Cách chăm sóc chó con mới đẻ giúp phát triển khỏe mạnh

Chó con mới đẻ cơ thể còn rất yếu và non nớt trong mọi thứ, từ cách sinh hoạt, bú mẹ. Cho nên cách chăm sóc chó con mới đẻ giúp phát triển khỏe mạnh ra sao là thực hiện cần thiết phải quan tâm. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện thì mời tham khảo nội dung chia sẻ từ my-pet.vn

1. Vệ sinh sạch sẽ ổ nằm cho chó con

Khi chuẩn bị sinh thì gia chủ hay chuẩn bị ổ ở cho chó mẹ đẻ và sau đó khi sinh xong thì đàn chó con sẽ ở cùng mẹ để được bú sữa. Sau khi sinh xong thì phần lớn thời gian ban đầu chó mẹ sẽ nghỉ ngơi và nằm cạnh chó con. 

Có những lúc chó mẹ tranh thủ ra ngoài đi tìm đồ ăn, uống nước, vệ sinh. Lúc này thì bạn nên tranh thủ dọn dẹp lại ổ ở sạch sẽ hơn. Lấy những giẻ, chăn dính máu, nước tiểu đi giặt sạch sẽ, thay bằng khăn và giẻ mới. Lau chùi các góc bẩn để tạo ổ sạch, thơm dễ chịu, phòng bụi và vi khuẩn cho chó mẹ, chó con an toàn. 

Chú ý khi lót ổ thì bạn nên cào phẳng, tránh để quá nhiều chăn dày, lộn xộn có thể khiến chó con khó bò qua lại, trận lẫn nhau. Bởi vì mới đẻ xong chó con còn yếu, mắt chưa mở để nhìn đường cũng như tìm ti mẹ cũng khó khăn. 

Vệ sinh sạch sẽ ổ nằm cho chó con
Vệ sinh ổ nằm sạch sẽ cho đàn chó con

2. Làm sạch cơ thể cho cún con

Chó con mới sinh xong thì cơ thể còn bẩn nên bạn cẩn thận lúc chó mẹ đi vắng, an toàn làm sạch cơ thể cho chúng đúng cách. Bạn nên dùng khăn mềm sạch thấm nước ấm rồi vệ sinh ngoài cơ thể lấy máu, nước ối đi. Cách chăm chó con mới đẻ này giúp chúng đỡ lo bị bệnh hoặc ốm. 

Chó mới sinh yếu ớt nên bạn hãy nhẹ nhàng, tránh quăng hoặc đặt mạnh có thể khiến chúng bị tổn thương cơ thể. Cuống rốn trên bụng chó con sẽ teo dần theo thời gian nên bạn không phải lo lắng. 

Không chỉ làm sạch cơ thể cún con mà ngay cả chó mẹ bạn cũng lấy khăn sạch nhúng nước ấm lau cho chúng để sạch vết máu và rỉ ối sau khi sinh. Khu vực đầu ti thì lau sạch để cho con bú sữa an toàn.

Làm sạch cơ thể cho cún con 
Làm sạch cơ thể cho chó con

3. Giúp chó con bắt đầu tập bú mẹ

Chó con mới đẻ chân còn yếu, mắt chưa mở thì việc tìm ti mẹ cũng khó khăn. Do vậy chăm sóc chó con mới đẻ bạn hoàn toàn có thể lại gần và hỗ trợ chúng học cách ti mẹ cho đỡ đói, no sữa thì an tâm ngủ và nhanh lớn hơn. Trung bình thì chó con khoảng 11 ngày sau mới dần mở mắt. 

Cách chăm sóc chó con mới đẻ có thể bế từng chú lên nếu chúng rúc nhưng chưa tìm được ti mẹ. Bạn đặt miệng chúng gần vào đầu ti mẹ rồi đưa vào để chúng bú. Ti tiết sữa ra chúng sẽ nhanh chóng cảm nhận và đặt 2 chân trước lên vùng ti để đạp nhẹ đẩy sữa ra. 

Vắt và giọt sữa của chó mẹ bôi vào quanh mũi chó rồi chúng quen mùi này. Sau đó khi đói chúng tự tìm tới được khu vực đầu ti mẹ có sữa để ti mẹ cho  đỡ đói. Cách này rất hiệu quả hỗ trợ những chú chó mới ra đời còn ngơ ngác chưa hiểu kỹ năng. 

Giúp chó con bắt đầu tập bú mẹ
Cho chó con tập bú bình

4. Xem xét nhiệt độ ổ nằm của đàn chó

Ổ nằm của chó cũng cực kỳ quan trọng, phải là nhiệt độ phù hợp thì mới tốt cho chó mẹ và chó con. Tránh đặt ổ ở nơi đón gió thổi liên tục khiến chúng lạnh, trúng gió, cảm khi cơ thể đang yếu sẵn. Đặc biệt chó con trúng gió đang yếu dễ bị chết. 

Cách chăm sóc chó con mới đẻ thời tiết nắng nóng thì không sao, nhưng vào mùa lạnh như thu đông thì bạn nên hỗ trợ thêm thiết bị sưởi ấm. Bạn có thể đặt thiết bị gần nơi chó ở để nâng nhiệt độ ấm hơn, che chắn các lỗ hổng gió lùa. 

Khi có nhiệt độ phù hợp thì chó mẹ nghỉ ngơi lại sức nhanh. Chó con thì đủ ấm ăn ngon ngủ tốt cơ thể khỏe mạnh không bị ốm đau, không kêu nhiều. Ổ lót cho chó thì bạn chú ý rằng khoảng 2-3 tiếng nên thay 1 lần vì cún con tiểu nhiều, vệ sinh luôn tại chỗ. Đảm bảo chúng không dính lên người bị bẩn và rụng lông, liếm phải mắc bệnh. 

Đối với chó con dễ bị mẹ đè hoặc nằm lúp trong giẻ cho nên bạn hãy thi thoảng vào kiểm tra các con chó có ổn không. Nếu bị đè thì nhấc ra và đặt chăn, giẻ thẳng lại. Như vậy thì chúng mới an toàn phát triển tốt.

Tìm hiểu thêm:

5. Chế độ dinh dưỡng cho chó con

Thời gian đầu khi mới đẻ thì chó con bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Lúc này thì bạn nên chú trọng bồi bổ thực phẩm đầy đủ các nhóm cho sữa chó mẹ dồi dào, chất lượng đủ cho đàn con nhỏ bú. 

  • 4 ngày đầu tiên cho chó con bú mẹ hoàn toàn để no và có kháng thể, hỗ trợ chúng bú nếu đói và kêu nhiều
  • Trong 5 – 10 ngày tuổi, bạn có thể ngoài sữa chó mẹ thì thêm sữa khác cho đàn chó con nhanh lớn hơn
  • Từ 11 ngày tuổi thì bạn cố gắng cho chúng bú sữa ngoài như sữa bột công thức nhiều cữ bên cạnh sữa mẹ.
  • Từ 20-30 ngày mới bắt đầu cho chó con ăn thêm 1-2 bữa dặm nhẹ thực phẩm khác. 

6. FAQ về cách chăm sóc chó con mới đẻ

Dưới đây là phần giải đáp các thắc mắc về cách chăm sóc chó con mới đẻ

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó con

Chó mới đẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nên bạn hãy chú ý phòng bệnh trước. Cụ thể là nên cho chó uống thêm men Biosutin 2 lần/1 ngày. Giúp chó không bị đầy bụng chướng hơi, giải quyết lượng sữa thừa, sữa viêm trong cơ thể. 

Kiểm tra ti của chó mẹ

Bạn nên kiểm tra thường xuyên ti chó mẹ có có sạch hay không. Nếu viêm hoặc bị tắc sữa thì phải xử lý nhanh chóng, gọi bác sĩ thú y hỗ trợ. Nếu sữa không có chó con sẽ đói, yếu đi, còn sữa hỏng bị viêm chó con bú vào bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy rất nguy hiểm.

Có cần kiểm tra cân nặng

Nếu cẩn thận bạn nên chú ý các chú chó con có đồng đều kích thước. Chó yếu hơn thì nên cân, có thể chúng bị đẩy ra khi tìm ti mẹ thì nên chăm sóc thêm, cho uống sữa ngoài và hỗ trợ ti mẹ.

Trên đây là hướng dẫn từ My Pet về cách chăm sóc chó con mới đẻ giúp phát triển khỏe mạnh. Bạn áp dụng vào thực tế chăm sóc để giúp chó mau lớn khỏe mạnh và ít bệnh tật hơn. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

━ Các vấn đề về sức khỏe ở chó

━ Chó có thể ăn gì?

━ Cách chăm sóc chó mẹ