Sổ mũi là bệnh thường gặp ở thỏ và nếu không có cách chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thú cưng. Vậy nguyên nhân thỏ bị sổ mũi là gì và cách chữa trị như thế nào an toàn, hiệu quả? Trong khuôn khổ bài viết sau My-pet sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn.
1. Nguyên nhân thỏ bị sổ mũi – chảy nước mũi là gì?
Thỏ bị sổ mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là khi thời tiết giao mùa (trời nắng ấm chuyển sang mùa xuân). Bệnh thường lây nhiễm ra không khí và là bệnh về đường hô hấp. Bệnh sổ mũi có khả năng lây nhiễm cao và có tỷ lệ tử vong không hề nhỏ. Đặc biệt, khi thỏ bị viêm mũi mãn tính sẽ rất khó có thể chữa trị khỏi.
Tóm lại có 2 nguyên nhân chính khiến thỏ bị sổ mũi gồm:
- Thời tiết thay đổi thất thường và đột ngột
- Lây nhiễm bệnh trong cùng chuồng hoặc các loài động vật khác
2. Dấu hiệu nhận biết thỏ bị sổ mũi thế nào?
Bạn có thể dễ dàng nhận biết được thỏ bị chảy nước mũi thông qua những dấu hiệu dưới đây:
- Khó thở, ăn kém hoặc bỏ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài 2 – 3 ngày thỏ sẽ bị chết.
- Đối với thỏ trưởng thành có triệu chứng viêm mũi mãn tính, khoang mũi có nước và dịch nhầy.
- Thỏ bị hắt hơi và dùng móng vuốt lên mũi.
- Trong trường hợp nặng nước mũi đặc chảy ra.
- Quanh mũi đóng vảy, tắc lỗ mùi và khiến thỏ bị khó thở.
- Khi bị sổ mũi thỏ sẽ dùng miệng để thở và khiến cho việc ăn uống kém hơn.
- Thỏ bị gầy, chậm phát triển.
- Với trường hợp nặng dẫn tới viêm phổi hoặc tử vong.
Tìm hiểu thêm:
- thỏ cảnh giá bao nhiêu
- thỏ sống được bao lâu
- thời gian mang thai của thỏ
- thỏ bị nấm dùng thuốc gì
- thỏ tai cụp hà lan giá bao nhiêu
3. Cách điều trị bệnh sổ mũi ở thỏ hiệu quả
Thuốc trị sổ mũi cho thỏ là Penicillin hoặc Streptomycin. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm vào bắp thịt. Liều lượng tiêm 2 lần/ngày và sử dụng liên tiếp trong vòng 3 – 5 ngày. Kết hợp với dùng thuốc lau mũi mỗi ngày cho thỏ.
Trong trường hợp tình trạng bệnh không cải thiện, bạn hãy đưa thỏ đi gặp thú cưng để được thăm khám cụ thể. Không nên để bệnh kéo dài sẽ khó chữa và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bệnh sổ mũi ở thỏ có khả năng tử vong cao nếu không được điều trị hiệu quả. Vì vậy, vào những ngày thời tiết giao mùa bạn cần chú ý xây dựng chuồng trại thoáng mát và mát mẻ. Bên cạnh đó nên dùng tấm lót vệ sinh chuồng để hút ẩm và khử mùi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc điều trị bệnh sổ mũi ở thỏ như:
- Thuốc Trisolizin Injection: Gồm hoạt chất Trimethoprim và Sulfadiazine giúp tiêu diệt vi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm mũi.
- Thuốc Enpro-100 inj: Là loại kháng sinh chống lại vi khuẩn gây sổ mũi an toàn cho thỏ. Thuốc do Hàn Quốc sản xuất được đánh giá với hiệu quả cao.
- Thuốc Genta LA Inj của Hàn Quốc: Có chứa thành phần chính Gentamycin tiêu diệt vi khuẩn và chữa bệnh viêm mũi, chảy nước mũi.
- Thuốc Sureshot LA: Tác dụng chữa bệnh viêm mũi ở thỏ và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hiệu quả.
4. Cách phòng tránh bệnh sổ mũi ở thỏ thế nào?
Như vậy khi đọc tới đây bạn đã biết được cách trị thỏ bị sổ mũi như thế nào hiệu quả rồi đúng không? Việc phòng tránh bệnh cho thỏ là rất cần thiết, vào những ngày thời tiết giao mùa bạn cần chú ý tới chuồng trại đảm bảo đúng nhiệt độ. Cần chú ý tránh để chuồng của thỏ bị ẩm ướt, vì sẽ tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng và vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Cùng với đó nên có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho thỏ, cũng như tăng cường sức đề kháng đặc biệt là thỏ con. Cần đảm bảo nhiệt độ nơi ở của thỏ được ấm áp và tận dụng không khí thoáng mát trong chuồng. Bên cạnh đó cần khử độc, tiêm phòng khử khuẩn. Nếu trong chuồng có thỏ bị bệnh bạn hãy cách ly để giảm tình trạng lây nhiễm. Đối với thỏ bị viêm mũi không nên giữ lại làm giống. Ngoài ra, nên tiêm vắc xin cho thỏ để tăng cường đề kháng và phòng bệnh hiệu quả.
Như vậy bạn đã nắm rõ được nguyên nhân – triệu chứng và cách điều trị thỏ bị sổ mũi, chảy nước mũi rồi chứ? Hy vọng sẽ giúp bạn sớm có cách nhận biết và chữa trị căn bệnh này cho thỏ hiệu quả, đảm bảo an toàn.