Cá tai tượng, giống cá mang giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nuôi hiện nay. Nếu bạn đang có ý định nuôi cá tai tượng, nhưng vẫn chưa nắm rõ kỹ thuật nuôi như thế nào hiệu quả nhất? Thì hãy cùng tham khảo những thông tin chia sẻ hữu ích về loài cá này dưới đây.
Nguồn gốc của cá tai tượng
Cá tai tượng có tên khoa học là Osphronemus goramy, chủ yếu sống ở môi trường nước ngọt và vùng nước lặng. Loài cá này thường sống ẩn sau những cây thuỷ sinh. Cá tai tượng là loài có khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện môi trường sống và phân bố chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam cá tai tượng được nuôi khá phổ biến hiện nay với mục đích làm thương phẩm.
Đặc điểm nhận biết cá tai tượng
Để phân biệt cá tai tượng với các loài cá khác bạn có thể dựa vào những đặc điểm ngoại hình nổi bật của chúng. Cùng tìm hiểu đặc điểm của cá tai tượng dưới đây:
- Thân hình dẹt ở hai bên và có bề ngang tương đương như cá rô phi.
- Cá tai tượng là loài có kích thước trung bình và trọng lượng khoảng 05, – 3kg.
- Chóp đầu của cá tai tượng nhô lên và có chiều cao bằng một nửa chiều dài.
- Miệng cá tai tượng khá rộng.
- Cá tai tượng có màu sắc vảy nhìn giống như cá rô phi.
- Vây đuôi của cá tai tượng khá tròn.
- Vây gần mang cá tai tượng hình tròn giống như cánh quạt.
- Vây ở bụng cá tai tượng kéo dài thành từng sợi giống như sợi râu.
- Vây ở hậu môn của cá tai tượng mọc song song với vây ở lưng và xoè ra.
Môi trường sống của cá tai tượng
Cá tai tượng ưa sống ở môi trường có khả năng thích nghi cao. Bạn sẽ thường thấy loài cá này sống ở khu vực ao tù, vùng nước lợ và môi trường thiếu oxy. Nhiệt độ lý tưởng nhất để cá tai tượng phát triển là từ 24 – 30 độ C. Độ pH thích hợp từ 4.0 – 5.0. Nếu không đảm bảo được các điều kiện ở trên cá tai tượng sẽ rất khó phát triển được khả năng sinh sản.
Ý nghĩa phong thuỷ của cá tai tượng
Bên cạnh nuôi thương phẩm thì cá tai tượng cũng được nhiều người nuôi với ý nghĩa về mặt phong thuỷ. Loài cá này còn được gọi là cá phát tài. Tại một số quốc gia cá tai tượng mang nhiều điều tốt đẹp và may mắn đến với gia chủ. Vì vậy, cá tai tượng được nhiều người yêu thích nuôi làm cảnh.
Khả năng sinh sản của cá tai tượng
Cá tai tượng bắt đầu thời kỳ sinh sản khi được 1,5 – 2 tuổi. Trọng lượng lý tưởng nhất để cá tai tượng sinh sản là khoảng 400g hoặc trên 2kg và nuôi từ 4 – 7 năm. Mùa sinh sản của cá tai tượng từ tháng 2 tới tháng 6 Âm lịch. Mỗi lần giao phối cá tai tượng có thể đẻ từ 3000 đến 5000 quả trứng.
Phân loại các giống cá tai tượng
Cá tai tượng được phân thành 4 loại. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của từng loại cá tai tượng dưới đây nhé:
Cá tai tượng trắng
Đây là giống cá tai tượng quý và hiếm nhất. Toàn thân của cá có màu trắng đẹp thuần khiết. Vì màu trắng của loài cá này có ý nghĩa về tiền bạc, công danh và may mắn, nên được ưa chuộng để nuôi làm cảnh.
Cá tai tượng da beo
Còn được gọi là cá tai tượng Châu Phi, có đặc điểm nổi bật là vảy láng bóng rất đẹp. Cùng với những hoa văn màu đỏ và vàng vằn rất đẹp. Cá tai tượng da beo được nhiều người yêu thích với màu sắc đẹp cuốn hút.
Cá tai tượng đỏ
Giống cá tai tượng này có màu đỏ nổi bật, gam màu tượng trưng cho tình yêu, sự may mắn và hồng phát trong công việc. Đặc biệt, toàn thân của cá tai tượng đó phát ra màu đẹp long lanh mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu để nuôi làm cảnh.
Cá tai tượng vàng
Giống cá tai tượng này có màu vàng chanh phủ lên toàn thân rất đẹp. Cá tai tượng vàng có ý nghĩa về tín ngưỡng, tiền bạc và may mắn đối với gia chủ.
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả
Dưới đây là cách nuôi cá tai tượng đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo:
Chọn giống cá tai tượng
Để nuôi cá tai tượng hiệu quả, trước hết bạn cần lựa chọn được những con giống phải khoẻ mạnh và trưởng thành. Tốt nhất nên chọn những con có thân mình láng bóng và vảy đều nhau. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể nuôi cá tai tượng đực hoặc cái, đặc biệt là nuôi với mục đích sinh sản cần quan tâm tới yếu tố này. Cùng tham khảo cách phân biệt cá tai tượng đực và cái dưới đây:
- Cá tai tượng đực: Có bụng màu nhạt, trán và môi có màu hồng tươi. Trên đầu trán có khối u lớn hơn so với con cái. Lỗ sinh dục của con đực có màu hồng phớt.
- Cá tai tượng cái: Bụng lớn hơn so với con đực. Vây của cá tai tượng cái cũng mềm và uyển chuyển hơn, trong khi đó vây của con đực thường có các vật sắc nhọn. Đầu của cá tai tượng cái không lồi nhiều như con đực.
Chọn bể nuôi
Vì cá tai tượng có kích thước khá lớn và thường hoạt động nhiều. Do đó, khi nuôi cá tai tượng bạn nên chọn loại bể có kích thước lớn và đảm bảo được chiều rộng lớn hơn 60cm và dài > 1,5m. Nên ưu tiên lựa chọn loại kính có khả năng chịu lực tốt, vì cá tai tượng bơi rất khoẻ chúng có thể phi vào thành bể làm vỡ kính.
- Nước nuôi cá tai tượng: Đây là loại cá nước ngọt, vì vậy bạn có thể nuôi bằng nước mưa, nước suối, nước ao hồ hay nước máy đều được. Tuy nhiên, cần xử lý nước máy trước khi thả cá vào khoảng 1 – 2 ngày để tránh cá bị sốc nước.
- Phụ kiện gồm đèn hồ cá và lọc hồ cá có kích thước khoảng 60cm.
Thức ăn của cá tai tượng
Cá tai tượng là loài ăn tạp, nhưng chúng thích ăn thực vật hơn là động vật. Thức ăn chủ yếu của cá tai tượng là các loại bọ nước, sinh vật phù du hoặc loăng quăng. Khi trưởng thành loài cá này thường ăn bèo, tảo, rong rêu…
Cách chăm sóc và phòng bệnh cho cá tai tượng
Trong quá trình nuôi cá tai tượng rất dễ mắc phải các bệnh về mang, hô hấp, da… Nguyên nhân gây bệnh ở cá tai tượng là do nguồn nước bị ô nhiễm và tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng gây bệnh. Chính vì vậy, khi nuôi cá tai tượng bạn nên nắm rõ cách phòng tránh dưới đây:
- Đảm bảo nguồn nước sạch sẽ.
- Thay nước trong bể định kỳ, tránh để quá lâu sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng gây bệnh.
- Nguồn thức ăn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh. Nên bổ sung thêm các loại thức ăn và vitamin để tăng cường đề kháng cho cá.
- Nên thường xuyên theo dõi xem có tai tượng có dấu hiệu nào bất thường hay không và xử lý kịp thời.
Các bệnh thường gặp khi nuôi cá tai tượng
Nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus tấn công là những bệnh thường gặp khi nuôi cá tai tượng. Cùng tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và cách điều trị dưới đây:
Bệnh do ký sinh trùng và vi khuẩn
Các loại vi trùng nhỏ như rận cá, trùng mỏ neo, trung qua dưa, trùng mặt trời và nấm là những nguyên nhân gây bệnh ở cá tai tượng. Khi đó bạn sẽ thấy trên thân cá xuất hiện những đốm màu trắng và cá luôn ngứa ngáy khó chịu.
Cách điều trị: Pha nước muối cho cá tắm khoảng 5 – 7 phút mỗi ngày. Lưu ý cần đảm bảo nồng độ muối khoảng 2 – 3%.
Bệnh do virus tấn công
Nguyên nhân chủ yếu là virus Rhabdovirus gây nên, khi đó bạn sẽ thấy cá tai tượng ăn ít, bụng căng chướng, xuất huyết toàn thân và nhanh chết. Cách xử lý là cần thay nước thường xuyên và đảm bảo nước phải sạch. Nếu thấy cá bị bệnh cần sớm tách riêng để tránh lây nhiễm ra nguồn nước.
Bệnh do nguồn nước ô nhiễm
Khi nguồn nước trong bể bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện vi khuẩn hoạt động và làm giảm nồng độ oxy. Từ đó sẽ nhanh lây lan tới cá con ở trong bể. Khi đó cá sẽ ăn kém, thậm chí bỏ ăn kèm theo dấu hiệu mắt lờ đờ, đuôi bị hoại tử hoặc tối.
Cách xử lý: Dùng thuốc tím để tắm cho cá tai tượng trong vòng 1 – 2 tuần. Sau đó quan sát xem cá đã hoạt động khỏe mạnh bình thường chưa.
Những câu hỏi thường gặp
Cá tai tượng da beo ăn gì nên màu đẹp?
Để cá tai tượng da beo lên màu đẹp, bạn nên bổ sung các loại thức ăn như: Trùn chỉ, tôm, tép, cá kết hợp với các loại vitamin.
Cá tai tượng con ăn gì?
Cá tai tượng con sau 1 – 2 ngày nở chúng không ăn bất kỳ thứ gì. Tới ngày thứ 3 bạn có thể cho chúng ăn artemia hoặc bobo. Sau khoảng 1 tuần nên cho cá tai tượng ăn thêm các loại cám và trùn chỉ.
Cá tai tượng nuôi chung với loài cá nào?
Cá tai tượng thích hợp phát triển tốt trong điều kiện môi trường thiếu oxy và nước trong ao hồ. Bạn có thể nuôi cá tai tượng chung với các loài cá như: Cá hồng vĩ mỏ vịt, cá Pacu, cá lóc Thái, cá Rồng…
Cá tai tượng có giá bao nhiêu tiền?
Giá cá tai tượng còn tuỳ theo vào màu sắc, thời điểm và độ khan hiếm. Cùng tham khảo dưới đây:
– Giá cá tai tượng thương phẩm: Dao động từ 85.000 – 180.000đ/con
– Giá cá tai tượng giống: Từ 200.000 – 220.000đ/con
– Giá cá tai tượng nuôi làm cảnh: Từ 1 – 5 triệu đồng/con
– Giá cá tai tượng có hình xăm đẹp: Từ 300.000 – 500.000đ
Như vậy là bạn đã biết được cá tai tượng có mấy loại, đặc điểm nhận biết, cách nuôi và giá bao nhiêu tiền rồi đúng không? Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cá này và có cách nuôi hiệu quả nhất.