Rắn Lục Kim: Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu?

Rắn lục kim còn được gọi là rắn roi, loài rắn có màu xanh đẹp nổi bật. Vậy rắn lục kim có độc không? Đặc điểm nhận biết rắn lục kim thế nào? Ăn gì và sống ở đâu? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!

Tìm hiểu chung về rắn lục kim 

 Rắn lục kim còn được gọi là rắn mũi dài, rắn cổ cò hay rắn roi… Tên khoa học của rắn lục kim là Vine Snake, thuộc họ rắn nước và chủ yếu sống trên cây. 

Đặc điểm nhận biết rắn lục kim 

Rắn lục kim có toàn thân màu xanh nổi bật. Bạn có thể nhận biết loài rắn này dựa vào các đặc điểm sau: 

– Toàn thân có màu xanh lá cây vô cùng nổi bật. 

– Mỏ của rắn lục kim rất dài và nhọn. 

– Màu chủ yếu là xanh lá cây, đôi khi đổi sang màu xanh đậm hay trắng. Bụng rắn lục kim có những sọc trắng ở dọc quanh thân. 

– Đặc điểm nổi bật của rắn lục kim là có con người nằm ngang. 

– Rắn lục kim có kích thước nhỏ và dài khoảng 40 – 60cm. 

Tập tính của rắn lục kim 

Rắn lục kim là loài có tính cách khá nhút nhát và hay lẩn trốn nếu thấy có kẻ thù tấn công. Một số trường hợp rắn lục kim thè lưỡi và nằm im để tránh kẻ săn mồi. Việc sống ở trên cây cùng với màu xanh, giúp rắn lục kim dễ dàng lẩn trốn được kẻ săn mồi.

Khả năng săn mồi của rắn lục kim rất tốt, chúng thường mai phục con mồi và tấn công. Điều ấn tượng nhất về loài rắn này đó  là có đôi mắt hướng về phía trước và con người nằm dẹp ngang. Vì vậy, rắn lục kim có thể nắm rõ được độ sâu của không gian xung quanh và dễ dàng định vị được con mồi.  

Môi trường sống của rắn lục kim

Rắn lục kim chủ yếu sinh sống tại các nước khu vực Đông Nam Á như: Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… Môi trường sống yêu thích của rắn lục kim là rừng nhiệt đới với nguồn thức ăn dồi dào. 

Loài rắn này có màu xanh lá cây vô cùng nổi bật và đây cũng là cách giúp chúng ngụy trang tốt khi sống trong rừng. 

Rắn lục kim có độc không? 

Vậy rắn lục kim có độc không? Rắn lục kim thuộc họ rắn nước, nhưng lại có nọc độc. Tuy nhiên vì loài rắn này có kích thước nhỏ, nên lượng nọc độc không gây nguy hiểm như các loài rắn độc khác. Vì vậy khi bị rắn lục kim cắn tại vị trí vết thương sẽ bị sưng và đau nhức. Nếu bị rắn lục kim có kích thước lớn cắn sẽ có hiện tượng dị ứng, tuy nhiên không gây ảnh hưởng gì tới tính mạng. 

Rắn lục kim rất hiền lành, nhút nhát và ít khi tấn công con người. Răng nanh của rắn lục kim không thể tiêm nọc độc được, vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm về loài rắn này. Tóm lại rắn lục kim là loài rắn có độc, nhưng lại không gây nguy hiểm đối với con người. Chính vì vậy rắn lục kim được nhiều người lựa chọn để nuôi làm cảnh. 

Cách nuôi rắn lục kim hiệu quả 

Để nuôi rắn lục kim làm cảnh, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây: 

Chuẩn bị chuồng nuôi rắn lục kim 

Rắn lục kim ưa sống trên cây, do đó bạn nên làm chuồng rộng, dài và có đủ chiều cao. Bên canh đó chuồng nuôi cần đảm bảo thông gió để giữ ẩm trong chuồng. Ngoài ra, có thể trang trí cây cảnh, giá leo và cành cây khô trong chuồng. Nên trồng thêm nhiều cây xanh để rắn ổn định với môi trường sống và phát triển tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế riêng khu vực ăn uống và bát nước sạch cho rắn uống. 

Đối với nền chuồng nuôi rắn lục kim nên lót bằng mùn dừa hoặc mùn cưa để đảm bảo an toàn cũng như tăng cường độ ẩm. Trong quá trình nuôi rắn lục kim bạn nên chú ý thường xuyên dọn dẹp chuồng thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh. Về độ ẩm chuồng nuôi rắn lục kim cần đảm bảo 89 – 90%. Nên xịt ẩm 2 lần/ngày để đảm bảo môi trường sống tốt nhất để rắn lục kim phát triển. 

Rắn lục kim ăn gì? 

Khi sống ở môi trường tự nhiên rắn lục kim ăn các loại chim nhỏ, động vật gặm nhấm, nhái, thằn lằn, rắn nhỏ, trứng… Đối với môi trường nuôi rắn lục kim ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như: Ếch, nhái, chuột, thằn lằn, thỏ… Loài rắn này không khoái khẩu chuột, vì vậy nếu cho rắn ăn chuột bạn nên cho ăn cùng với các loại thức ăn khác. Rắn lục kim có tốc độ trao đổi chất rất tốt và chúng có thể ăn 3 – 4 lần/ngày để cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết. Lời khuyên là nên cho rắn lục kim ăn với số lượng nhiều bữa nhỏ, thay vì cho ăn nhiều vào một lần.

Trên đây là những thông tin cơ bản về rắn lục kim, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn này và có cách nuôi hiệu quả nhất. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây