Chim Cuốc là chim gì? ăn gì, cách nuôi, Giá bao nhiêu?

Chim Cuốc – loài chim quen thuộc với người nông dân Việt Nam giúp báo hiệu mùa màng, đặc biệt thịt chim Cuốc rất ngon và bổ dưỡng nên được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu xem chim Cuốc có đặc điểm nhận biết thế nào, cách nuôi ra sao và giá cả bao nhiêu tiền cụ thể qua bài viết sau nhé!

1. Tìm hiểu về chim Cuốc

1.1. Chim Cuốc là chim gì? 

Chim Cuốc còn được gọi là chim Quốc hay chim Quắc, có tên khoa học là Amaurornis Phoenicurus. Loài chim này sinh sống chủ yếu tại khu vực các nước châu Á, có Ấn Độ và Trung Quốc.  Đây là loài chim quen thuộc, biểu tượng cho người nông dân làm việc vất vả sớm tối. Sở dĩ được gọi là chim Cuốc, vì loài chim này có tiếng kêu đặc biệt “cuốc, cuốc”.

Chim Cuốc là chim gì?

1.2. Ngoại hình của chim Cuốc 

Dựa vào những đặc điểm ngoại hình của chim Cuốc dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được loài chim này: 

  • Chim Cuốc có mỏ rất sắc nhọn và dài, cổ chim rất dài. 
  • Lông chim Cuốc có màu đen, trên lưng màu xám tro. Bụng và ngực có lông màu trắng, lông đuôi màu nâu nhạt. 
  • Đôi chân của chim Cuốc dài, nhỏ giúp chúng dễ dàng kiếm thức ăn và lẩn trốn kẻ thù. 
  • Sải cánh của chim Cuốc rất yếu và ngắn, loài chim này không bay được và cũng không đậu trên cành được mà chỉ có thể đi như gà. 
  • Đôi tai của chim Cuốc rất thính, vì vậy chúng có thể dễ dàng nhận biết được kẻ thù tấn công từ xa.  

1.3. Phân loại chim Cuốc

Chim Cuốc có mấy loại? Có 2 loại chim Cuốc gồm: 

  • Chim cuốc cạn: Là loài chim Cuốc thường sinh sống ở trên cạn. Có hình dáng nhỏ và đôi chân ngắn. 
  • Chim cuốc nước: Môi trường sống chủ yếu dưới nước và kiếm ăn. Giống chim Cuốc này có thân hình lớn và đôi chân cũng dài hơn. 
Phân loại chim Cuốc

1.4. Sự tích chim Cuốc

Chim Cuốc còn gắn liền với sự tích về câu chuyện cảm động giữa cách đối với bạn bè, tình cảm vợ chồng. Chuyện kể ngày xưa có hai chàng tên Quắc và Nhân vốn là học trò con nhà nghèo thân nhau từ khi đi học. Cả hai cùng có cha mẹ mất sớm nên họ rất yêu thương nhau và chia sẻ cùng nhau trong cuộc sống. 

Sau đó cả hai chia tay nhau vì kế sinh nhai, Nhân đi kiếm ăn xa và Quắc ở quê dạy học. Nhân chăm chỉ, sau đó trở lên giàu có nhưng vẫn không quên được người bạn thân của mình. Tuy nhiên vợ của Nhân lại là người trọng của hơn tình và thường khuyên chồng đuổi bạn đi. Thấy được tâm tư của người vợ nên Quắc đã giã từ bạn xin đi. Khi đi qua khu rừng chàng cởi khăn và móc bên cành cây ven đường để giả bị bắt cướp, sau đó bỏ đi xa để tiếp tục cuộc đời dạy trẻ.

Nhân đi tìm bạn nhưng chỉ thấy có móc áo của bạn trên cành cây nên vô cùng hối hận. Càng đi sâu vào rừng tìm gọi Anh Quắc ơi! Quắc ơi! Đi mãi tới khu rừng rộng mênh mông nhưng vẫn không ngừng gọi tên bạn, sau đó Nhân mất và hóa thành chim. Về sau người ta gọi là chim Cuốc.

1.5. Chim Cuốc sống ở đâu?

Môi trường sống của chim Cuốc rất ôn hòa, chúng sinh sống và kiếm ăn tại những khu vực có nhiều cây cối um tùm. Vì đôi chân của chim Cuốc rất dài và nhỏ nên không làm cho cây cối bị gãy nát. Vì vậy loài chim này được xem là người bạn của người nông dân. Chim Cuốc là loài chim gần gũi với con người và khá bạo dạn. 

Chim Cuốc sống ở đâu? 

1.6. Tập tính sinh sản của chim Cuốc

Chim Cuốc sinh sản như thế nào? Nếu thấy chim Cuốc kêu vào ban đêm về đêm, không ăn, không ngủ và khàn giọng là do chúng không tìm được bạn tình. Bình thường chúng kêu Cuốc Cuốc, nhưng vào mùa sinh sản loài chim này lại kêu Cu loa! Cu loa vang to vào ban đêm. 

Thông thường chim Cuốc đẻ trứng ở đầm lầy, mỗi lần khoảng 7 – 8 trứng. Trứng của chim Cuốc có màu xanh nước biển và chim non mới nở có màu đen. Chim Cuốc con được bố mẹ nuôi và chăm sóc trong vòng 1 – 2 tháng. Khi trưởng thành chim Cuốc sẽ tự kiếm ăn và trốn kẻ thủ. 

1.7. Tìm hiểu tiếng kêu của chim Cuốc

Tiếng kêu của chim Quốc như thế nào? Loài chim này kêu Cuốc Cuốc và khi nghe thấy giọng của chúng cũng như dấu hiệu mùa hè đang tới. Giọng chim Cuốc kẻ rất buồn, vì vậy nhiều người sợ nghe thấy tiếng kêu của loài chim này, đặc biệt là vào ban đêm. 

2. Cách nuôi chim Cuốc hiệu quả

Cách nuôi chim Cuốc còn tùy theo vào từng loại chim bổi hay chim non, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

2.1. Cách nuôi chim Quốc bổi

2.1.1. Chọn giống

Tùy theo mục đích nuôi chim Cuốc là gì mà bạn hãy chọn giống sao cho phù hợp. Đối với nuôi kinh doanh hoặc nhân giống, nên chọn chim cái vì thịt rất ngon và chắc. Nếu nuôi làm cảnh, nên chọn chim đực có màu lông đẹp và tiếng kêu hay hơn. 

2.1.2. Chuồng nuôi 

Nên chuẩn bị chuồng nuôi chim Cuốc rộng rãi để chim thoải mái di chuyển. Bên cạnh đó cần chuẩn bị đầy đủ nước uống và thức ăn cho chim. 

2.1.3. Thức ăn

Chim Cuốc ăn gì? Với mỗi loài chim Cuốc sẽ có thức ăn khác nhau. Cụ thể:

  • Chim Cuốc cạn: Ăn các loại côn trùng, trứng kiến vàng, cào cào… 
  • Chim Cuốc nước: Thức ăn chính của chim Quốc nước là các loại tôm, cá, tép đồng. 

Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm cám chim cho chim Cuốc. Cần lưu ý trong thời gian đầu nuôi chim không tự ăn, do đó bạn nên đút cho chim ăn. Khi chim dần quen ăn bạn có thể bổ sung thêm thức ăn tươi để chim Cuốc phát triển tốt nhất. 

Cách nuôi chim Cuốc hiệu quả

Tìm hiểu thêm:

2.2. Cách nuôi chim Cuốc non

Đố là đối với chim bổi, vậy cách nuôi chim Cuốc con như thế nào? Bạn cần chú ý trong việc chăm sóc chim cẩn thận. Để thuần chim cuốc đơn giản bạn nên chọn mua chim non khoảng 10 ngày. Nếu là chim đực nên lựa chọn con có đầu và chân to. Trong thời gian đầu nên nuôi chim trong thùng giấy và lót vải ở trong giúp chim sưởi ấm. Bên cạnh đó, cần có khay đựng thức ăn và nước uống cho chim cuốc, tuyệt đối không dùng chai lọ vì sẽ khiến chim bị tổn thương. 

Thức ăn của chim Cuốc non là cào cào non, trứng kiến, sâu nhỏ… Bên cạnh đó bạn cũng nên trộn đều thức ăn cùng với cám để chim phát triển tốt. Vị trí đặt lông chim ở nơi thoáng mát và ít người qua lại. Tránh để có vật sắc nhọn ở trong lồng sẽ khiến chim non bị tổn thương. Nên thường xuyên thay nước cho chim uống và nước cần đảm bảo phải sạch. 

3. Cách bẫy chim Cuốc hiệu quả

Cách bẫy chim Cuốc rất đơn giản, tuy nhiên bạn cần chọn đúng thời gian chim ra ngoài. Loài chim này có khả năng bay rất yếu và không được cao. Thời điểm lý tưởng nhất để bẫy chim Cuốc từ tầm xế chiều, lúc này chim ra ngoài kiếm mồi. Bạn chỉ cần chuẩn bị lưới và hai người giăng hai đầu, sau một vòng chạy chim Cuốc sẽ mệt và sa lưới.. 

Để bẫy chim Cuốc bạn cần chuẩn bị các vật dụng như sau: Máy phát âm thanh, dây cước gậy, file âm thanh giả tiếng kêu… Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn đào một lỗ nhỏ sâu khoảng 10cm và có đường kính 8cm tại vị trí chim đi kiếm ăn hàng ngày. 

Bước 2: Dùng dây chuẩn bị rồi buộc vào một đầu và cột vào cột tre đã cắm cọc gần với lỗ đào. Đối với đầu còn lại bạn buộc một cành cây khác gần đó. 

Bước 3: Lấy chiếc xiên nhỏ và đâm qua con dế rồi đặt xuống dưới lỗ. Khi chim Cuốc tới ăn vòng sẽ tự động buộc chân hoặc cổ của chim lại. 

Cách bẫy chim Cuốc hiệu quả

4. Chim Cuốc bay vào nhà là điềm gì?

Chim Cuốc bay vào nhà là điềm gì? Quan niệm dân gian nếu thấy chim Cuốc bay vào nhà có nghĩa gia đình bạn sắp có những vị khách quý tới chơi. Do đó, nếu thấy chim Cuốc bay vào nhà bạn hãy sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa để đón khách nhé!

5. Chim Cuốc giá bao nhiêu tiền 1 con?

Giá chim Cuốc trung bình khoảng 150.000đ/con. Đối với chim Cuốc bổi đã vào cám giá là 200.000đ và chim Cuốc trưởng thành là 700.000đ. 

Bạn có thể mua chim Cuốc tại các hội nhóm, trang rao vặt hoặc diễn đàn về chim cảnh trên facebook. 

My-pet hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chim cuốc, qua đó bạn sẽ dễ dàng bẫy cũng như mua chim Cuốc giá tốt nhất. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây