Chó bị Hạ Bàn Chân: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách chữa trị

Tình trạng chó bị hạ bàn chân thì đó là do nguyên nhân nào gây ra, dấu hiệu nhận biết là như thế nào? Khi phát hiện chó hạ bàn chân thì cần phải áp dụng cách điều trị ra sao? Tổng hợp những câu hỏi này sẽ được my-pet.vn giải đáp ở bên dưới đây.

1. Nguyên nhân chó bị hạ bàn chân

Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ bàn ở chó có nhiều. Bạn cần phải tìm hiểu rõ thì mới xác định được cách thức để chữa trị tình trạng này hiệu quả hơn. Một số nguyên nhân chính gây bệnh như sau:

1.1. Do chế độ ăn uống

Chủ cho chó ăn uống không khoa học, cân bằng nhóm dưỡng chất gây bệnh cho chúng. Cụ thể là việc lạm dụng quá nhiều chất béo khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Chó bị thiếu canxi, khoáng chất nên xương khớp bị yếu, sập, loãng nên hạ bàn chân. 

Nguyên nhân chó bị hạ bàn chân
Chó bị hạ bàn chân do chế độ ăn uống

1.2. Chó không vận động thường xuyên

Chó không vận động thường xuyên, bị nhốt một chỗ trong thời gian dài hoặc bị xích ở cột lâu. Vì tình trạng này cho nên khiến cho chó đi đứng không được linh hoạt và hạ bàn chân. 

1.3. Do hoạt động chạy nhảy quá nhiều

Ngược lại nếu chó có thói quen hoạt động mạnh, di chuyển, chạy nhảy quá nhiều có thể khiến cho xương khớp cũng gặp vấn đề. Lâu dần khiến cho chó hạ bàn chân nguy hiểm. 

1.4. Do di truyền

Chó hạ bàn chân nguyên do cũng do di truyền từ đời chó bố mẹ, ông bà trước kia cũng bị bệnh này. Khi mắc trong người bệnh này thì theo thời gian sẽ phát bệnh ra bên ngoài. Chúng đi yếu loạng choạng không được bình thường hoặc tự dưng đi thì hay ngồi thụp xuống đất. Dáng đi mệt mỏi, uể oải, chân hay xoắn lại hoặc ngần ngại ngại bước đi nhiều. 

1.5. Do thiếu canxi

Chó khi bị thiếu lượng canxi cần thiết thì cũng gây nên hiện tượng hạ bàn chân do yếu xương khớp. Nếu chó có thực đơn ăn uống ít canxi nữa thì càng về sau càng gặp vấn đề về sức khỏe. Chó không được bú mẹ đầy đủ cũng bị thiếu canxi cần thiết. 

1.6. Bị trúng độc

Chó bị trúng độc, nhiễm hóa chất từ thực phẩm ăn uống hoặc từ môi trường sống có thể khiến cho cơ thể gặp vấn đề. Biểu hiện rõ rệt là việc hạ bàn chân trước hoặc chân sau. 

2. Dấu hiệu chó hạ bàn chân

Chó mắc bệnh thì sẽ có những dấu hiệu chó bị hạ bàn nhận biết rõ ràng. Chủ nuôi nên theo dõi tình trạng này như thế nào để có hướng đưa chó đi điều trị cho hiệu quả, giúp chúng được phục hồi:

Dấu hiệu chó hạ bàn chân
Chó hạ bàn chân đi đứng không vững
  • Chó đi đứng loạng choạng, không vững, hay bị ngã
  • Khó đứng dậy khi đã nằm xuống
  • Cứng các khớp, cứng chân
  • Đau nhức, mỏi chân, lười đi đứng
  • Chó lười hoạt động hoặc miễn cưỡng
  • Thiếu sự cân bằng
  • Chân run lẩy bẩy khác thường
  • Khi đi, chân sau thường rất gần nhau
  • Đi đứng lảo đảo
  • Tê liệt chân. 

Tìm hiểu thêm:

3. Cách chữa trị chó hạ bàn chân

Nếu phát hiện ra chó bị hạ bàn chân thì cần đưa chúng đi gặp bác sĩ thú y khám bệnh mà chữa cho kịp thời. Khi đó thì chủ nuôi cần phải nhớ rõ các dấu hiệu phát bệnh và thể trạng để báo cho bác sĩ biết mà xác định cách chữa chó bị hạ bàn chân sau cho phù hợp.

Bác sĩ sau khi nghe trình bày về tình trạng sẽ tiến hành các phương pháp kiểm tra. Đánh giá phản xạ, chuyển động, phản ứng của chó và xem phản ứng đau đớn ra sao. Bác sĩ thú y sẽ cho chó đi làm các xét nghiệm về nước tiểu, máu kiểm tra nhiễm trùng. 

Căn cứ vào kết quả để bác sĩ đề nghị chụp X-quang hoặc thậm chí là chụp CT hoặc MRI. Xem trên tờ chụp để biết xương khớp chân chó chấn thương, tổn thương dây thần kinh hoặc có khối u nào không để có cách chữa chó bị hạ bàn chân trước

Nếu chó chấn thương hoặc thoái hóa thì cần nghỉ ngơi và dùng thuốc là được. Còn nếu nghiêm trọng như gãy đốt sống, thoát vị đĩa đệm. có khối u thì cần phải can thiệp phẫu thuật. 

Một số liệu pháp vật lý hay được áp dụng như mát xa, lạnh và nhiệt từ tính và kích thích cơ, dây thần kinh của chó. Chó cần được cho can thiệp tập thể dục một thời gian để giúp chân khỏe mạnh và đi đứng lại tốt hơn. 

Cách chữa trị chó hạ bàn chân
Sử dụng nẹp cố định hỗ trợ chó đi lại

Còn nếu chó bị thương tật vĩnh viễn thì bác sĩ thú y có thể sử dụng thiết bị để hỗ trợ chân. Chẳng hạn như dùng dây khung cầm tay hoặc xe đẩy 2 bánh thì chó mới đi lại được. Buổi sáng cũng nên dắt chó đi dạo để chúng được tiếp xúc khí trời, hấp thu thêm nắng nhẹ. Chó bị hạ bàn có chữa được không còn tùy thuộc vào mức độ.

4. FAQ về tình trạng hạ bàn chân của chó

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc xung quanh việc hạ bàn chân ở chó:

Ngăn ngừa chó bị hạ bàn chân sau

– Cho chó đi tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng 
– Lựa chọn chế độ ăn uống đủ chất, đủ canxi cần thiết
– Chú ý không để chó tăng cân quá mức mất kiểm soát
– Tiêm phòng đầy đủ cho chó khi tới tuổi
– Định kỳ 3 tháng/lần cho chó đi gặp  bác sĩ thú y.

Có cần bồi bổ cho chó hạ bàn chân?

Bổ sung vitamin D3, canxi giúp cho chó có thêm nguồn dinh  dưỡng có lợi để phục hồi bệnh hạ bàn chân hiệu quả hơn. Một số loại canxi nổi bật trên thị trường như Calcium, photpharos,…Bạn cũng có thể tham khảo canxi nano có hàm lượng canxi cao hơn với canxi thường. Việc sử dụng thực phẩm này giúp chó khỏe mạnh, khắc phục yếu xương tốt.

Cách hỗ trợ cho chó vận động?

Khi chó yếu chân, hạ bàn chân thì chủ nuôi nên kết hợp một số biện pháp như chơi đùa với chó, để chúng chạy nhảy, chơi đùa nhiều giúp chân khỏe hơn. Cách tập luyện nhẹ nhàng theo chia sẻ bác sĩ thú y là tốt.

Chia sẻ thông tin từ My Pet giúp cho mọi người biết rõ về việc chó bị hạ bàn chân như thế nào. Bạn hiểu được nguyên nhân và cách điều trị thì sau đó mới có thể chăm sóc cho chó chẳng may bị bệnh được tốt hơn.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

━ Các vấn đề về sức khỏe ở chó

━ Chó có thể ăn gì?

━ Cách chăm sóc chó mẹ