Bệnh xà mâu (ghẻ Demodex) là bệnh mà bất cứ người nuôi chó nào cũng đau đầu. Và nó phải điều trị kịp thời nếu gặp phải. Bởi căn bệnh này làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp ngoài và sức khỏe của cún cưng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn về nguyên nhân và những cách chữa trị bệnh xà mâu.
1. Bệnh xà mâu là gì?
Bệnh ghẻ Demodex gây ra bởi các Demodex canxi. Chúng là một dạng ký sinh trùng sống ở khu vực nang lông của chó. Hầu hết tất cả các chú chó đều có loại ký sinh này sống trên da. Tuy nhiên chúng lại không có phản ứng với loại ve này do hệ miễn dịch tốt. Khi mà hệ miễn dịch của chó trở nên kém hơn thì chúng sẽ tấn công. Sau đó phát triển bệnh nặng hơn trên cơ thể vật chủ.
Bệnh ghẻ máu sẽ xuất hiện nhiều ở chó con và chó chưa có hệ miễn dịch trưởng thành. Các con ve chó sẽ sinh sản nhanh chóng khi mà hệ miễn dịch của chó mất kiểm soát hoặc yếu đi. Hầu hết các chú chó trưởng thành sẽ có khả năng chống lại loại ve gây bệnh. Chỉ khi hệ miễn dịch của chó trưởng thành kém do tuổi tác thì nó mới có cơ hội tấn công và gây bệnh.
Bệnh ghẻ ở chó Demodex ít lây sang chó khác. Có thể một đàn chó chỉ có một vài con mắc. Bệnh diễn biến lâu dài sẽ gây ngứa ngáy khó chịu. Thậm chí chó tự cắn xé để đã cơn ngứa. Bộ da hỏng dần, viêm nhiễm mủ kế phát. Lông rụng nhiều, trơ trụi như con khỉ. Chó có thể chết do viêm cầu thận, viêm gan và rối loạn vận mạch. Nếu tình trạng nguy kịch thì hãy mang chó của bạn đến bác sĩ thú y gần nhất khám và chữa trị kịp thời.
Cái ghẻ Demodex phát triển với tốc độ chóng mặt. Toàn bộ vòng đời của nó chỉ xảy ra vỏn vẹn 3 tuần nhưng lại để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân chó bị xà mâu?
Không phải tự nhiên mà cơ thể chó lại tự sinh sản được loại ký sinh trùng này. Nguyên nhân có thể kể đến là do chó tiếp xúc với mầm bệnh hoặc tiếp xúc với những chú chó khác đang bị mắc bệnh. Chủ yếu là lây bệnh từ chó mẹ có mầm bệnh sang chó con ngay sau khoảng 2 đến 3 ngày chó con bú sữa mẹ.
Bên cạnh đó, bệnh xà mâu còn thường xảy ra ở các chú chó lớn tuổi khi sức đề kháng cơ thể của chúng suy giảm. Vì thế bạn cần nhận biết sớm và có cách chữa trị nhanh chóng.
3. Các loại bệnh xà mâu
- Ghẻ demodex địa phương: Loại này chỉ ảnh hưởng đến một vài phần trên cơ thể. Thường sẽ bị ở mặt chó mèo. Bệnh chỉ xuất hiện xung quanh mặt hoặc một phần nào đó mà không lây lan sang các vị trí khác. Với bệnh này bạn có thể sử dụng thuốc xịt, bôi để chữa. Hoặc nó sẽ tự khỏi khi hệ miễn dịch của chó tốt trở lại.
- Ghẻ máu Demodex tổng quát: Loại ghẻ này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều vùng da. Hoặc toàn cơ thể chó. Nếu chó bị mắc ghẻ máu Demodex tổng quát sẽ bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây lên. Nó khiến chó bị ngứa dữ dội và có mùi hôi. Khi chó bị bệnh này sẽ rất khó chữa trị tận gốc.
- Ghẻ Pododermatitis Demodectic: Loại ghẻ này chỉ ảnh hưởng trên chân của chó mèo. Nó sẽ gây ra nhiễm trùng thứ phát. Loại ghẻ này thường nằm ở giữa các kẽ đệm của bàn chân chó mèo nên rất khó chữa trị.
4. Triệu chứng bệnh xà mâu
Chó bị ghẻ Demodex mới xuất hiện chỉ có thể xuất hiện một vài đốm nhỏ màu đỏ. Kèm theo đó là có rụng một ít lông nhưng rất khó phát hiện ở giai đoạn này. Khi bị nặng sẽ có các biểu hiện rõ ràng hơn như:
- Rụng lông nhiều thành từng mảng.
- Da đỏ ứng và bị viêm, lở loét.
- Trên da có nhiều dầu, nước mụn.
- Xuất hiện các lớp màng, vảy trên da dạng như nấm.
- Chân bị sưng.
Bệnh ghẻ ở chó mèo bao lông thường phát sinh ở quanh mắt, đầu hoặc khuỷu chân. Bệnh có thể thay đổi từ rất nhẹ như chỉ một mảng nhỏ. Cho đến nặng như toàn thân đều có vết ghẻ rướm máu, có mủ, rụng lông toàn bộ. Với trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chỉ bị một khu vực tách biệt, bị rụng lông ở mặt, quanh mắt hay chân trước hoặc cả chân sau. Những trường hợp này không gây viêm da thứ phát. Có thể điều trị dễ dàng.
Còn trường hợp nặng thì da bị mẩn đỏ lên, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh. Kế đó là nhiễm trùng thứ phát mà thường thấy là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Thỉnh thoảng cũng thấy trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas spp.
5. Cách chữa xà mâu cho chó
Để chẩn đoán bệnh ghẻ ở chó này các bạn có thể dựa vào các triệu chứng bệnh ở trên. Còn muốn chắc chắn hơn bạn nên đưa cún đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra kỹ hơn. Kiểm tra kỹ lưỡng sẽ có những chẩn đoán bệnh chuẩn nhất. Để điều trị căn bệnh này bạn áp dụng theo những cách sau đây:
5.1. Sử dụng thuốc thú y chuyên dụng
- Áp dụng cho chó mới bị ghẻ: thì nên sử dụng thuốc bôi Alkin Mitecyn lên các khu vực chó bị nhiễm ghẻ ngoài da. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng da và loại bỏ ghẻ Demodex trên da. Đồng thời phòng ngừa ký sinh Demodex sinh sôi và phát triển trên da.
- Áp dụng cho chó bị ghẻ nặng, ghẻ toàn thân hoặc ghẻ Pododermatitis Demodectic ở chân: Bạn sử dụng thuốc trị ghẻ dạng viên nhai Nexgard hoặc Bravecto. Đây là một trong 2 sản phẩm thuốc trị ghẻ máu Demodex tốt nhất hiện nay. Với tình trạng chó bị ghẻ bạn chỉ cần sử dụng 1 viên duy nhất. Nó có tác dụng tiêu diệt tất cả các loại ghẻ, ký sinh trùng trên cơ thể chó mèo.
Tìm hiểu thêm:
- ghẻ demodex ở chó có lây sang người không
- chữa ghẻ cho chó bằng lá trầu không
- thuốc trị xà mâu cho chó
- thuốc chữa ghẻ cho chó
- nên tắm cho chó vào lúc nào
5.2. Sử dụng các phương pháp dân gian
Các phương pháp trị bệnh ghẻ ở chó dân gian mặc dù hiệu quả nhưng thời gian chữa trị khá lâu. Vì vậy để có hiệu quả nhanh chóng, đa số người nuôi chó thường đưa chó tới bệnh viện. Hoặc sử dụng các loại thuốc thú y chuyên dụng.
Tất cả đều có dựa trên một nguyên tắc chung đó là những bài thuốc phần lớn là những lá cây, vỏ cây có tính chát, đắng để chữa bệnh ghẻ. Ví dụ lá xoan, lá đào, lá ổi, lá đắng, lá ba gạc, vỏ hoặc lá cây xà cừ hay nước điếu thuốc lào.
Các phương pháp này đã được lưu truyền trong dân gian Việt Nam từ hàng trăm năm nay. Bệnh ghẻ là căn bệnh phổ biến nhưng rất dễ chữa. Nếu áp dụng ngay khi chó mới bị bệnh sẽ rất hiệu quả.
- Tinh dầu bạc hà: có đặc tính sát khuẩn rất cao. Bôi tinh dầu vào vùng da chó bị rụng lông mỗi ngày bôi 3 lần. Lặp lại liên tục cho đến khi chó khỏi hoàn toàn.
- Nước điếu thuốc lào: Dùng bông hoặc khăn sạch tẩm nước lấy từ điếu thuốc lào. Sau đó bôi đều lên vùng da chó bị rụng lông. Mỗi ngày bôi một lần cho tới khi khỏi hoàn toàn.
- Tắm nước lá đào/lá khế và lá xà cừ: Hai loại lá trên có vị chát, có tác dụng rất tốt với chó bị ghẻ. Đun nước thật đặc, pha thêm chút muối và tắm cho chó trong 1 tháng liên tục.
- Tắm nước lá bạch đàn, trầu không, lá xoan, lá ổi: được coi là phương pháp trị liệu an toàn, giúp chó thoải mái và bớt ngứa ngáy hơn.
- Dùng hỗn hợp long não và dầu dừa: Nếu cún cưng nhà chúng ta không chỉ bị xà mâu mà còn xuất hiện tình trạng viêm nhiễm thì có thể dùng thử cách này. Ngoài long não 10 viên, dầu dừa 1/2 chén thì cần phải có thêm 1/2 chén dầu hỏa, bột lưu huỳnh và bột boric, mỗi thứ 1 muỗng cà phê. Trộn đều, sau đó dùng bàn chải đánh răng để chà xát thuốc vào tận chân lông trên mình chó. Chờ khoảng 2 tiếng rồi tắm lại bằng xà phòng chuyên dụng cho thú cưng. Nên nhớ khi thực hiện cách này cần phải rọ mõm chúng lại để chúng không liếm được thuốc. Bạn nên thực hiện cách này khoảng 3 lần một tuần để có kết quả tốt nhất.
- Dùng nhớt thải xe máy: Nhớt dùng để trị xà mâu chính là nhớt đen thải ra từ các phương tiện xe máy. Và để tăng hiệu quả tốt hơn thì chúng ta nên dùng thêm cỏ mực hay còn gọi là nhọ nồi. Giã nát chúng rồi trộn chung với nhớt, bôi lên khắp mình chó, để khoảng 1 tiếng rồi tắm lại. Tuần làm 1 – 3 lần, khoảng 1 tháng sẽ có hiệu quả, chó mọc lông lại từ từ. Lý do dùng cách này khả năng hết cao là nhờ trong nhớt thải có độ kiềm cao, ghẻ xà mâu khó lòng mà sống trong môi trường như vậy.
Bệnh ghẻ Demodex có thể điều trị được nhờ các phương pháp kể trên. Tuy nhiên lại có những chú chó có thể bị tái nhiễm lại bệnh. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch yếu hoặc chó bị ức chế bệnh. Kết hợp với các điều kiện thích hợp khác sẽ khiến ghẻ Demodex tái phát. Có khi bệnh tình đỡ rất nhiều, tưởng như đã khỏi nhưng sau một thời gian lại mắc lại còn trầm trọng hơn. Còn khi đã bị nặng, tổn thương da trầm trọng có dấu hiệu suy gan, thận thì xem như rất xấu.
Để giúp chó phục hồi bệnh nhanh các bạn nên áp dụng cho chó một chế độ ăn uống tốt. Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất bao gồm cả rau và thịt. Ngoài ra bạn nên mua thêm các thực phẩm chức năng cho chó như vitamin, thuốc bổ về cho chó sử dụng.
6. Phòng bệnh xà mâu cho chó
Khi nuôi hoặc bắt đầu nuôi chó nên phòng bệnh xà mâu cho chúng. Vì phòng bệnh hơn chữa bệnh, như thế sẽ giúp cho luôn khỏe mạnh và an toàn. Nên cần trang bị những cách phòng bệnh dưới đây:
- Ngăn ngừa cái ghẻ Demodex bằng cách vệ sinh chỗ ở của chó thơm tho, sạch sẽ. Sử dụng các loại thuốc xịt đặc trị ghẻ, chấy, rận,… vào những khu vực chó thường nằm nghỉ, chơi đùa. Điều trị dứt điểm các dấu hiệu ghẻ, lở càng sớm càng tốt.
- Giữ vệ sinh cho chó bằng các loại xà phòng, dầu tắm chó mèo khoảng 1 tuần/lần. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm dành cho người lên chó. Có thể gây kích ứng nhẹ tùy mức độ, vừa không có tác dụng thậm chí gây nguy hiểm.
- Tiêm phòng cái ghẻ cho chó, vừa tránh được cả ký sinh ngoài lẫn ký sinh trong. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ cho chú cún cưng. Có thể sử dụng các loại thuốc tiêm thường dùng, tiêm 2 tháng/lần.
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, vitamin cho chó bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng.
- Cho chó đến phòng khám hoặc bệnh viện thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Qua bài viết này rất hy vọng sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của mọi người về vấn đề chó bị xà mâu. Mong rằng những phương thức chữa xà mâu cho chó tại nhà này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm tiền, vừa đảm bảo an toàn nhưng lại hiệu quả không ngờ.