Cá Bút Chì: Đặc điểm, Phân loại, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu?

Bạn đang có ý định nuôi cá bút chì, nhưng vẫn chưa biết gì về loài cá này về đặc điểm, phân loại, cách chăm sóc, thức ăn và giá cả? Ngay sau đây Mypet sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn một cách chi tiết nhất. 

Giới thiệu đôi nét về cá bút chì

Cá bút chì thuộc họ Cyprinidae, có tên khoa học là  Crossocheilus Oblongus. Loài cá này có nguồn gốc từ Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan. Tại Việt Nam cá bút chì được những người chơi cá cảnh, chơi thuỷ sinh gọi là cá bút chì Thái. 

Loài cá này có kích thước dài khoảng 15cm và nổi bật với hai màu đen, trắng. Ngoài ra, một số loài có thêm những màu sắc nổi bật khác. Cá bút chì chuyên ăn rong rêu, rêu tóc. Cá bút chỉ ưa sống ở nơi có nhiều gỗ lũa, cây thuỷ sinh và đá. Chúng được xem là thiên địch của các loại rêu tảo và rất dễ trong việc lựa chọn ăn uống.    

Đặc điểm nhận biết cá bút chì 

Dưới đây là những đặc điểm nhận biết cá bút chì điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo: 

– Chiều dài của chúng khoảng 12 – 15cm. 

– Vây của cá bút chì phát triển, nhưng có màu trong suốt nên khó có thể nhìn thấy được. 

– Thân của cá bút chì tròn, nhưng khá nhỏ. Đường kính dài khoảng 1 – 2 cm và trên thân có ba màu gồm: Trắng bạc ở bụng, đen ở giữa và trên cùng là màu nâu vàng. 

– Gần đuôi của cá bút chì có những dải vân nhọn giống như đầu của bút chì, đó cũng là lý do vì sao loài cá này có tên là cá bút chì. 

Tính cách của cá bút chì như thế nào? 

Cá bút chì là loài có tính cách sống ôn hoà, tuy nhiên chúng lại vô cùng hiếu động và hoạt bát. Khi di chuyển trong nước chúng rất linh hoạt và đôi lúc có thể nhảy vọt lên trên. Chính vì vậy khi cho nước vào bể bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp hoặc có thể dùng kính chắn để chúng không nhảy ra ngoài. 

Tuy có kích thước khá nhỏ, nhưng cá bút chì lại không sống theo đàn mà chúng chỉ sống theo lãnh thổ. Do đó, bạn nên nuôi cá bút chì thành từng nhóm để chúng không tấn công lẫn nhau. 

Môi trường sống của cá bút chì 

Cá bút chì thường sống ở khu vực tầng đáy và chúng bám vào những tảng đá, cây thuỷ sinh hoặc sỏi. Loài cá này có khả năng sinh trưởng tốt ở mọi điều kiện sống khác nhau và ăn đa dạng các loài như động vật, thực vật. Cá bút chì có khả năng thích ứng với môi trường rất nhanh và bạn có thể trang trí thêm gỗ lũa, rong và hang đá ở dưới đáy bể để chúng thỏa thích vui chơi. 

Khả năng sinh sản của cá bút chì 

Cá bút chì là loài cá có đặc tính sinh sản vô cùng đặc biệt. Cụ thể, sau khi ghép đôi và giao phối, chúng sẽ đuổi con cái đi và một mình chăm sóc con. Con đực sẽ vẩy nước ẩm lên để trứng nở và sau vài ngày cá bột con sẽ nở ra sẽ được bố chăm sóc. Khi cá con trưởng thành và có thể tự kiếm ăn được thì cá đực cũng sẽ rời đi. 

Cách nuôi cá bút chì hiệu quả

Cùng tìm hiểu xem cách nuôi cá bút chì như thế nào nhé!

Thức ăn 

Cá bút chì là loài ăn tạp, thức ăn của chúng là các loại rong rêu và tảo bám ở dưới đáy bể. Chính vì vậy, bạn không cần mất nhiều thời gian chăm sóc chúng, mà chỉ cần đảm bảo được môi trường sống luôn có đầy đủ nguồn thức ăn tự nhiên. 

Bạn cũng có thể cho cá bút chì ăn tép con, artemia, viên tổng hợp nhưng chỉ với số lượng nhỏ. Không nên cho cá bút chì ăn quá nhiều sẽ khiến chúng trở nên lười biếng và không dọn rong rêu dưới đáy bể.  

Bể nuôi

Tuy có kích thước khá nhỏ, nhưng khả năng di chuyển của cá bút chì rất rộng. Vì vậy bạn nên chọn loại bể có kích thước dài khoảng 60 – 80cm. Bên cạnh đó nên thay nước hàng tuần để tránh gây bệnh. Ngoài ra, có thể bố trí thêm các loại cây thuỷ sinh, tiểu cảnh, cát và đá để tạo sân chơi giải trí cho cá bút chì. 

Nhiệt độ 

Cá bút chì là loài ưa sống ở nơi có khí hậu mát mẻ và thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22 – 26 độ C.  Tránh điều chỉnh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cá. 

Cá bút chì có thể nuôi chung với loại cá nào? 

Vì cá bút chì là loài có đặc tính chiếm lãnh thổ, do đó bạn không nên nuôi cùng với loài cá nào khác. Chỉ nên nuôi theo cùng loài với số lượng nhiều. Trung bình mỗi bể chỉ nên nuôi khoảng 6 con với dung tích 80 – 100 lít.

Còn nếu bạn muốn nuôi cùng các loài cá khác, thì có thể tham khảo: Cá bảy màu, cá hồng kim, cá ngựa vằn… 

Cá bút chì có ăn tép không? 

Cá bút chì có ăn tép, tuy nhiên bạn nên chọn những loại có kích thước nhỏ và phù hợp với miệng của chúng. Việc bổ sung tép cũng là cách cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết đảm bảo sự phát triển của cá bút chì. 

Cách chọn mua cá bút chì 

Việc nắm rõ cách chọn mua cá bút chì là vô cùng quan trọng, bạn có thể dễ dàng mua loại cá này tại các cửa hàng bán thuỷ sinh. Có hai loại chính gồm: Cá bút chì size nhỏ và size lớn. Đối với những bể có kích thước dưới 50cm, bạn nên chọn những con có size nhỏ, không nên nuôi trong bể to sẽ khiến chúng lười ăn rêu và tránh ăn cám của cá. Ngược lại, với những bể lớn hơn thì bạn có thể nuôi những con cá to hơn để chúng thuận tiện khi di chuyển và ăn rêu trong bể. Kích thước lý tưởng nhất khi chọn mua cá bút chì là dưới 3cm. 

Cách phân biệt cá bút chì thật và giả

Tại Việt Nam có loài cá giống với cá bút chì, nên nhiều người mua nhầm. Cá bút chì hoạt động rất nhanh nhẹn, chúng có chiều dài cơ thể khoảng 20cm và ăn các loại rêu, rong. Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết được đâu là cá bút chì thật và giả:

Cá bút chì thật 

– Miệng dẹt thích hợp để hút rong rêu dưới đáy bể

– Có sọc đen màu đậm ở giữa thân và chạy dọc từ đầu tới đuôi

– Cá bút chì thật có đuôi, bụng và đuôi trong suốt

– Vảy của cá bút chì giống như hình lưới đánh cá

Cá bút chì giả

– Cá bút chì giả không hút được rong rêu

– Cũng có sọc đen ở thân nhưng trên lưng lại là màu nâu chứ không phải đen

– Vảy của cá bút chì giá không giống hình lưới

– Miệng nhọn chứ không dẹt như cá bút chì

Cách sinh sản của cá bút chì 

Rất ít người có thể nuôi được cá bút chì sinh sản trong bể thuỷ sinh, nhưng nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể nuôi được. Loài cá này thường sống theo bầy đàn, vì vậy bạn có thể dễ dàng ghép đôi chúng với nhau. Nên ghép một con đực và một con cái vào mùa sinh sản. Cách sinh sản của cá bút chì vô cùng đặc biệt, chúng thường đẻ trứng trên phiến đá hoặc chiếc lá tách biệt với mặt bể. 

Trong suốt quá trình sinh sản con đực và con cái sẽ luôn đi cùng nhau, con đức sẽ hỗ trợ con cái bám vào lá để đẻ trứng. Trung bình mỗi lần sinh sản chúng đẻ được khoảng 50 quả trứng. Sau đó con đực sẽ trông trứng và vẩy nước lên trên để làm ẩm để trứng nhanh hơn hơn.

Những đánh giá sai lầm về cá bút chì

Cá bút chì càng lớn càng lười

Thực tế khi trong bể đã hết rêu tảo thì cá bút chì sẽ tranh giành đồ ăn với các loài cá khác. Nếu bạn cho chúng ăn sẽ khiến chúng nhanh thích nghi với các loại thức ăn sẵn và quên đi việc ăn rong rêu. Vì vậy bạn hãy để cho chúng đói và làm việc. Bên cạnh đó không nên nuôi quá nhiều con sẽ gây tấn công lẫn nhau. 

Cá bút chì phá hoại cây thuỷ sinh 

Nếu rong rêu trong bể không đủ để ăn, chúng sẽ phải ăn cây thuỷ sinh để tồn tại. 

Cá bút chì lười làm việc 

Trong trường hợp mua phải cá bút chì giả bạn sẽ thấy chúng lười làm việc và không ăn rong rêu như bình thường. Cá bút chì giả sẽ tranh giành thức ăn của các loài cá khác ở trong bể.  

Những câu hỏi thường gặp khi nuôi cá bút chì

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi nuôi cá bút chì:

1. Có nên cho cá bút chì ăn không? 

Bạn không cần phải cho cá bút chì ăn, vì thức ăn chính của chúng là các loại rong rêu dưới đáy bể.

2. Nên nuôi bao nhiêu cá bút chì? 

Bạn có thể nuôi cá bút chì thành từng đàn và không nên nuôi cùng các loài cá khác, vì chúng sẽ tấn công nhau.

3. Có nên thả cá bút chì trực tiếp vào bể?

Cá bút chì mua về bạn không nên thả vội vào nước sẽ khiến chúng bị sốc nước. Tốt nhất nên để túi bóng trong nước cũ khoảng 15 – 20 phút. Sau đó để cá dần quen với môi trường mới rồi mới thả vào. 

Cá bút chì có giá bao nhiêu tiền? 

Cá bút chì được nuôi phổ biến hiện nay và được nhiều người yêu thích. Không chỉ sở hữu ngoại hình đẹp, cá bút chì còn giúp dọn dẹp bể sạch sẽ mỗi ngày. Giá cá bút chì dao động khoảng 30.000đ/đôi tuỳ theo kích thước lớn nhỏ.  

Chắc hẳn khi đọc tới đây bạn đã nắm rõ được những thông tin về loài cá này rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn chọn được cho mình những chú cá bút chì đẹp và chăm sóc hiệu quả nhất. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây