Rắn Mamba: Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Có ở Việt Nam không?

Rắn Mamba là loài rắn kịch độc tại Châu Phi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân nơi đây. Cùng tìm hiểu xem rắn mamba có đặc điểm nhận biết như thế nào? Ăn gì và đặc biệt loài rắn này có sinh sống tại Việt Nam không nhé.

Nguồn gốc của rắn mamba

Rắn mamba là loài rắn rất độc thuộc họ rắn  hổ, có nguồn gốc từ khu vực phía Đông và Nam của Châu Phi. Rắn mamba chủ yếu sống tại khu vực Tây Nam của Sudan, cộng hoà dân chủ Congo, phía Đông Uganda, Kenya… 

Đặc điểm nhận biết rắn mamba

Rắn mamba có những đặc điểm nổi bật và dễ dàng phân biệt với các loài rắn khác. Cùng tìm hiểu cụ thể đặc điểm nhận biết rắn mamba dưới đây:

– Rắn mamba có thân hình thuôn tròn, mảnh mai và nhỏ dần theo hướng về đuôi. 

– Rắn mamba dễ dàng phân biệt được giữa các bộ phận như cổ, đầu, thân và đuôi.

– Đầu của rắn mama nhìn giống như quan tài và có đỉnh rất rõ. 

– Đôi mắt của rắn mamba khá lớn và có màu đen hoặc sẫm. 

– Màu da rắn mamba sẽ thay đổi tuỳ theo vào từng thời điểm, có thể là màu xanh lục hoặc đen xám. 

– Miệng rắn mamba khá lớn với răng nanh dài tới 6,5mm. 

– Toàn thân rắn được bao phủ với lớp vảy mịn và xen kẽ nhau kéo dài tới phần đuôi.

– Lưỡi rắn mamba khá dài và thông thường khi rắn bị kích động hoặc thấy nguy hiểm sẽ xẻ đôi lưỡi. Nếu thấy lưỡi rắn gộp lại có nghĩa là chúng đang có tâm trạng thoải mái.

– Với từng loài mà rắn mamba sẽ có kích thước khác nhau, trung bình từ 1,4 – 3m. 

Tập tính sinh sản của rắn mamba

Rắn mamba là loài đẻ trứng và mùa sinh sản của loài rắn này vào mùa xuân. Sau khi giao phối vào mùa xuân trứng sẽ được đẻ vào mùa hè và nở thành con non vào mùa xuân. 

Vào thời kỳ sinh sản rắn mamba đực sẽ tìm con cái bằng cách dựa vào mùi hơi. Khi con cái đồng ý sẽ tiến hành giao hợp và mỗi lần rắn mamba đẻ khoảng 6 – 17 trứng. Quá trình mang thai kéo dài từ 80 – 90 ngày.

Môi trường sống của rắn mamba

Rắn mamba ưa sống ở trên cây, đối với loài mamba màu đen sẽ sống dưới đất. Môi trường sống của loài rắn này thường là các khe đá, gò mối, bụi rậm… Rắn mamba có khả năng thích nghi với nhiều loại địa hình như: Savan, đồng cỏ, rừng lá rộng, rừng rậm tới dốc đá. 

Loài rắn này ưa sống ở môi trường khô cằn như các mỏm đá, cây bụi, rừng thưa, đồng cỏ nửa khô hạn. Đôi lúc vào những ngày trời đông hoặc nồm ẩm rắn mamba sẽ bò vào nhà dân để trốn trong các góc giường, tủ và rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.

Thức ăn của rắn mamba

Rắn mamba chủ yếu hoạt động vào ban ngày và dùng lưỡi để tìm kiếm con mồi trong không gian. Loài rắn này có hệ tiêu hoá rất tốt và có khả năng hấp thụ con mồi nhanh chóng. Thức ăn yêu thích của rắn mamba là các loài thằn lằn, động vật có vú, chuột, dơi… 

Rắn mamba tấn công con mồi bằng các đớp nhanh chóng và đặc biệt loài rắn này không giữ con mồi mà sẽ nhả ra để chất độc ngấm. Tới khi con mồi bị tê liệt và chết chúng sẽ nuốt chửng.

Rắn mamba có độc không?

Đây là loài rắn độc, nọc độc của rắn mamba rất mạnh và gây tử vong nhanh chóng sau khi cắn, khoảng 20 phút. Độc tố của rắn mamba được xem là khủng khiếp và được gọi là “nụ hôn thần chết”. Rắn mamba được các chuyên gia nhận định là loài rắn nguy  hiểm nhất hành tinh.

Hiện nay đã tìm ra chất kháng nọc độc của loài rắn này, tuy nhiên một số vùng quê nghèo tại Châu Phi lại không được sử dụng. Trong khi đó vùng nông thôn tại Châu Phi mới là nơi có số lượng lớn rắn mamba. Do đó số lượng nạn nhân tử vong do rắn mamba vẫn là con số lớn. Trong khi đó, nông thôn mới chính là địa bàn cư trú chủ yếu của loài rắn độc này. Đây là nguyên nhân khiến số người chết do bị rắn mamba tấn công tại những khu vực này vẫn còn nhiều.

Rắn mamba có ở Việt Nam không?

Hiện chưa tìm thấy sự xuất hiện của rắn mamba tại Việt Nam.

Trên đây là những thông tin về rắn mamba: Đặc điểm nhận biết, thức ăn, nọc độc… Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới này nhé.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây