiêu hóa bởi vì có nhiều dấu hiệu nôn, ỉa và gầy hao nhanh chóng nhưng không phải. Các dấu hiệu khi bệnh nặng càng rõ rệt và nhiều, bệnh này cần phải làm các xét nghiệm để phát hiện và điều trị đúng cách. 

Tìm hiểu về bệnh Parvo (Parvovirus) ở chó
Bệnh Parvo xuất hiện ở chó

2. Nguyên nhân gây bệnh Parvo ở chó

Về nguyên nhân chính gây nên bệnh Parvo chính là do sự xâm nhập của loại virus Canine Parvovirus. Chúng sinh sôi cực kỳ nhanh, lây lan với tốc độ chóng mặt và có thể sống trong nước tiểu, phân của chó thời gian dài. 

Hiện nay có 2 thể virus này được tìm ra là CPV1 và CPV2. Chủ yếu thì virus gây bệnh Parvo ở chó chính là CPV2, chúng tấn công vào mọi đối tượng chó ở các độ tuổi khác nhau. Virus gây bệnh cho chó nhiều và nặng hơn thường là ở độ tuổi từ 1-12 tháng. Còn ở đối tượng chó trưởng thành khỏe mạnh thì dấu hiệu nhẹ hơn và cũng có khả năng chữa khỏi hơn là chó có sức đề kháng yếu hoặc đã già rồi.

Nguyên nhân gây bệnh Parvo ở chó
Virus CPV1 và CPV2 xâm nhập gây bệnh ở chó

3. Triệu chứng gây bệnh

Parvo là một căn bệnh nguy hiểm và khi mắc phải sẽ có những biểu hiện bệnh parvo ở chó rõ ràng, hoàn toàn khác với chó đang khỏe mạnh bình thường. Chủ nuôi chó chỉ cần theo dõi sinh hoạt và tình trạng hàng ngày là phát hiện ra ngay:

3.1. Bệnh Parvo dạng viêm ruột

Với dạng viêm ruột này thì biểu hiện hoàn toàn khác biệt, chó sẽ bị sốt trong thời gian dài, có thể lên tới 40-41 độ C. Thân nhiệt của chó cao bất thường, virus xâm nhập vào cơ thể có thể phá hủy đi bạch cầu khiến cho chó yếu ớt, biếng ăn hơn nhiều. 

Khi xâm nhập nhiều hơn thì virus còn ảnh hưởng tới niêm mạch thành của dạ dày, phá hủy ruột non. Hệ tiêu hóa chó bị rối loạn, đào thải dễ dàng các loại thức ăn mà chó dung nạp vào cơ thể. Chó bị nôn nhiều toàn thức ăn và cả dịch mật màu vàng lạ mắt. 

Dịch mật này được tiết ra và còn trào ngược lại khiến cho dạ dày bị kích ứng mạnh mẽ. Chó đi nặng ra phân có màu khác lạ so với bình thường như màu nâu sẫm, đen hoặc hình dạng khác lạ, bị quá loãng. Bốc ra mùi hôi thối cực kỳ khó chịu cho không gian xung quanh.

Triệu chứng gây bệnh
Chó đi ngoài ra phân loãng

3.2. Bệnh dạng viêm ruột kết hợp

Hội chứng bị viêm ruột kết hợp này rất nặng và có khả năng gây tử vong ở chó cực kỳ cao. Virus xâm nhập vào trong cơ thể gây nhiều rối loạn bất thường. Kết hợp thêm các loại khuẩn ký sinh khác như Salmonella, Campylobacter hoặc E.coli.

Parvovirus này phá hoại hệ bạch cầu làm cho chó bị suy giảm hệ miễn dịch khiến cho các khuẩn khác gây nhiễm trùng thứ cấp. Các dấu hiệu nặng của bệnh này diễn ra nhanh chóng như bị tiêu chảy nặng, lông xù xì, toàn cơ thể bốc mùi hôi thối, bị đông máu gây suy tim, có hiệu ứng bị suy hô hấp,…Chó chán ăn, mắt lờ đờ, gầy lộ xương và cột sống, đi siêu vẹo, đuôi cụp xuống.

3.3. Bệnh Parvo thể cơ tim

Thể bệnh này thường mắc ở chó trong độ tuổi từ 4-8 tuần, dễ gây nên tình trạng suy tim cấp tính. Chó tim đập nhanh, khó thở, cơ thể mệt mỏi, gầy sọp chán ăn, không có hứng thú vui chơi,  chạy nhạy. Virus Parvovirus làm hoại tử tim những chú chó con đáng yêu khiến chúng nhanh chóng bị đột tử. 

4. Cách chữa trị bệnh Parvo

Bệnh Parvo này có cách điều trị bởi y khoa hiện nay đã hiện đại hơn nhưng việc chữa trị có khỏi không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như tình trạng bệnh nhẹ hay nặng, thể trạng của chó ra sao, sức đề kháng thế nào và cách điều trị áp dụng là gì. Và phần bên dưới đây my-pet chia sẻ cách điều trị bệnh này:

4.1. Cách chữa bệnh

Hiện nay thì trong giới y khoa vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị cho bệnh Parvo. Các phương pháp y khoa hiện giờ vẫn tập trung vào điều trị các triệu chứng bệnh, giúp chó nhanh hồi phục sức khỏe, giảm khả năng bị tử vong. 

Khi chó gặp các dấu hiệu lâm sàng của bệnh này thì bạn cần phải cách ly chó ốm ra chỗ khác, không để ở chung với chó khỏe. Chủ nuôi cần phải tiến hành phun xịt khử trùng những nơi chó mắc bệnh tiếp xúc tránh virus lây lan.

Cách chữa trị bệnh Parvo
Chữa trị tại phòng khám thú y cho chó bị Parvo

Nếu chó bị nôn mửa, tiêu chảy thì ngừng cho ăn trong 24h theo dõi các biểu hiện xem có liên tục nhiều hơn không. Trong trường hợp mà chó có biểu hiện tim đập nhanh, thở gấp, yếu dần, rên la, mệt nằm bẹp không muốn đi lại thì nên đưa chó tới khám bác sĩ thú ý nhanh chóng. 

Nếu chó mất nước nhiều thì bạn nên cấp nước, bù điện giải cho chó khẩn cấp. Nếu chó không uống thì dùng biện pháp truyền tĩnh mạch để cho thêm năng lượng. Đồng thời kết hợp thêm vitamin và muối khoáng cho chó.

Một số dung dịch bạn có thể sử dụng như nước muối sinh lý natri clorid 0,9%, Glucose 0,5% hay kali clorid 10%. Liều lượng sử dụng phù hợp là 50ml/kg thể trọng, tốc độ truyền 50 giọt/phút.

Sử dụng một số liều thuốc kháng sinh như metronidazol hoặc cephalosporin cho chó. Lưu ý sử dụng theo liều lượng mà bác sĩ thú y kê đơn và có hướng dẫn chi tiết cách cho chó dùng.

Nếu chó tiêu chảy ra máu bị hỏng niêm mạc tiêu hóa thì nên cho thêm thuốc chứa Vitamin K hoặc transamin 250mg cầm máu. Cân nhắc cho chó dùng thêm thuốc chống nôn như tropin sunphat hoặc tiêm ven cimetidine.  Hạn chế tình trạng chó bị suy kiệt càng dễ dẫn tới tử vong nhanh chóng hơn.

4.2. Cách chăm sóc

Việc chăm sóc cho chó bị bệnh cũng là một trong những điều cần thiết giúp cho chúng nhanh lành bệnh. Và nhanh chóng giúp chó được trở lại cuộc sống bình thường hoặc đỡ đau đớn hơn. 

Vệ sinh nơi ở của chó thật sạch sẽ, nên dùng thuốc diệt virus, khử khuẩn. Dọn sạch các bãi nôn, bãi thải của chó, vứt bỏ hoặc làm sạch các loại thảm, khăn chó bị bệnh dùng qua. Các vật dụng khác của chó cần làm sạch và khử khuẩn, bạn có thể tham khảo Cloramin B. Tạo không gian sống của chó có nhiệt độ vừa phải, tránh gió mùa lạnh lẽo.

Cách chữa bệnh parvo ở chó tại nhà: Chế độ ăn uống của chó cần chú ý đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và nên dùng loại loãng, mềm bởi lúc này hệ tiêu hóa đang bị yếu. Cơ thể chó hồi sức dần thì có thể dùng thêm các loại thịt và thực phẩm băm khác, rau củ quả nghiền để cấp thêm dinh dưỡng. Tránh các loại thực phẩm cứng, nhiều dầu mỡ, chiên xào làm hại thêm dạ dày và đường ruột.

Tìm hiểu thêm:

5. Cách phòng tránh bệnh

Muốn tránh trường hợp chó bị mắc bệnh Parvo thì bạn cần có cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Tốt nhất vẫn là nên đi tiêm phòng cho chó đủ các liều vắc xin theo độ đuổi và thời gian. Nhất định là tiêm vắc xin phòng bệnh Parvo này từ khi còn nhỏ. Thêm vào đó là các cách phòng chống khác: 

Cách phòng tránh bệnh
Cho chó tiêm phòng đầy đủ phòng bệnh
  • Chú ý giữ môi trường sống của chó được sạch sẽ, xịt khuẩn và giúp không gian thông thoáng
  • Không để chó tiếp xúc nhiều hoặc thường xuyên ra ngoài cắn nhau, tranh đồ với chó hoang, chó có dấu hiệu bị bệnh
  • Nếu phát hiện có chó đã mắc bệnh Parvo này thì cần phải cho cách ly ngay với những con cún khác để không cho chúng lây bệnh của nhau 
  • Đối với những chó đã mắc bệnh Parvo này thấy dấu hiệu phục hồi cũng không nên chủ quan tiếp xúc luôn với đàn. Bởi vì virus này cực kỳ sống khỏe, chúng tồn tại lâu trong cơ thể không dễ tiêu diệt triệt để cho nên hãy cách ly với chó khỏe thêm 3-6 tháng. 

6. FAQ về bệnh Parvo ở chó

Bạn đang có thắc mắc về bệnh Parvo xuất hiện ở chó thì có thể tham khảo thêm các giải đáp về vấn đề này:

Bệnh parvo ở chó có lây sang người không?

Theo nghiên cứu cho thấy thì virus Parvovirus chỉ nhiễm từ chó sang chó mà không lây nhiễm sang con người. Vì thế người nuôi mà phát hiện ra chó bị bệnh ở nhà có tiếp xúc cũng không cần phải quá lo lắng. Nhưng vẫn phải khử khuẩn, khử trùng không gian chó đã tiếp xúc trước đó. 

Chó bị Parvo tỷ lệ sống bao nhiêu?

Chó bị nhiễm bệnh Parvo theo thống kê hiện nay thì tỷ lệ sống sót hiện tại là 40% – 50%. Nếu ở giai đoạn đầu mới chớm bệnh và được điều trị đúng cách thì khả năng khỏi bệnh cũng có. Còn nếu như phát hiện muộn bị bệnh nặng thì khó có thể chữa được bệnh nữa, khả năng bị tử vong. 

Bệnh parvo ở chó có chữa được không?

Hiện nay thì chưa có thuốc điều trị triệt để khỏi được bệnh Parvo này. Chỉ có được thuốc và các phương pháp khác hỗ trợ giảm các triệu chứng bị bệnh cũng như chăm sóc chó khỏe mạnh dần lên, kéo dài sự sống. 
Chó bị bệnh có thể được điều trị ở giai đoạn đầu thì khả năng sống sót cao. Vì vậy bạn không nên bỏ mặc chó, trừ khi nó đã tiến tới giai đoạn bị nặng dẫn tới tử vong thì nên cách ly và lựa chọn cách chôn xác ở nơi phù hợp.

Chó tiêm phòng rồi có bị Parvo không?

Với vắc xin tiêm phòng bệnh Parvo này thì theo chia sẻ của các bác sĩ thú ý là mỗi năm nên nhắc lại 1 lần nữa. Đối với chó đã tiêm phòng rồi nhưng chưa từng mắc bệnh này thì nguy cơ bị nhiễm bệnh vẫn có. 

Tổng hợp những thông tin của bài viết này My Pet chia sẻ cho mọi người hiểu rõ về bệnh Parvo ở chó. Từ đó mọi người có thể biết được nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào cho đúng. Từ đó tăng được nguy cơ có thể cứu chữa được cún cưng của mình.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

━ Các vấn đề về sức khỏe ở chó

━ Chó có thể ăn gì?

━ Cách chăm sóc chó mẹ