Thỏ bị tiêu chảy đi ngoài: Dấu hiệu, Cách chữa trị, cho uống thuốc gì?

Tiêu chảy là bệnh thường gặp khi nuôi thỏ, đặc biệt là thỏ cảnh và nếu không có cách chữa trị hiệu quả sẽ có thể gây tử vong. Vậy cách nhận biết thỏ bị tiêu chảy đi ngoài như thế nào, cách chữa ra sao và nên cho uống thuốc gì? My-pet sẽ bật mí với bạn qua bài viết sau.

1. Dấu hiệu nhận biết thỏ bị tiêu chảy

Thỏ bị tiêu chảy không giống như người, mèo hay chó. Khi đó thỏ vẫn đi phân khô hoặc bán lỏng như bình thường hoặc kèm theo mùi hôi hay máu. Có nhiều nguyên nhân khiến thỏ bị tiêu chảy, thường gặp nhất phải kể tới: Chế độ ăn uống không khoa học, dùng nhiều kháng sinh, thức ăn có độc tố, môi trường sống căng thẳng, do ký sinh trùng…. Chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do thỏ dùng kháng sinh không thích hợp.

Dưới đây là những dấu hiệu thỏ bị tiêu chảy mà bạn có thể dễ dàng nhận biết: 

  • Phần mềm có dính theo lông hoặc phân lỏng lẫn với phân dạng viên. 
  • Ăn kém, bỏ ăn đột ngột hoặc không ăn bất kỳ loại thức ăn nào. 
  • Bạn sẽ nghe thấy trong bụng thỏ có tiếng kêu lớn. 
  • Thỏ uống ít nước hơn bình thường. 
  • Cảm thấy đau bụng, khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết thỏ bị tiêu chảy 

2. Cách chữa thỏ bị tiêu chảy đi ngoài như thế nào?

Cách chữa thỏ bị tiêu chảy đi ngoài còn tùy theo vào mức độ, trong trường hợp nhẹ bạn có thể chữa tại nhà kết hợp với theo dõi. Tuy nhiên, nếu thỏ đi ngoài dài ngày và có dấu hiệu nặng cần đi khám bác sĩ thú ý. Cùng tìm hiểu cách chữa cụ thể dưới đây: 

2.1. Cách chữa thỏ bị tiêu chảy tại nhà 

Chỉ nên cho thỏ ăn cỏ khô tới khi tình trạng phân được bình thường. Tuyệt đối không được cho thỏ ăn rau xanh, thức ăn viên trong thời gian bị tiêu chảy. Bên cạnh đó cần tránh các loại cro khô như đinh lăng vì giàu carbohydrate. Tốt nhất nên cho thỏ ăn yến mạch, timothy và lúa mạch.

Khi đó bạn sẽ thấy phân của thỏ bình thường lại sau 2 – 3 tuần, tùy theo tình trạng bệnh. Nếu như không thấy có hiệu quả bạn cần cho đi khám bác sĩ thú y sớm để được chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Đối với những chú thỏ chưa từng ăn cỏ khô, bạn hãy bổ sung thức ăn viên và bắt đầu tập ăn cỏ khô. Sau đó mới bổ sung thêm các loại thực phẩm khác vào chế độ ăn uống hàng ngày của thỏ gồm: Rau củ, trái cây, thức ăn viên. 

Cách chữa thỏ bị tiêu chảy đi ngoài như thế nào?

Tìm hiểu thêm:

2.2. Cách chữa thỏ bị tiêu chảy tại phòng khám thú y

Nếu như thỏ bị tiêu chảy mức độ nặng và kéo dài sẽ gây mất nước, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Lúc này bác sĩ thú ý sẽ thăm khám và chỉ định như sau: 

  • Trước hết cần điều chỉnh chế độ ăn uống giàu chất xơ (cám viên, rau xanh, trái cây và cỏ khô) 
  • Truyền dịch để cân bằng lượng nước thỏ đã mất. Hình thức truyền bằng đường uống hoặc dưới tĩnh mạch tùy theo mức độ thỏ bị tiêu chảy như thế nào. 

Thỏ bị đi ngoài cho uống thuốc gì? Sau khi thăm khám và xác định tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc đặc trị tiêu chảy ở thỏ như sau:

Thuốc chữa bệnh tiêu chảy ở thỏ là Imodium, bác sĩ thú ý sẽ chỉ định liều dùng 0,1 miligam/kg pha với 1ml nước và uống trong vòng 8 tiếng. Uống trong 3 ngày ngoài ra có thể kết hợp uống cùng các loại thuốc chữa bệnh tiêu chảy khác. 

Cách chữa thỏ bị tiêu chảy tại phòng khám thú y

Cùng với thuốc đặc trị tiêu chảy cho thỏ ở trên, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giảm đau. Vì nhiều trường hợp thỏ bị đau do vi khuẩn gây nên. Thuốc giảm đau có thể dùng theo đường uống hoặc đường tiêm. 

Cách chữa thỏ bị đi ngoài sẽ dùng thêm kháng sinh trong trường hợp thỏ bị nhiễm trùng. Đối với những trường hợp bị ở mức độ nặng sẽ được chỉ định tiêm bằng đường tĩnh mạch. Ngoài ra, cần tẩy giun cho thỏ theo định kỳ và thường được áp dụng với thỏ non hay mới cai sữa mẹ. 

Cần lưu ý, cách chữa thỏ bị tiêu chảy cần có sự kết hợp giữa việc chăm sóc tại nhà và đi khám bác sĩ thú ý. Cần cho thỏ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và cần đi thăm khám ngay nếu thấy triệu chứng không được cải thiện hoặc thêm nặng hơn. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được thỏ bị tiêu chảy đi ngoài uống thuốc gì? Cần lưu ý, tuyệt đối không được tự cho thỏ uống bất kỳ loại thuốc gì tại nhà khi chưa có chỉ định từ bác sĩ thú ý. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và sạch sẽ để tránh gây bệnh tiêu chảy ở thỏ. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây