6 Nguyên nhân khiến Tép chết và Cách Xử Lý

Có rất nhiều lý do khiến tép cảnh chết, chính vì vậy nắm rõ được nguyên nhân vì sao tép cảnh chết sẽ giúp bạn có cách xử lý hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến tép cảnh chết, dấu hiệu nhận biết tiếp cảnh nhiễm bệnh và cách điều trị hiệu quả. 

Những nguyên nhân khiến tép chết

Tép chết do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do không lột được vỏ, nhiễm độc, do quá già… Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây:

Do tép không lột vỏ được 

Nguyên nhân khiến tép cảnh bị chết là do không lột được vỏ thành công. Có thể do không đủ khoáng, thiếu iot hoặc do lượng thức ăn không đủ. Khi tép lột vỏ là thời điểm rất quan trọng, chính vì vậy khi được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Bạn có thể chọn mua các loại thức ăn sẵn dành cho tép cảnh để bổ sung canxi, iot cần thiết. 

Tép chết do quá già

Bình thường tép cảnh sẽ sống từ 12 – 18 tháng. Khi  được nuôi ở môi trường và điều kiện chăm sóc tốt, nhưng tới độ tuổi nhất định tép sẽ tự chết. Với nguyên nhân này thì không có cách nào xử lý được và bạn cần thuận theo lẽ tự nhiên. 

Nguồn nước bị nhiễm độc 

Một số trường hợp tép chết do nhiễm độc, nguyên nhân có thể do thay nước mới chưa được xử lý. Hoặc cũng có thể do dùng phân quá nhiều trong bể. Nếu tép bị nhiễm độc bạn sẽ thấy chúng lờ đờ, hoạt động kém và có dấu hiệu rúc đầu xuống dưới. 

Do hàm lượng CO2 quá cao hoặc quá ít oxy

Nếu hàm lượng Co2 trong bể quá cao hay quá ít sẽ khiến tép bị chết. Khi không đủ lượng oxy cần thiết sẽ khiến tép bơi lên mặt nước để nhận oxy. Hoặc bạn có thể thấy tép lướt dòng chảy từ máy lọc. Trong trường hợp này cần dùng sục khí để bổ sung lượng oxy cần thiết cho tép sống. Hoặc có thể áp dụng nhiều phương pháp khác để giảm lượng oxy trong bể. 

Tép chết do lượng nước không đảm bảo 

Nguyên nhân tép chết tiếp theo là do chất lượng nước trong hồ giảm. Có thể do không vệ sinh bể hoặc không cho ăn trong thời gian dài. Điều đó làm giảm chất lượng nước ở bể thuỷ sinh. Khi nuôi tép kiểng cần chú ý thay nước thường xuyên và kiểm tra xem trong nước có Nitrit hay Amoniac hay không để xử lý kịp thời. 

Do cá tấn công 

Một số trường hợp tép bị chết do các loài cá dữ trong bể tấn công. Đó là lý do vì sao khi nuôi tép cảnh với cá bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những loài có kích thước và tính cách phù hợp. 

Tép chết do mắc bệnh 

Mặc dù tép cảnh khá dễ nuôi, nhưng vẫn có thể mắc phải một số bệnh. Các bệnh thường gặp khi nuôi tép cảnh phải kể tới: Đốm trắng, mang bị đen, vỏ mềm, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm… Chính vì vậy khi nuôi tép bạn cần thường xuyên theo dõi để sớm có cách xử lý nhanh chóng. 

Cách nhận biết tép bị bệnh 

Để nhận biết xem tép cảnh có bị bệnh hay không, bạn có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây: 

– Đối với tép trong suốt: Quan sát nội tạng bên trong tép thật kỹ, nếu thấy có màu hồng nghĩa là tép đang bị bệnh. Bình thường nếu tép khoẻ mạnh sẽ có nội tạng màu đen. 

– Quan sát bên ngoài tép ủ bệnh thường bị mất râu, mất chân, đầu có màu đỏ, mang bị hở… màu sắc không bình thường. 

Khi tép bị bệnh rất dễ lây lan ra toàn bộ bể, chính vì vậy cần sớm nhận biết và có cách xử lý kịp thời. 

Cách xử lý tép bị chết hiệu quả

Cách xử lý lý tép chết còn tuỳ theo vào từng nguyên nhân. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây: 

– Tép bị nhiễm khuẩn: Trong trường hợp này cần thay nước khoảng 80%. Hoặc dùng thuốc Hydrogen Peroxide H2O2– Oxy già ( 3%) hay dùng UV để điều trị. 

– Tép bị cá tấn công: Cần lựa chọn những loài cá có kích thước nhỏ và hiền lành khi nuôi tép như: Cá chuột, cá bảy màu…

– Chất lượng nước không đảm bảo: Nếu tép chết do nguồn nước không đảm bảo cần phải thay nước định kỳ 1 – 2 tuần/lần. 

Trên đây là những nguyên nhân tép chết thường gặp nhất hiện nay và dấu hiệu nhận biết tép nhiễm khuẩn. Hy vọng sẽ giúp bạn sớm có cách nhận biết và xử lý tép chết một cách hiệu quả nhất. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây