Rùa núi vàng là loài rùa quý hiếm được ưa chuộng để nuôi làm cảnh hiện nay. Vậy rùa núi vàng: Đặc điểm, tuổi thọ, cách nuôi – ăn gì, giá, có bị cấm không? Cùng Mypet đi tìm hiểu câu trả lời cụ thể qua bài viết sau đây.
Đặc điểm nhận biết rùa núi vàng
Rùa núi vàng (rùa vàng) thuộc họ rùa núi có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và một phần khu vực Nam Á. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật giúp bạn dễ dàng nhận biết rùa núi vàng:
- Có nhiều sừng ở trên đầu, sở dĩ gọi là rùa núi vàng vì có mai màu vàng.
- Mai rùa núi vàng gồ ghề và giữa những tấm vảy là đốm đen.
- Yếm rùa núi vàng ở trước thẳng và hõm lại ở sau.
- Bồn chân rùa núi vàng có hình trụ và không có màng ở xung quanh.
- Rùa núi vàng cái thường có kích thước lớn hơn so với con đực. Tuy nhiên con đực sẽ có đuôi dài hơn.
Cách nuôi rùa núi vàng như thế nào?
Rùa núi vàng là loài bò sát cảnh được nhiều người ưa chuộng và chọn nuôi hiện nay. Cùng tìm hiểu xem cách nuôi rùa núi vàng như thế nào nhé!
Chuồng nuôi
Trước hết bạn cần làm chi rùa một chiếc chuồng hoặc không cũng được. Lót chuồng bằng mùn dừa vừa sạch sẽ lại rẻ. Mỗi tháng nên thay lót chuồng cho rùa để đảm bảo sạch sẽ và tránh vi khuẩn gây bệnh. Nếu không muốn làm chuồng, bạn có thể chuẩn bị một chiếc thùng giấy cho rùa.
Tắm cho rùa
Một trong những lưu ý quan trọng khi nuôi rùa vàng đó là cần tắm rửa sạch sẽ cho rùa. Nước tắm bạn có thể pha thêm chút muối sinh lý khuấy đều và tắm cho rùa. Lưu ý không nên để mực nước ngập quá sâu phần mai rùa.
Khi tắm nhẹ nhàng dội nước lên mai rùa và kỳ nhẹ nhàng. Đặc biệt là phần chân rùa cần được vệ sinh sạch sẽ do thường xuyên tiếp xúc với mặt đất. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem có ký sinh bám vào chân rùa hay không và nếu có cần cho uống thuốc giun. Sau khi tắm xong hãy lau khô rùa.
Tắm nắng
Nuôi rùa vàng bạn cũng cần tắm nắng đầy đủ cho rùa khoảng 15 phút ngày từ 9 – 10h sáng là tốt nhất. Tắm nắng cho rùa vàng sẽ giúp hấp thụ canxi xương chắc khoẻ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, tắm nắng cho rùa vàng còn có tác dụng tránh da bị mốc và hệ bài tiết được hoạt động ổn định. Nhưng lưu ý không nên phơi rùa quá lâu sẽ phản tác dụng và khiến rùa bị say nắng, cảm.
Rùa núi vàng ăn gì?
Rùa núi vàng là loài khá dễ ăn, bạn có thể cho chúng ăn các loại: Rau lang, rau cải, xà lách… Ngoài ra, có thể cho rùa núi vàng ăn dưa chuột, chuối, cà rốt, táo và nhiều loại trái cây khác.
Ngoài ra bạn cũng có thể cho rùa núi vàng ăn cà chua, đây là loại thức ăn chúng rất yêu thích. Hoặc cho rùa núi vàng ăn rau cải để cung cấp vitamin D giúp phòng tránh nhiều bệnh. Không nên cho rùa vàng ăn chuối, vì trong chuối có chứa những dưỡng chất sẽ khiến cho màu da của rùa vàng bị xỉn cũng như giảm quá trình hấp thụ canxi. Cần tránh cho rùa vàng ăn các loại thịt, thực phẩm protein hay cá sẽ gây đi ngoài.
Bạn không cần phải cho rùa vàng ăn thường xuyên, chỉ cần cho ăn 5 ngày/lần là được. Đối với rùa con là 2 ngày/lần. Vì rùa là loại hoạt động chậm nên không cần nhiều năng lượng, do đó bạn chỉ cần bổ sung các thực phẩm cần thiết để rùa phát triển.
Vì ăn ít nên lượng nước uống của rùa cũng ít theo. Do đó nếu cho rùa ăn các loại trái cây mọng thì không cần phải cho rùa uống thêm nước. Nếu muốn cho rùa uống nước bạn hãy chuẩn bị bát nước đặt trong chuồng cho rùa uống khi khát.
Nuôi rùa núi vàng có bị cấm không?
Rùa núi vàng hiện bị săn bắt với số lượng lớn nên rất cần được bảo vệ. Loài rùa này nằm trong danh sách đỏ các loài rùa cần được bảo vệ. Do đó việc mua bán rùa núi vàng là hoạt động bị cấm. Bạn vẫn có thể nuôi rùa núi vàng, nhưng cần theo đúng quy định của pháp luật.
Giá rùa núi vàng bao nhiêu tiền?
Giá rùa vàng được bán trên thị trường dao động khoảng 900.000đ/con tùy theo từng kích thước cụ thể.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về rùa núi vàng: Đặc điểm, cách nuôi, thức ăn, giá cả… Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rùa núi vàng và có cách chăm sóc cũng như nuôi loài rùa này một cách hiệu quả nhất.