Chim Tu Hú nổi tiếng thông minh và tinh ranh nhất trong các loài chim, Chúng còn được cho là loài chim độc ác. Cùng My-pet tìm hiểu về đặc điểm, cách nuôi chăm sóc như thế nào của loài chim Tu Hú này qua bài viết dưới đây nhé.
Tên khoa học: | Endynamis scolopacea |
Chiều dài: | 40 – 62 cm |
Thức ăn: | Các loại sâu bọ và trái cây |
Báo hiệu mùa gì: | Mùa vải chín, Mùa hè sắp đến |
1. Tìm hiểu về Chim Tu Hú
1.1. Nguồn gốc
Tên khoa học của chim Tu Hú là Endynamis scolopacea và tên tiếng Anh là Asian Koe. Giống chim này có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và sinh sống tại các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như: Thái Lan, Việt Nam… Ngoài ra, chim Tu Hú còn được tìm thấy tại khu vực Nam Sudan, miền Nam Trung Quốc và Sri Lanka. Ở Việt Nam chim Tu Hú thường sinh sản nhiều vào mùa hè, vì thời tiết ấm áp và có nguồn thức ăn dồi dào.
Chim Tú Hú sống ở đâu? Loài chim này thường di cư vào mùa hè chúng sẽ tới khu vực trung du, đồng bằng hay vùng núi để kiếm ăn, sinh sản. Khi sang mùa đông chim Tu Hú bay trở về nơi sinh sống ban đầu để trú rét.
1.2. Đặc điểm ngoại hình
Chim Tu Hú có đặc điểm gì? Cùng tìm hiểu xem giống chim này có đặc điểm gì để dễ dàng nhận biết so với các loài chim khác nhé:
- Kích thước của chim Tu Hú khá lớn, đối với con trưởng thành có chiều cao khoảng 5cm, sải cánh dài 22cm, lông đuôi 20cm và mỏ dài 3cm.
- Chim Tu Hú nổi bật với bộ lông màu lốm đốm trắng, nâu xám ở con đực, với chim mái có màu đen tuyền xanh thẫm rất đặc biệt.
- Lông đầu và bụng của chim Tu Hú thường nhạt hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể.
- Chim Tu Hú non sau khi sinh ra tới khi mọc lông có lớp lông màu đen bao phủ. Lông chim Tu Hú thay đổi vào thời gian thay lông.
1.3. Chim Tu Hú sinh sản thế nào?
Chim Tu Hú sinh sản khi nào? Tu Hú có mùa sinh sản từ tháng 3 tới tháng 9 hàng năm. Vào mùa sinh sản chim đực phát ra âm thanh để thu hút bạn tình cũng như đánh dấu lãnh thổ của mình. Đây là giống chim rất tinh vi và xảo quyệt, khi giao phối thành công nhưng chúng sẽ không làm tổ mà tìm tổ của loài chim khác rồi “gửi” trứng vào đó để ấp nhờ. Chính vì thế, chim Tu Hú không cần làm tổ, không nuôi nhưng vẫn có con. Trứng được chim khác ấp, chăm sóc và nở bay đi.
Thường thì Tu Hú làm tổ của chim Chích. Chim Tu Hú con khi mới nở cũng rất tinh ranh giống mẹ, sẽ đẩy trứng cũng như chim non của tổ khác đi để được chăm sóc và ăn nhiều hơn. Đó là lý do vì sao chim Tu Hú được xem là loài chim ma quái nhất và vô cùng xảo quyệt trong các giống chim.
1.4. Tại sao Tu Hú không nuôi con?
Tại sao chim Tu Hú không nuôi con? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm về giống chim này. Sở dĩ chim Tu Hú không nuôi con vì chim mẹ chỉ ăn sâu và có những loài có nọc độc. Chim Tu Hú trưởng thành cơ thể miễn nhiễm với các loại độc tố từ con mồi, nhưng đối với con non thì không và nếu ăn phải sâu độc sẽ chết. Do đó, chim Tu Hú thường nhờ tới những loài chim khác để nuôi con hộ.
1.5. Cách phân biệt chim Tu Hú như thế nào?
Bạn có thể dễ dàng phân biệt chim Tu Hú trống và mái theo đặc điểm dưới đây:
- Chim trống: Lông toàn thân màu xanh thẫm và đen.
- Chim mái: Lông màu đen nhạt pha với màu trắng. Lưng chim có màu nâu đen nhạt lốm đốm và xanh lục. Đầu chim có màu nhạt và chim mái thường hung dữ hơn so với chim trống.
Đó là cách phân biệt chim Tu Hú trưởng thành, vậy với chim non thì sao?
- Chim trống: Lông toàn thân có màu đỏ, chim sau khi thay lông có chân xám chì, mắt đỏ, góc mỏ đen và mỏ có màu xanh xám.
- Chim non mái: Toàn thân màu đen thẫm và sau khi thay lông có màu giống như chim mái trưởng thành.
1.6. Tiếng kêu của chim Tu Hú báo hiệu điều gì?
Chim Tu Hú báo hiệu mùa gì? Chim Tu Hú có giọng kêu rất to và cao, chúng có thể kêu vang khắp bầu trời khi gọi bầy hoặc vào mùa sinh sản. Đặc biệt khi bị lạc đàn Tu Hú kêu để định vị được bầy đàn của mình ở đâu. Tiếng kêu của chim Tu Hú cũng là cách để chúng đánh dấu lãnh thổ của mình.
Chim Tu Hú kêu còn là điềm báo cho thấy gia đình bạn sắp có chuyện vui. Bạn sẽ gặp nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống, công việc thuận lợi hoặc sắp chào đón thành viên mới. Tiếng kêu của chim Tu Hú cũng có điềm báo gia đình nếu có người ốm sẽ sớm khỏe mạnh.
Ngoài ra, chim Tu Hú kêu là dấu hiệu báo mùa vải đã chín. Vì giống chim này rất thích ăn vải, do đó khi tới mùa vải chín chúng sẽ tụ tập thành từng bầy để ăn vải.
Tìm hiểu thêm về các loài chim khác:
- chim cao cát ăn gì
- cách nuôi chim trích cồ
- chim oanh cổ đỏ ăn gì
- chích chòe lửa an trái cây gì
- cách nuôi chim sáo mau biết nói
2. Có nên nuôi chim Tu Hú không?
Có nên nuôi Tu Hú không? Khi sinh sống ngoài tự nhiên Tu Hú là giống chim xảo quyệt, tuy nhiên loài chim này lại được những người yêu chim cảnh rất ưa chuộng. Vì vậy, nếu yêu thích sự tinh quái, màu sắc và tiếng kêu của chim Tu Hú bạn có thể chọn cho mình một chú chim Tu Hú để nuôi nhé.
3. Cách nuôi
Để nuôi chim Tu Hú bạn có thể tham khảo hướng dẫn cụ thể về cách chọn giống, lồng nuôi, thức ăn và chăm sóc giống chim này cụ thể dưới đây nhé.
3.1. Chuẩn bị lồng
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho mình một chiếc lồng rộng, vì Tu Hú có đuôi chim rất dài. Nên chọn lồng có bán kính khoảng 30 – 50cm để chim thoải mái bay lượn và nhảy hót. Bạn nên chọn loại lồng bằng mây vừa đẹp lại chắc chắn. Ngoài ra, nên treo lồng chim ở dưới tán cây giúp chim mát mẻ và phát triển tốt.
3.2. Chọn giống chim
Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn giống chim phù hợp để chăm sóc. Đối với nuôi làm cảnh nên chọn chim Tu Hú đực. Còn nếu muốn nhân giống sinh sản nên mua chim mái.
3.3. Chim Tú Hú ăn gì?
Đối với mỗi giai đoạn thức ăn của chim Tu Hú sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
– Chim non: Ăn các loại sâu bọ không có độc.
– Chim biết bay: Ăn sâu bọ nhỏ.
– Chim trưởng thành: Ăn các loại trái cây, sâu bọ…
3.4. Cách chăm sóc
Một trong những điều bạn cần lưu ý khi nuôi chim Tu Hú đó chính là ánh sáng giúp chim phát triển ổn định. Không nên treo lồng chim trong nhà quá lâu, vì chim bị ủ rũ, stress và suy giảm sức khỏe. Tốt nhất nên treo lồng chim ở nơi có nắng, thoáng mát. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý vệ sinh lồng chim định kỳ để bỏ vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, nên tắm nắng cho chim vào buổi sáng, tắm mát để chim khỏe mạnh và có lông mượt.
3.5. Cách bẫy chim Tu Hú
Vì giống chim này không được bán rộng rãi trên thị trường, do đó để nuôi chim Tu Hú bạn chỉ có thể bẫy chim từ tự nhiên. Cách bẫy chim Tu Hú như sau:
Lựa chọn bãi đánh chim là vườn chanh, vải… đây là những nơi chim Tu Hú thường tập trung nhiều ở cành cây. Giăng lưới để bắt chim Tu Hú: Bạn có thể mua lưới bẫy chim và giăng xung quanh khu vườn có chim, tới khi chim bay ra sẽ bị mắc kẹt lại.
4. Những điều “độc – lạ” về giống chim Tu Hú
Loài chim Tu Hú được nhiều người biết tới với tiếng kêu rất to và lạ, đặc biệt là khi mùa hè tới. Ngoài ra, chim Tu Hú còn có những điều độc lạ như:
4.1. Chiến thuật gửi trứng
Chim Tu Hú đực bay xung quanh để đánh lạc hướng chim mẹ mà chúng muốn gửi con. Sau đó, chim cái sẽ bay vào và đẻ trứng trong tổ. Có thể thấy đây là giống chim rất thông minh, chúng thường chọn các tổ mới nở được khoảng 1 – 2 ngày. Để gửi trứng không bị phát hiện, chim Tu hút sẽ ăn hoặc đá một quả trứng của chim khác ra khỏi tố. Chim Tu Hú sẽ chọn những loài chim có trứng gần giống với trứng của chúng.
Khi chim Tu Hú non được sinh ra sẽ đẩy con chim non khác xuống đất để chiếm thức ăn. Sau đó chúng sẽ phát triển nhanh và khi đủ lông, đủ cánh sẽ bay đi.
4.2. Loài chim tàn độc và lưu manh nhất
Tu Hú còn được biết đến là giống chim tàn độc và lưu manh nhất trong các loài chim. Người ta ví chim Tu Hú “ác từ trong trứng”, vì ngay sau khi nở chúng đã tàn sát chim non khác ra khỏi tổ để giành phần ăn.
Như vậy là My-pet.vn đã chia sẻ với bạn những thông tin cụ thể về chim Tu Hú ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, tập tính sinh sản và cách nuôi giống chim này một cách hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn về chim Tu Hú, bạn vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn cụ thể nhé!