Rùa Lá Mata Mata: Đặc điểm, Tuổi thọ, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu?  

Rùa Lá Mata Mata loài rùa có hình dáng độc đáo được nhiều người yêu thích nuôi làm cảnh. Cùng tìm hiểu về đặc điểm, tuổi thọ, cách nuôi, thức ăn và giá của rùa Lá Mata qua bài viết sau nhé,

Nguồn gốc của rùa lá Mata Mata 

Rùa lá có tên khoa học là Chelus Fimbriatus, còn được gọi là rùa Mata Mata hay rùa lá Mata Mata. Loài rùa này có nguồn gốc từ khu vực Orinoco ở Nam Mỹ và sông Amazon. Sở dĩ gọi là rùa lá vì chúng có hình dáng nhìn giống như chiếc lá cây. 

Giống rùa Mata Mata chủ yếu sống ở dưới nước, đặc biệt là khu vực đáy bùn vùng nước nông và chảy chậm như đầm lầy, suối… Ngoài ra, rùa lá còn được tìm thấy tại khu vực thấp ở sông Amazon.

Đặc điểm nhận biết rùa Mata Mata 

Rùa lá Mata Mata có đặc điểm rất dễ nhận biết, bạn có thể phân biệt loài rùa này dưới đây:

– Mũi rùa lá dài và có hình ống, với đặc điểm này giúp rùa dễ thở khi sống ở dưới nước.

– Miệng rùa lá khá rộng và có cổ da gập nhìn giống như rác lá. Đây cũng là đặc điểm giúp rùa lá dễ dàng thích nghi khi sống dưới đầm bùn.

– Rùa lá Mata Mata có chiếc đầu dẹt, phần da ở cổ khá gập ghềnh nhìn giống như rác lá.

– Vỏ mai rùa Mata Mata có gờ và được bao phủ bởi tảo để ngụy trang trước kẻ thù tấn công.

– Rùa lá có thị giác tốt, nhưng thị lực của chúng lại rất kém. Loài rùa này chủ yếu dựa vào dây thần kinh cảm giác ở cổ và đầu để nhìn xung quanh khi sống dưới nước.

– Mai rùa Mata Mata dài khoảng 45cm và có trọng lượng nặng 18kg. 

Tập tính sinh sản của rùa Mata Mata

Với ngoại hình độc đáo rùa lá Mata Mata được nhiều người nuôi sinh sản để nhân giống. Mùa sinh sản của rùa lá từ tháng 10 tới tháng 12, trứng có hình cầu với kích thước khoảng 35mm. Sau khi ấp khoảng 200 ngày trứng sẽ nở thành rùa con. Rùa lá không thuộc danh sách bị đe dọa và có số lượng phân bố lớn. Tuy nhiên giá rùa lá lại không hề rẻ, do đó trước khi mua bạn cũng nên tìm hiểu địa chỉ uy tín.

Thức ăn và khả năng săn mồi của rùa lá

Với hình dáng bên ngoài giống như đống lá rụng đã giúp cho rùa lá Mata Mata có khả năng ngụy trang tốt trước con mồi cũng như kẻ săn mồi. Loài rùa này có cách săn mồi rất độc, cụ thể nếu thấy xuất hiện những con cá nhỏ bơi tới gần chúng sẽ hút vào lực hút trong miệng của rùa. Rùa lá rất ít khi bơi lội chúng thường đi bộ dưới nước và thở qua chiếc vòi. 

Thức ăn của rùa Mata Mata là các loại động vật không có xương sống và cá ở dưới nước. Ngoài ra, rùa lá còn ăn các loại động vật có vú nhỏ và chim khi con mồi ở dưới nước.

Cách nuôi rùa Mata Mata như thế nào? 

Điều quan trọng khi nuôi rùa Mata Mata trong môi trường nuôi nhốt là cần đảm bảo được độ pH phù hợp. Cụ thể loài rùa này thích hợp sống ở độ pH từ 5 đến 6. Nếu như không điều chỉnh được độ pH trong nước, bạn có thể thả thêm các loại cây thuỷ sinh, rêu và lá bàng vào trong bể.

Lượng nước cần có trong bể nuôi rùa lá Mata Mata dao động từ 20 – 30cm là phù hợp. Với những con rùa có kích thước nhỏ hơn, thì bạn cần điều chỉnh lượng nước ít hơn khoảng 15cm là được. Bên cạnh đó cũng nên trang trí thêm phụ kiện cho bể nuôi rùa được đẹp mắt hơn.

Rùa Mata Mata có tập tính sống ẩn nấp, do đó khi setup bể nuôi bạn nên cho thêm các loại đá và cây thuỷ sinh.  Lưu ý không nên cho đá sắc nhọn ở trong bể nuôi rùa lá, vì sẽ khiến rùa bị thương khi di chuyển. Về nhiệt độ bể nuôi rùa lá cần duy trì ở mức từ 30 – 33 độ C. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bố trí đèn sưởi UVB 5.0.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm nhận biết, thức ăn và cách nuôi rùa lá Mata Mata hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rùa này và có cách nuôi tốt nhất.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây