Nhiều người thắc mắc không biết liệu nước tiểu thỏ có độc không, có gây ảnh hưởng gì tới sức khoẻ nếu không may tiếp xúc hoặc dính phải nước tiểu của chúng hay không? Trong bài viết sau Mypet sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi nước tiểu của thỏ có độc không và cách xử lý hiệu quả nhất.
Nước tiểu thỏ có độc không?
Nước đái thỏ có độc không? Bạn không có lý do gì phải cảnh giác với nước tiểu của thỏ. Nếu tiếp xúc với nước tiểu của thỏ bạn có thể rửa sạch tay với nước là được. Tuy nhiên, nếu như con thỏ có bệnh và trong nước tiểu có chứa nấm vi sinh vật là E. cuniculi. Đối với những con thỏ có chứa loại vi khuẩn này, thit trong nước tiểu sẽ tiềm ẩn nguy cơ nếu như bạn tiếp xúc.
Tuy nhiên khả năng bạn bị nhiễm trùng loại vi khuẩn này trong nước tiểu là rất hiểm. E. cuniculi được chứng minh sẽ gây ra những rủi ro với người có hệ miễn yếu hoặc người bệnh AIDS. Điều đáng nói là bạn rất khó có thể nhận biết được đâu là con thỏ có chứa loại vi sinh vật này, nếu như không tiến hành làm xét nghiệm.
Tóm lại: Nếu như thỏ khoẻ mạnh, thì nước tiểu không gây ảnh hưởng hay bất kỳ nguy hiểm nào nếu tiếp xúc phải. Nhưng nếu thỏ nhiễm bệnh thì cần hết sức lưu ý để tránh những ảnh hưởng không đáng có. Do đó, nếu dính nước tiểu của thỏ bạn hãy rửa sạch tay và tốt nhất là rửa bằng xà phòng để sát khuẩn.
Dấu hiệu nhận thỏ bị bệnh qua màu nước tiểu
Bình thường nước tiểu của thỏ có màu vàng rơm hoặc kèm theo chút màu đỏ. Nếu như thấy nước tiểu của thỏ có màu sắc khác thường so với những màu ở trên, rất có thể là thỏ đang bị nhiễm bệnh. Trong trường hợp này bạn nên đưa thỏ đi khám thú y để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất. Cần lưu ý trong quá trình tiếp xúc với thỏ bị nhiễm bệnh cần đeo găng tay và có đầy đủ quần áo bảo hộ trong trường hợp cần thiết để phòng tránh hiệu quả.
Những bệnh ở thỏ lây sang người thường gặp
Nấm thỏ và bệnh do vi khuẩn Tularemia là những bệnh thường gặp ở thỏ lây sang người. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết và phòng tránh hai căn bệnh này dưới đây:
Bệnh do vi khuẩn Tularemia
Đây là bệnh do vi khuẩn Tularemia gây nên thường gặp ở các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là thỏ và chuột nước. Người bệnh nhiễm vi khuẩn Tularemia khi có tiếp xúc với nước tiểu. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 10 ngày với triệu chứng điển hình là: Buồn nôn, đau đầu, sốt. Ở vị trí vết thương có dấu hiệu nổi sẩn hồng và vết loét, hạch sưng to, mưng mủ.
Tổn thương khi mới nhiễm vi khuẩn Tularemia ở thỏ là xuất hiện ở mắt, đầu chi. Đặc biệt, nếu hít phải vi khuẩn này sẽ có triệu chứng viêm phổi hay viêm dạ dày, sốt li bì. Đặc biệt biến chứng khi nhiễm vi khuẩn Tularemia là vô cùng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tủy xương, viêm màng ngoài tim… Cách điều trị là dùng streptomycin, tetracycline, chloramphenicol và phòng tránh bằng cách đeo găng tay khi làm thịt thỏ.
Bệnh nấm thỏ
Nguyên nhân gây bệnh nấm thỏ là do thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nấm thỏ lây bệnh sang người qua các vết xước với dấu hiệu điển hình là xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti và lan rộng. Vậy cách xử lý bệnh nấm ở thỏ như thế nào?
- Khi nhiễm nấm thỏ cần tránh dùng xà phòng khi tắm gội và thay thế bằng thảo dược
- Dùng gang tay khi cho thỏ ăn và tiếp xúc với thỏ. Không nên ốp ấp thỏ trong quá trình điều trị bệnh nấm, để tránh lây sang người.
- Sử dụng lá trầu không và tránh chà xát trực tiếp và đun nước để bôi trực tiếp lên vết nấm.
- Bôi thuốc trị nấm thỏ 1 – 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kiên trì dùng thuốc bôi trị nấm cho thỏ tuỳ theo tình trạng bệnh. Thông thường sau khi dùng 5 – 10 ngày là có hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được nước tiểu thỏ có độc không? Qua đó sẽ giúp bạn sớm nhận biết và có cách xử lý cũng như điều trị thỏ bị nấm hiệu quả nhất.