Rùa có răng không? Bị rùa cắn có đau không?

Rùa có răng không? Bị rùa cắn có đau không? là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi nuôi rùa cảnh. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.

Rùa có răng không?

Với câu hỏi rùa có răng không thì câu trả lời là không. Sự thật là loài rùa không hề có răng. Vậy làm thế nào rùa có thể ăn được thức ăn? Vì không có răng nên khi tiêu hoá thức ăn rùa da sẽ dùng hàm được phủ lớp sừng để xé nhỏ thức ăn.

Cùng tìm hiểu xem với chiếc hàm không có răng thì rùa có thể ăn được những loại thức ăn nào nhé!

– Rùa nước: Đối với rùa nước chúng có thể ăn được đa dạng nhiều loại thức ăn như: Côn trùng, tôm, cua, ốc, cá, các loại dế, giun sâu, thức ăn khô và các loại trái cây, rau củ. Mộ tôs loài rùa nước chỉ ăn cỏ, do đó với những loại này tốt nhất bạn chỉ nên cho ăn rau xanh và trái cây. 

– Rùa cạn: Thức ăn của rùa cạn gồm 3 nhóm: Thức ăn khô, tươi và dạng viên. Thức ăn khô gồm các loại rau xanh và trái cây như: Hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa cẩm chướng, bông cải xanh, ớt chuông… chiếm khoảng 20%. Thức ăn tươi gồm các loại bướm, sâu, ấu trùng, dế, cá vàng, sên biển… Cuối cùng là thức ăn viên bán sẵn mua tại các cửa hàng chuyên về đồ cảnh.

Bị rùa cắn có đau không?

Vậy là bạn đã biết được rùa có răng không rồi chứ? Nhiều người cũng thắc mắc liệu rùa cắn có đau không? Vì rùa không có răng nên khi cắn sẽ không bị đau. Do đó khi nuôi rùa cảnh bạn không phải lo lắng bị rùa cắn nhé.

Loài rùa có bộ hàng đáng sợ nhất

Trong số các loài rùa có loài rùa có bộ hàm rất đáng sợ đó là rùa da. Những chiếc gai sắc nhọn mọc trong họng ở bên trên và dưới hàm sẽ giúp chúng giữ thức ăn ở trong miệng. Thực tế những chiếc “răng” ở hàm của rùa da chính là gai mọc ngược trong học. Những chiếc gai nhú này có dạng hình nón và rất sắc nhọn. Với đặc điểm này giúp rùa có thể giữ được thức ăn trong miệng một cách chắc chắn. Thức ăn chính của loài rùa này đó chính là sứa.

Với lợi thế có những chiếc gai sắc nhọn, rùa da được biết đến là loài động vật có bộ hàm đáng sợ nhất trên thế giới hiện nay. Những cá thể rùa da nhỏ sẽ có chiều dài khoảng 7cm và trong quá trình phát triển sẽ dài tới 1,2 – 1,8m. Trung bình mỗi con rùa da có thể tiêu thụ được khoảng 73% lượng thức ăn so với trọng lượng cơ thể của chúng.

Rùa da là loài có kích thước lớn nhất trong các loài rùa biển và cũng là loài bò sát lớn thứ 3 trên thế giới. Chúng có hệ tiêu hoá đặc biệt giúp tiêu hoá thức ăn tốt, tuy nhiên điều đáng nói là loài rùa này có khả năng nhìn rất hạn chế nên đôi khi ăn phải rác trôi trên nước gây mắc kẹt trong họng gây nguy hiểm. 

Những điều thú vị về loài rùa

Bên cạnh tìm hiểu rùa có răng không, bạn cũng có thể khám phá những điều thú vị về loài rùa nhé.

– Rùa là loài bò sát lâu đời nhất trên thế giới, vượt xa cả cá sấu và rắn. 

– Loài rùa có từ hơn 200 triệu năm về trước cùng thời với khủng long. 

– Rùa có lớp vỏ xương sụn được ví như tấm khiên giúp bảo vệ chúng khỏi kẻ săn mồi.

– Mai rùa chính là khung xương của chúng và được tạo thành từ những chiếc xương gồm: Xương sống và khung xương sườn.

– Mỗi con rùa không thể chui ra khỏi chiếc mai của chúng, đó là lý do vì sao cơ thể không được lớn hơn mai. 

– Thức ăn của rùa sẽ phụ thuộc vào môi trường sống. Rùa sống trên cạn thường ăn các loại cỏ, trái cây, bọ cánh cứng. Còn rùa biển ăn được mọi thứ như sứa, mực, tảo.

– Có loài rùa ăn thịt, nhưng cũng có loài ăn thực vật và một số loài ăn tạp (ăn cả động và thực vật).

– Rùa là loài có màng ối và chúng hít không khí để đẻ trứng.

Như vậy là bạn đã biết được rùa có răng không rồi chứ? Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm một điều thú vị về loài rùa nhé.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây