Chó Alaska – đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá 2024

Giống chó Alaska còn có tên gọi là Alaskan Malamute. Đây là giống chó có tính cách thân thiện, rất trung thành với chủ, chúng hòa đồng vui vẻ với mọi người mặc dù trông rất to lớn. Chính vì thế Alaska là một trong số những giống chó cảnh được cưng chiều và yêu thích nhất hiện nay. Hãy cùng my-pet.vn tìm hiểu về giống chó này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn gốc, xuất xứ giống chó Alaska

Giống chó Alaska được coi là hậu duệ của loài chó sói tuyết hoang.Sau đó chúng đã được người dân tộc Malamute thuần hóa làm vật nuôi trong nhà. Đó cũng chính là lý do chúng có cái tên gọi khác là Alaskan Malamute. Để có thể trở thành giống chó cưng như hiện nay, chó Alaska đã phải trải qua rất nhiều thử thách.

Theo những ghi chép còn lại thì người Eskimo du mục chính là những người đã phát hiện ra ưu điểm tuyệt vời của chó Alaska: dẻo dai, bền bỉ. Chính vì thế họ đã đem chúng lai tạo cùng với những giống chó khác. Kết quả là đã cho ra đời những chú chó Alaska rất to lớn, có sức khỏe và sử dụng chúng với mục đích là kéo các loại xe đi trên tuyết.

Nhưng sau đó, người Alaska đã đem giống chó này về nuôi dưỡng, sau đó huấn luyện cho chúng trở thành giống chó nuôi trong nhà phổ biến ở Mỹ. Vào năm 1935, Hiệp hội chó Hoa Kỳ đã chính thức công nhận chó Alaska là một giống chó riêng của thế giới.

Vào những năm 1940-1945 khi chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, đây cũng là thời kỳ vô cùng đen tối trong quá trình phát triển của chó Alaska. Quân đội Mỹ đã đưa chúng theo ra chiến trường.

Tới khi thế chiến thứ 2 kết thúc, chó Alaska đã giảm số lượng đi rất nhiều, thậm chí là đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Lúc này chính người Mỹ đã nhận ra vấn đề nghiêm trọng mà loài chó này phải đối mặt. Họ đã tiến hành nhân giống để bảo vệ bộ gen của chó Alaska.

Với những nỗ lực không ngừng thì giờ đây chúng ta đã có giống chó Alaska khỏe mạnh, đáng yêu và chúng ngày càng phổ biến hơn trên thế giới, thành thú cưng được yêu thích. Nhưng Alaska vẫn luôn là những chú chó kéo xe vĩ đại trên những con đường ngập tràn tuyết trắng. Alaska là giống chó có chiều dài lịch sử, sự ra đời và quá trình tồn tại đầy mạnh mẽ.

Nguồn gốc, xuất xứ giống chó Alaska

2. Đặc điểm của chó Alaska 

2.1. Đặc điểm về ngoại hình

Ngoại hình của chó Alaska tương đồng rất nhiều khi so sánh với đặc điểm của loài chó tuyết. Chúng là những chú chó đầy dũng mãnh. Chó Alaska còn được tiếp tục phân chia thành 3 dòng khác nhau:

  • Chó Alaska Standard.
  • Chó Alaska Large Standard.
  • Chó Alaska Giant.

Thông thường chó Alaska có chiều cao khoảng 65-70cm và mức cân nặng đạt 40-50kg. Nhưng nếu là chó Alaska Giant chúng có thể cân nặng tới 80kg với chiều cao đạt tới 1m. Thân hình của chó Alaska Giant cân đối với một bộ khung xương lớn. Đặc biệt chúng có khớp chân rắn chắc , được hình thành bởi công việc kéo xe trên tuyết.

Alaska có bộ lông khá độc đáo, làm cho người ta chú ý. Màu lông đa dạng như trắng, đen, vàng đồng hoặc thậm chí là hồng phấn…Thế nhưng điểm lạ ở đây là dù màu lông thân hình của chúng như thế nào thì chân và mõm lại có màu trắng vô cùng đặc trưng. Đặc điểm này cũng chính là một trong những đặc điểm để bạn nhận biết chó Alaska thuần chủng.

Bộ lông của giống chó Alaska không khác nhiều so với loài Husky. Chúng cũng có 2 lớp lông để dễ dàng thích nghi trong thời tiết lạnh. Lớp lồng phía trong rất dày để cơ thể được giữ ấm. Lớp lông còn lại bên ngoài dài hơn lớp bên trong và khá là bông xù. Lớp lông ngoài có tác dụng chống thấm nước vào phía bên trong cơ thể.

Alaska khi nhìn trực diện vô cùng dễ thương và đáng yêu với 2 cái má bạnh to ra, mắt chúng có hình như trái hạnh nhân xiên chéo lên phía hộp sọ. Mắt của chó Alaska thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu đen. Và đây cũng là đặc điểm của Alaska thuần chủng. Nếu mắt chúng màu xanh, thường sẽ bị coi là cá thể chó Alaska không thuần chủng. Tai chó Alaska to vừa phải và có lớp lông tơ ở phía vành tai.

Mõm chó Alaska không quá dài cũng không quá ngắn, thậm chí trông còn hơi mập, lông ở phần mõm của chúng có màu trắng. Phần lỗ mũi khá to và có màu hồng phớt ở giữa trông cực kỳ đáng yêu. 

Đuôi của chó Alaska cực kỳ dễ thương, nhìn giống như bông lau, dày và xù lên. Phần đuôi của chó Alaska nếu không cuộn tròn về phía thân trước của chúng, thay vào đó đuôi cụp xuống dưới thì đây là dấu hiệu cho thấy cá thể chó này không thuần chủng, đã bị lai tạp.

Đặc điểm của chó Alaska 

2.2. Đặc điểm về tính cách

Qua thời gian thuần hóa, huấn luyện và cả quá trình lai tạo, Alaska đã không còn giữ lại nhiều bản tính hung hăng, sự tinh ranh của loài sói tuyết. Chúng trở nên dễ bảo hơn rất nhiều và cực kỳ thân thiện với mọi người.

2.2.1. Tính trung thành

Alaska là giống chó rất trung thành. Đặc điểm này khá đặc trưng cho những chú chó săn. Chúng luôn coi chủ nhân của mình là thủ lĩnh. Mọi mệnh lệnh của chủ sẽ được chúng tuân theo thậm chí là phải dùng cả tính mạng.

Tổ tiên của giống chó Alaska là chó sói tuyết có bản tính vô cùng hoang dã nhưng vf bị thuần hóa nên theo thời gian, Alaska đã bớt hung hăng mà trở thành chú chó thân thiện, biết nghe lời.

2.2.2. Tính thông minh

Alaska cũng là giống chó thông minh. Chúng có thể tự nhận thức và tư duy được về những mối nguy hiểm đang rình rập ở quanh chúng. KHi nhận thấy nguy hiểm, chó Alaska sẽ gầm gừ hoặc chúng sẽ đánh động cho bạn bằng cách kéo áo, để bạn biết rằng xung quanh có nguy hiểm và chủ động phòng tránh.

Vì xuất phát ban đầu chúng được sử dụng để thành chó kéo xe nên đây cũng là bản năng có sẵn trong chúng dù đã bị lai tạo. Bọn chúng giỏi tìm đường, xác định phương hướng ở xung quanh. Bạn chẳng nên lo lắng nếu không may chạy biến đâu mất khỏi tầm mắt bạn vì chúng sẽ nhanh chóng tìm được lối quay trở về.

2.2.3. Tính hiếu động nhanh nhẹn

Vì tổ tiên là loài chó sói hoang dã nên Alaska cũng mang trong mình tính khí hiếu động. Chúng chỉ thích được chạy nhảy, hoạt động ở những nơi rộng lớn, thoải mái. Thế nên khi nuôi dưỡng Alaska bạn đừng quên để nuôi ở môi trường rộng, thoáng thay vì nhốt chúng trong lồng chật hẹp. Bọn chúng sẽ chẳng thể nào mà giải phóng được năng lượng ở trong người. Nhốt chúng sẽ khiến chúng trở nên hung dữ và điên cuồng hơn nhiều.

Giống chó Alaska cũng là loài ưa làm việc, thích tập luyện và tham gia những hoạt động cần tới thể lực lớn như là kéo lốp xe, tạ hay tham gia chạy đua. Thế nên đừng cố gắng chơi trò ném bóng với Alaska vì chúng chẳng thích đâu.

2.2.4. Tính thân thiện

Alaska tính nền, không thích gây gổ hay đánh nhau dù là với người khác hay với các loài vật khác mà chúng gặp, chúng sống cùng. Ngược lại chúng rất thân thiện và đặc biệt thích chơi với trẻ con. Gia đình có trẻ con không phải lo lắng khi nuôi Alaska trong nhà.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Alaska đúng cách

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Alaska đúng cách

Alaska là giống chó có nguồn gốc từ khu vực lạnh giá là Bắc Cực. Trong khi khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm gió mùa. Thế nên khi nuôi Alaska ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều đâu vì vẫn có rất nhiều người chăm sóc chúng thành công và trở thành những chú chó Alaska to lớn và khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để chăm sóc đúng cách và phù hợp với chó Alaska?

3.1. Chuẩn bị môi trường

Trước hết không gian sống của giống chó Alaska phải phù hợp với ngoại hình to lớn. Không khí nơi ở cũng cần thoáng đãng, Chúng là những chú chó năng động nên đừng nuôi nhốt quá lâu trong nhà hoặc các không gian chật hẹp. Chúng thích chạy nhảy và nô đùa.Với bản tính như vậy, bọn chúng khó có thể chịu được nếu nuôi nhốt bởi nhốt chẳng khác nào cầm tù, giam hãm chúng.

Nuôi Alaska bạn nên cho chúng chơi ở những nơi có bóng mát hoặc chơi trong khu vực có điều hòa thay vì cho ra ngoài nắng. Nóng nực  khiến chúng cảm thấy bức bối khó chịu và thậm chí là nôn mửa.

3.2. Thức ăn cho chó Alaska

Alaska không phải là loài chó kén ăn, chúng rất dễ tính trong ăn uống, không hề kén ăn. Nhưng cũng cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng của chúng chứ không nên lơ là bỏ qua. Thức ăn phải có protein để tăng cường sức khỏe. Có thể tập cho chúng ăn các món như trứng vịt lộn, thịt gà, thậm chí là thịt bò. Nhưng đồng thời bạn cũng đừng quên bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn để đảm bảo dinh dưỡng, chất xơ đầy đủ. Tiêu hóa của chúng cũng dễ hơn.

Khi cho ăn nên chia nhỏ nhiều bữa khi chó còn nhỏ. Nếu chúng lớn hơn 1 chút thì giảm dần số lượng bữa ăn. Nhưng song song với đó bạn cần tăng lượng thức ăn của mỗi bữa.

Hầu hết chó đều không thích ăn rau, chỉ ưa ăn thịt. Tùy vào khả năng của mình mà bạn huấn luyện chúng ăn các loại thịt như gà, lợn nếu như thịt bò quá mức chi phí bạn có thể chỉ cho chúng. Còn riêng rau xanh thì hãy luôn cố gắng để bắt chúng ăn để có đủ chất và tiêu hóa dễ hơn.

Không nên cho chúng những loại thức ăn đã quá hạn, ôi thiu. Lí do chia nhỏ bữa ăn cũng là vì để tránh bị dư thừa đồ ăn trong một ngày. Khi thức ăn thừa bị hỏng, bon chúng sẽ bị đau bụng khi ăn phải đấy. Nước sạch cho chúng uống luôn cần có sẵn mỗi ngày. Không để chúng uống nước bẩn nhé.

3.3. Hướng dẫn vệ sinh

Cơ thể giống chó Alaska khó tránh bị bẩn và vương đất cát khi mà Alaska là những chú chó ưa vận động, chúng thích được chạy nhảy. Thế nên cần chú ý để làm vệ sinh cho chúng mỗi ngày nhé. Mỗi lần đi chơi xong hãy tắm rửa cho chúng thật sạch sẽ. Những chú chó Alaska thích cảm giác được thoải mái. 

Nhà cửa, không gian nuôi dưỡng Alaska cũng phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ và khô ráo đặc biệt vào ngày nồm ẩm. Chỉ như vậy mới ngăn vi khuẩn và nấm mốc xuất hiện và gây khó chịu cho các em ấy.

Việc chăm sóc bộ lông cho Alaska mất khá nhiều thời gian và công sức. Nến thường xuyên mang em nó tới spa để chăm sóc, làm đẹp, sạch cho bộ lông. Hoặc bạn cũng có thể tự mình cắt tỉa lông cho em ấy. Nên cắt mỗi tháng một lần vào mùa nóng để các bé Alaska thoải mái hơn. Lông rụng còn sót lại sau khi cắt tỉa cũng nên được chải chuốt thật kỹ để loại bỏ.

Một vấn đề quan trọng là vệ sinh lưỡi cho các bé. Ngoài ra cũng cần vệ sinh lỗ mũi, kẽ các móng chân. Nếu không vệ sinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của các em.

3.4. Chăm sóc thể lực cho Alaska

Alaska ưa hoạt động nên bạn có thể cho chúng tham gia các hoạt động vận động tăng cường thể lực như chạy theo xe đạp, chạy đuổi theo bóng. Các bài tập có thể tăng độ khó và cường độ dần theo độ tuổi của các bé

Mỗi ngày tập một chút chỉ cần 1 tiếng là có thể đốt cháy calo và lượng mỡ thừa rất lớn. Cơ thể của các bé trở nên săn chắc hơn nhiều. 

Chăm sóc thể lực cho Alaska

4. Những bệnh hay gặp của Alaska

4.1. Bệnh viêm đường ruột

Chó Alaska rất hay gặp bệnh viêm đường ruột. Được biết, căn bệnh này dễ xảy ra với những chú chó Alaska nhỏ với sức đề kháng còn non yếu. Khi bị mắc bệnh viêm ruột, ruột của những chú chó này sẽ bị ảnh hưởng và dận bị hủy hoại, khiến chúng vô cùng khó chịu. 

Thực ra, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này xuất phát từ những tình huống hết sức đơn giản. Có nhiều trường hợp do ăn nhầm thức ăn cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Nếu bạn thấy chú chó Alaska nhà mình hay bị chướng bụng hay bụng có dấu hiệu sôi khó chịu thì khả năng cao là bị viêm ruột rồi đó. Nếu chó con nôn mửa liên tục tục thì nhất định phải mang chó cưng đi khám ngay để chữa trị kịp thời.

4.2. Bệnh giun trên mắt

Giống chó Alaska cũng có thể gặp phải căn bệnh  giun trên mắt, do giun Thelazia californiensis gây ra. Nếu mắt của chú chó bị T.Callipaeda ký sinh thì khả năng mắc bệnh cũng cao lắm đó. Đặc biệt nguy hiểm nếu như chúng ký sinh ở võng mạc của mắt vì lúc đó khả năng tổn thương rất lớn. 

Có tình huống chó Alaska còn bị mù mắt nên không thể coi thường. Dấu hiệu của bệnh  giun trên mắt là chó hay chảy nước mắt và phản ứng với ánh sáng. Trường hợp bệnh này bạn nhất định phải mang thú cưng đến bác sĩ để bác sĩ lấy giun ra nhé.

4.3. Bệnh ký sinh trùng

Loại bệnh ký sinh trùng cũng là một trong những bệnh hay gặp ở giống chó Alaska. Nguyên nhân là vì chúng có bộ lông khá dày, dẫn đến nhiều vi khuẩn có thể sinh sôi trú ngụ. Khi bị ký sinh trùng, chó Alaska sẽ bị hút máu và ngứa ngáy. Bạn nên lưu ý tỉa lông và tắm rửa cho chúng đều đặn để hạn chế bệnh phát sinh.

4.4. Sốc nhiệt do thay đổi môi trường

Chó Alaska có khả năng thích nghi hạn chế. Chính vì vậy chúng hay bị sốc nhiệt nếu vừa từ nước ngoài đến Việt Nam. Biểu hiện của chúng là đau đầu, hay nôn mửa và cơ thể mỏi mệt, kém hoạt động. Nguy hiểm hơn thì bạn sẽ thấy chúng chảy máu cam. Bạn chỉ cần cho chúng ở trong nhà, nơi mát mẻ thì sau vài ngày chúng sẽ quen dần. Chó Alaska chịu nóng kém nên mùa hè bạn chú ý chăm sóc chúng cho chu đáo.

Trên đây mới chỉ là một số căn bệnh mà chó Alaska hay gặp thôi. Còn nhiều bệnh nữa mà chúng có thể mắc phải. Tốt nhất là chăm sóc cho chúng sạch sẽ, chọn đúng đồ ăn và phòng bệnh bằng nhiều cách. Việc tẩy giun, tỉa lông,…cũng nên làm theo định kỳ để thú cưng của bạn khỏe mạnh hơn. Nếu làm được vậy thì yên tâm rằng thú cưng không mắc bệnh lặt vặt nhé.

Tìm hiểu thêm về các giống chó khác:

5. Giá chó Alaska tại thị trường Việt Nam

Hiện nay, chó Alaska cũng có mặt ở nhiều nơi tại Việt Nam. Chúng có màu lông đa dạng và cũng có giống chó thuần chủng, chó lai,….Tùy theo những yếu tố như giấy tờ mua bán, lai lịch, màu lông, độ tuổi, cân nặng mà giá chó Alaska sẽ khác nhau. Ở Việt Nam, mọi người thường mua chó Alaska Dog Baby để nuôi. 

Mức giá bán cho mỗi chú chó Alaska có thể chênh lệch nhau khá nhiều, tùy thuộc chính vào yếu tố nguồn gốc của chúng. Nếu có kinh tế thì bạn nên mua chó nhập từ châu Âu. Chó Alaska nhập từ Mỹ là đắt nhất vì đó là quê hương của giống chó này.  

Xu hướng nữa là mua chó Alaska tại các quốc gia châu Á khác. Bạn cũng có thể mua chó nhập từ Thái hay Indonesia. Kinh tế trung bình thì mua chó Alaska nuôi ở Việt Nam giá sẽ rẻ hơn kha khá đấy. Mức giá có thể rẻ hơn khoảng 1 nửa hoặc 1 phần 3. 

Alaska là loại chó cảnh rất được yêu thích ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với dáng vẻ đáng yêu, kích thước lớn và sức khỏe tốt, giống chó Alaska rất phù hợp để làm chó giữ nhà. Và việc chăm sóc thành viên vui tính này của gia đình cũng không hề khó khăn gì. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần chắt lọc thông tin và bổ sung kiến thức để chăm sóc chúng thật tốt nhé.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây