Các bệnh thường gặp ở Thỏ: Dấu hiệu và Cách chữa trị

Trong quá trình nuôi và chăm sóc thỏ sẽ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da hoặc về đường hô hấp… Vì vậy khi nắm rõ được dấu hiệu và cách chữa trị của các bệnh thường gặp ở thỏ sẽ giúp bạn có cách chăm sóc cũng như phòng tránh hiệu quả nhất. My-pet sẽ bật mí với bạn cụ thể qua bài viết sau.  

1. Các bệnh thường gặp ở thỏ và cách điều trị 

Dưới đây là các bệnh thường gặp ở thỏ kèm theo triệu chứng nhận biết và cách chữa trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo: 

1.1. Bệnh tiêu chảy 

Tiêu chảy là bệnh ở thỏ thường gặp hay còn gọi là bệnh rối loạn về đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở thỏ là do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị ôi thiu, thay đổi thức ăn đột ngột, nước uống có chứa tạp chất (nước ao hồ, nước mưa), nước lạnh hoặc cũng có thể do thỏ nằm trên đáy lồng cao có gió lùa vào bụng gây đau bụng và tiêu chảy… 

1.1.1. Dấu hiệu nhận biết 

Bất kỳ lứa tuổi nào ở thỏ cũng có thể bị tiêu chảy, nhưng thường gặp nhất là từ 1 tuần tới 3 tháng tuổi. Khi bị tiêu chảy bạn sẽ thấy thỏ có triệu chứng như:  

  • Phân nhão hoặc lỏng và dính vào phần lông ở xung quanh hậu môn. 
  • Thỏ hoạt động kém, ăn ít và cơ thể mệt mỏi, kém nhanh nhẹn. 
  • Khi bị tiêu chảy thỏ thường yếu nhiều nước, cơ thể gầy yếu và dần chết. 
1.1.2. Cách điều trị  

Khi thấy thỏ có dấu hiệu của tiêu chảy bạn cần dừng các loại thức ăn đang ăn hiện tại. Sau đó cho thỏ uống nước búp lá ổi, nước cây nhọ nồi đặc, cỏ sữa… Trong trường hợp nặng nên cho thỏ uống Sulfaganidin hoặc Colinorgen với liều lượng 0,1g/kg thể trọng  trong thời gian 3 ngày.

Các bệnh thường gặp ở thỏ và cách điều trị

1.2. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là bệnh thường gặp ở thỏ và hầu như bất kỳ chú thỏ nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở thỏ là do ký sinh trùng nhiễm từ đáy chuồng nuôi, dụng cụ hoặc trong chuồng. Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc và cho thỏ ăn bạn cần thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện và có cách chữa trị hiệu quả. 

1.2.1. Triệu chứng bệnh ghẻ ở thỏ 
  • Rụng nhiều lông và ngứa ngáy khó chịu 
  • Lắc đầu, dụi đầu và vuốt mặt vào thành chuồng do ngứa. 
1.2.2. Cách điều trị 

Bệnh ghẻ ở thỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến thỏ ngứa ngáy, tiêu hao nhiều năng lượng. Thỏ sẽ ăn kém hơn và bị thiếu chất dinh dưỡng. Đặc biệt trong trường hợp nặng sẽ khiến móng chân bị bong ra và lâu ngày thỏ trở lên gầy yếu.  

Để điều trị bệnh ghẻ ở thỏ bạn có thể dùng thuốc trị nội hoặc ngoại ký sinh trùng mua tại các cửa hàng thú y. Cần chú ý dùng theo đúng liệu lượng để có hiệu quả và đảm bảo an toàn. Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm. 

1.3. Bệnh cầu trùng

Nhắc tới các bệnh ở thỏ thường gặp nhất phải kể tới bệnh cầu trùng, thường do ký sinh ở ruột hoặc gan gây nên. Eimeria stiedae ký sinh trùng ở tá tràng và gây viêm nhiễm gan, sau đó tấn công máu của thỏ.  

1.3.1. Dấu hiệu thỏ bị bệnh cầu trùng 
  • Ăn kém khiến cơ thể suy nhược.
  • Bụng thõng xuống hoặc phình to ra. 
  • Khi nắn bụng sẽ thấy gan bị sưng to do ung thư gan gây nên. 
  • Gan của thỏ khi bị cầu trùng sẽ sưng to nhiều lần, bề mặt bóng nhẵn kèm theo các hạt màu trắng có chứa mủ ở trong. 
  • Thỏ bị bệnh cầu trùng thường chậm lớn, ỉa ra máu hoặc có lẫn dịch nhầy kèm máu tươi.  
1.3.2. Cách điều trị 

Dùng thuốc SEB3 trộn cùng với thức ăn hoặc cho vào nước uống theo hướng dẫn trên bao bì. 

Các bệnh thường gặp ở thỏ và cách điều trị

Tìm hiểu thêm:

1.4. Bệnh bại huyết

Bệnh bại huyết là bệnh của thỏ do virus gây nên và có mức độ lây lan nhanh chóng. Bệnh chủ yếu thường gặp ở thỏ lớn từ 1,5 tháng. 

1.4.1. Dấu hiệu nhận biết 
  • Khi bị bệnh bại huyết thỏ vẫn ăn uống bình thường
  • Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ
  • Bỏ ăn một thời gian và chết
  • Khi chết thỏ chảy máu mũi, gan sưng to
1.4.2. Cách điều trị 

Vì bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và không có cách điều trị nào hiệu quả. Cách chữa hiệu quả nhất là cần có cách phòng tránh. 

1.5. Bệnh viêm mũi

Vì xoang mũi của thỏ có nhiều vách ngăn, nên dễ chứa vi khuẩn gây bệnh đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và cách điều trị căn bệnh này dưới đây:

1.5.1. Dấu hiệu nhận biết
  • Hắt xì hơi, chảy nhiều nước mũi và khó thở. 
  • Thường xuyên dùng chân dụi mũi. 
1.5.2. Cách điều trị 

Trong trường hợp mới bị cần thay đổi môi trường sao cho đảm bảo vệ sinh. 

Sử dụng thuốc Chloramphenicol, Streptomycin hoặc Kanamycin nhỏ mũi cho thỏ 2 lần/ngày cho tới khi khỏi. 

Nếu bệnh nặng cần dùng Streptomycin liều lượng 0,1g/kg thể trọng của thỏ. 

Cách phòng tránh các bệnh ở thỏ hiệu quả

2. Cách phòng tránh các bệnh ở thỏ hiệu quả

Để phòng tránh các bệnh của thỏ ở trên bạn cần lưu ý: 

  • Xây dựng môi trường sống của thỏ được sạch sẽ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. 
  • Đảm bảo thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, không bị ôi thiu và tránh thay đổi thức ăn một cách đột ngột. 
  • Tiêm phòng đầy đủ cho thỏ theo định kỳ 3 tháng/lần như: Ghẻ, nấm, bệnh cầu trùng… 

Trên đây là các bệnh thường gặp ở thỏ, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị. Hy vọng sẽ giúp bạn sớm có cách nhận biết những bệnh ở thỏ cũng như chăm sóc tốt nhất đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây