Bệnh dại ở chó: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh dại ở chó theo thống kê là một trong những căn bệnh dễ mắc phải và có thể gây nên tình trạng tử vong. Vì thế không chỉ là chủ nuôi mà ngay cả người dân cũng rất ngại đụng phải chó bị dại. Bài viết của my-pet.vn dưới đây sẽ nêu rõ về nguyên nhân, cách phòng tránh căn bệnh này.

1. Nguyên nhân gây bệnh dại ở chó

Bệnh dại mắc phải là do một loại virus độc hại có chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae hiện nay khá phổ biến ở các nước. Khi tấn công vào cơ thể của chó khiến cho toàn bộ hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng trầm trọng. Bệnh dại lây truyền qua vết cắn nên cần tránh nguy cơ tiếp cận với chó dại.

Người và chó khỏe mạnh mà có vết thương hở tiếp cận với chó bị dại thì virus cũng có thể xâm nhập vào được. Nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại hết sức nguy hiểm cho nên phải cẩn thận.

Nước bọt của chó bị dại có thể truyền nhiễm nếu tiếp xúc qua mắt, giác mạc của chó chưa bị bệnh và gây bệnh cho nhau. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 50-80 ngày khiến cho nhiều chủ nuôi chủ quan. Nhưng càng về sau thì dấu hiệu rõ ràng và phát bệnh trầm trọng rất nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây bệnh dại ở chó
Chó bị dại nhiễm Lyssavirus họ Rhabdoviridae

Xem thêm:

2. Dấu hiệu nhận biết chó mắc bệnh

Về dấu hiệu mắc bệnh dại ở chó thì nó rõ ràng để phân biệt với các bệnh khác hiện nay. Bệnh này sẽ diễn biến chính qua 2 thời kỳ, đó là thể dại lặng và thể dại điên cuồng. 

2.1. Giai đoạn đầu

Dấu hiệu chó bị dại ở giai đoạn đầu không quá nhiều và nặng cho nên nhiều khi chủ nuôi chó không nhận ra. Lúc này hệ thần kinh cũng có ảnh hưởng ít nhiều nhưng chưa tạo ra quá nhiều bất thường ở chó.

Bạn có thể cảm thấy được chó có thể vẫn hoạt bát hoặc có thể trầm lặng hơn những ngày trước đó. Thi thoảng chó sẽ hay bồn chồn đi ra đi vào, cắn vu vơ ngoài đường nhiều khi tưởng rằng có người lạ xuất hiện. Thân nhiệt cao hơn bình thường, hay ủ rũ buồn bã nhưng dấu hiệu chưa tới mức trầm trọng. 

Dấu hiệu nhận biết chó mắc bệnh
Chó cáu kỉnh với bất cứ ai

2.2. Giai đoạn giữa bệnh

Ở giai đoạn tiếp theo thì bệnh dại đã có tiến triển nặng hơn, ở thể kích thích. Virus xâm nhập sâu vào các cơ quan, thao túng được hệ thần kinh ở chó và khiến cho chúng có nhiều dấu hiệu thay đổi bất thường, khó kiểm soát được hành động.

Chúng hung dữ hơn, dễ dàng cắn lại ai ở gần, khó tính hay trốn ở một góc. Hay sủa ầm nhà dù không có người lạ vào trong hoặc xuất hiện ở phạm vi gần. Khi bệnh dại phát triển thì chúng có dấu hiệu hoang tưởng những thứ xung quanh hoặc tiếng động phát ra là tấn công nó cho nên phản ứng lại dữ dội.

Nếu có vết thương do thú dại cắn thì lúc này sẽ bị nhiễm trùng, có mủ ngứa ngáy, sưng đỏ, đau. Chúng gãi nhiều, liếm láp, cọ sát cho  khu vực xung quanh vết thương rụng lông, lở loét và chảy thêm nhiều máu. Nhìn vào đôi mắt của chó bất thường lạc dại, con người mở to. Miệng chảy nhiều nước dãi và bị sùi bọt mép nhiều hơn. 

Quá trình lây lan và phát triển bệnh dại
Chó chảy nhiều nước dãi và hung dữ

2.3. Giai đoạn cuối cùng

Giai đoạn bệnh trở nặng hơn hơn thì chó xuất hiện các hành vi cực đoan mạnh mẽ như cắn sủa rất nhiều, tấn công vô cơ, đào thoát. Hoặc nhiều chó có hiện tượng xoay mòng mòng, chạy loanh quanh trong một khu vực. Cũng có chó lại húc đầu vào tường nhiều lần. 

Lúc này nhìn ngoại hình của chó gầy sọp, hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, chảy rất nhiều nước dãi, sùi bọt mép trắng. Chúng sợ nước, sợ gió, sợ nắng, có biểu tượng hoang tưởng và cách xa con người. Nên tránh xa chó đã bị dại để không bị chúng tấn công lây bệnh. 

Chúng hay tìm các cách khác nhau để tẩu thoát ra bên ngoài dù đã bị nhốt hay không. Khi chúng chạy đi rồi thì không biết đường quay về nữa, thần kinh lúc này không còn minh mẫn. Nhiều con còn bị liệt hoàn toàn không thể đi lại, chạy nhảy như bình thường được. 

Chó bị dại có chữa được không?
Tình trạng chó bị nặng và yếu

3. Quá trình lây lan và phát triển bệnh dại

Bệnh dại là một căn bệnh vừa nguy hiểm vừa có thể lây lan cho cả con vật khác lẫn con người khi tiếp xúc gần hoặc bị cắn. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới cũng e ngại với căn bệnh này. 

Bệnh này lây lan qua vết cắn, vết cào xước, qua vết thương hở, qua nước bọt, nước dãi của con bệnh chứa virus. Cho nên phải hết sức cẩn trọng để tránh ra mầm bệnh đó. Virus dại này còn có thể lây sang cho người ăn thịt hoặc sữa của động vật đã nhiễm bệnh dại trước đó. 

Thời gian ủ bệnh của chó bị dại có thể là 2-3 tháng hoặc kéo dài tới cả 1 năm khiến cho nhiều người không nhận rõ ra. Nhưng thực sự phải cẩn thận để không mắc phải tình trạng bị dính phải virus hiện điều trị khó khăn.

4. Chó bị dại có chữa được không?

Nhiều người thắc mắc bệnh dại ở chó có chữa được không? Theo như chia sẻ của các bác sĩ thú ý thì bệnh dại này có thể được loại bỏ nếu như tiêm vắc xin trước khi bệnh phát triển nặng và lan rộng khắp cơ thể của chó. 

Bất kể loại thú nào và ngay cả khi con người bị chó dại tấn công thì nhanh chóng tới bệnh viện, phòng khám gần nhất để tiêm phòng bệnh dại. Đây là cách thức tốt nhất để ngăn chặn bệnh dại. Trên thực tế có nhiều trường hợp chó bị dại phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa được bệnh, khỏe mạnh dần lại và phục hồi lại cuộc sống như trước.

Nếu để bệnh tiến triển không có sự can thiệp hoặc phát hiện sớm thì khả năng cao tới lúc chó bị biến đổi nặng thì không còn có thể cứu chữa được nữa. Lúc này thì chỉ có thể chờ chó chết và đem đi tiêu hủy xác để tránh lây lan ra các con vật khác và môi trường sống xung quanh.

5. Người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?

Người bị chó dại cắn thì sẽ có một thời gian sẽ bị phát bệnh dẫn tới tử vong. Thời gian ủ bệnh này từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên từ 1-3 tháng ở người. Tùy vào từng trường hợp thể trạng người bị cắn và lượng virus đưa vào cơ thể, virus lây lan như thế nào. Ngắn nhất cũng có thể là 9 ngày, lâu nhất có thể lên tới 1 năm.

Người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Người bị chó dại cắn rất nguy hiểm

Có nhiều người bị chó dại cắn phát bệnh trầm trọng ngay ngày hôm sau và trong khoảng 2-10 ngày triệu chứng nặng hơn rồi qua đời. Bệnh dại không hề đơn giản và nhẹ cho nên không thể xem thường. Và tùy vào từng trường hợp thì thời gian phát bệnh khác nhau, tốt nhất là khi bị chó cắn phải đi tiêm phòng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn. 

Tìm hiểu thêm:

6. Cách phòng tránh bệnh dại ở chó

Bệnh dại được tổ chức y tế thế giới xếp vào trong danh sách bệnh nan y khó cứu chữa. Cho nên cho tới giờ vẫn có khuyến cáo tiêm vắc xin chính là cách tốt nhất cho việc phòng ngừa và chấm dứt việc lây nhiễm từ vật nuôi sang người hoặc từ vật nuôi sang vật nuôi. 

Chó nên đi tiêm phòng ngừa dại định kỳ mỗi năm 1 lần từ khi được tròn 3 tháng tuổi. Việc tiêm phòng đúng và đầy đủ giúp cho việc phòng chống bệnh này mắc phải và lây lan hiệu quả hơn. 

Đối với chó đã được tiêm phòng ngừa bệnh đầy đủ trước đó chẳng may bị thú bệnh dại cắn phải thì đưa đi bác sĩ điều trị đúng cách theo dõi và chăm sóc có thể sống sót được. Việc tiêm phòng có ý nghĩa rất quan trọng với chó cưng. 

Cách phòng tránh bệnh dại ở chó
Tiêm phòng bệnh dại ở chó

Ngoài ra bạn cũng cần phải đảm bảo cho nơi ở của chó sạch sẽ, phun khử khuẩn định kỳ. Dọn chuồng, rửa sân, giặt nệm, cọ rửa khay đựng thức ăn, khay đựng nước để ngừa virus, vi khuẩn lây lan và sống sót. 

Không để chó chạy lang thang ra đường để lây bệnh và cắn người bừa bãi. Rất có thể chó bị lây bệnh từ chó hoang, chó lang thang bất cứ lúc nào mà bạn không biết rồi đem mềm bệnh về nhà. 

Nếu phát hiện ra chó bị dại thì cần phải cách ly hoặc nhốt chúng lại nhanh chóng. Sau đó thông báo với cơ quan địa phương để có cách đem đi xét nghiệm hoặc tiêu hủy tránh lây lan bệnh dại.

7. FAQ về bệnh dại mắc ở chó

Có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề chó mắc bệnh dại sẽ được giải đáp thêm ở phần này:

Chó bị dại sống được bao lâu?

Chó khi bị mắc bệnh dại thì tuổi đời thường không còn được lâu nữa. Tuy nhiên tùy vào chủng virus, mức độ lây lan, trầm trọng như thế nào mà chó sẽ bị mắc các dấu hiệu dại rồi tử vong trong khoảng 3-7 ngày sau đó. Nếu mắc chứng thể dại điên cuồng thì bệnh sẽ phát nhanh hơn chừng 2-3 ngày sẽ chết.

Tại sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Các nhà chuyên gia y khoa nghiên cứu chỉ ra rằng virus có trong nước bọt của chó mắc bệnh dài tồn tại nhiều ngày ủ bệnh rồi mới bộc phát ra ngoài. Thời gian dao động ủ bệnh có thể là 3 ngày, 7 ngày hoặc 13 ngày tùy từng con.
Thời điểm mà chó mắc bệnh dại tấn công cắn người thì cơ thể vốn đã suy kiệt, hệ thần kinh bị ảnh hưởng trầm trọng tới mức cắn loạn người. Và khi căng người xong thì con chó cũng đã chuyển tới giai đoạn phát bệnh nặng, không cứu chữa được và sau đó là chết. Đây là một diễn biến bệnh đúng quy trình và không có gì lạ thường.

Chó không bị dại cắn có sao không?

Chó cắn người sẽ gây ra vết trầy xước hoặc vết tổn thương sâu trên cơ thể người gây đau nhức, sót, lâu  lành hoặc có thể bị viêm nhiễm. Nếu chó không bị dại cắn thì vẫn để lại vết thương khó liền hơn bình thường vì trong răng miệng của chó vốn có nhiều vi khuẩn khiến cho vết thương cũng dễ viêm nhiễm, đau nhức hơn. 

Chó đã tiêm phòng dại cắn có sao không?

Chó đã tiêm phòng dại nếu cắn người thì ngay lập tức vẫn nên đi tiêm phòng dại để tránh trường hợp trong cơ thể chó có nhiễm bệnh dại. Vì trên thực tế dù đã tiêm vắc xin nhưng nhiều chú chó vẫn bị mắc bệnh dại. 

Như bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết cho anh em nắm được bệnh dại ở chó là bệnh như thế nào, nguy hiểm ra làm sao. Bạn nắm rõ được nguyên nhân gây ra thì hãy chú ý cách phòng tránh để bảo vệ chó cưng nhà mình an toàn, khỏe mạnh hơn. Đồng thời cũng không để tình trạng gây nguy hiểm cho con người.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây