Tôm cảnh: Đặc tính, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu?

Nuôi tôm cảnh thuỷ sinh đang là xu hướng được nhiều người yêu thích hiện nay. Tôm cảnh thuỷ sinh không chỉ có màu sắc đẹp cuốn hút, mà còn rất khoẻ mạnh và dễ dàng chăm sóc. Vậy tôm cảnh là gì, đặc tính và cách nuôi ra sao? Hãy cùng Mypet đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết sau nhé!

Tôm cảnh là gì? 

Tôm cảnh là loài giáp xác sống trong môi trường nước ngọt. Loài tôm này có hình dáng khá giống với tôm hùm và có màu sắc giống như tôm hùm đất. Tên tiếng Anh của tôm cảnh là Crayfish aquarium hay Crayfish, Lobster. 

Tôm cảnh bao gồm các loại dưới đây: 

– Tôm Procam: Có nhiều màu như: Đỏ, cam, trắng, xanh dương… Đây là giống tôm cảnh được ưa chuộng nuôi làm kiểng hiện nay. 

– Tôm Destructor: Là giống tôm cảnh có màu sắc đẹp như: Xanh rêu, đen, trắng, xanh dương hoặc nâu đất… Đây là giống tôm cảnh có đôi càng to hơn nhiều so với những giống tôm khác. 

– Pro Ghost: Đây là giống tôm cảnh có màu sắc độc đáo, chủ yếu là màu nâu đỏ hoặc xanh cam kết hợp với trắng. Giống tôm cảnh này có đặc điểm là cặp càng rất dài.  

Tìm hiểu đặc điểm – đặc tính của tôm kiểng 

Tôm cảnh có nhiều loại màu khác nhau, giống tôm này thường trèo, bò lên những cành cây hoặc mỏm đá, đào hang. Để nhận biết tôm kiểng bạn có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây: 

– Có nhiều kích thước khác nhau từ 2,5 – 15cm, có loại dài tới 30cm ở độ tuổi trưởng thành. 

– Vỏ tôm cảnh có nhiều màu như: Tím, trắng, vàng, xanh, đỏ… 

– Tôm cảnh có hình dáng giống như tôm hùm.

– Hai càng lớn, đầu to và thân nhỏ. 

Cách nuôi tôm cảnh như thế nào? 

Cách nuôi tôm cảnh khá đơn giản, vì đây là loài có nguồn gốc hoang dã. Bạn có thể nuôi tôm cảnh ở trong bể thuỷ sinh hay hồ cá. Khi nuôi tôm cảnh bạn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây:     

Chuẩn bị nước nuôi tôm 

Vì tôm cảnh ưa sống ở môi trường nước ngọt, chính vì vậy bạn có thể nuôi trong nước sông, suối, nước máy hay ao hồ đều được. Tuy nhiên cần lưu ý, trước khi nuôi tôm kiểng bằng nước máy cần xử lý bằng clo để làm sạch cặn bẩn.   

Bên cạnh đó cần đảm bảo môi trường nước nuôi tôm ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Nhiệt độ trung bình khoảng 6.5 – 8.2 là phù hợp nhất. Nên thay nước 1 – 2 tuần/lần và chỉ nên thay khoảng 30% lượng nước trong bể.   

Dụng cụ cần thiết 

Tất nhiên rồi để nuôi tôm cảnh bạn không thể thiếu được những dụng cụ như: Bể hoặc hồ nuôi. Trong bể nuôi tôm cảnh cũng cần có những dụng cụ trang trí như: Lũa ống, ống sứ… Ngoài ra, có thể trồng các loại cây thuỷ sinh như ráy hay lan nước để tạo môi trường sống cho tôm. Trong hồ nuôi tôm cũng cần phải có máy oxy và bộ lọc cùng với đèn chiếu sáng để cung cấp dưỡng khí cần thiết cho tôm phát triển.       

Thức ăn cho tôm cảnh 

Tôm kiểng ăn gì? Tôm cảnh là loài ăn tạp, vì vậy bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Để nuôi tôm cảnh luôn khỏe mạnh và lên màu đẹp, bạn nên cho tôm kiểng ăn các loại sau: 

– Thức ăn từ thực vật: Gồm có cà rốt, bắp cải luộc, rong rêu, cây thuỷ sinh, lá dâu, lá bàng… 

– Thức ăn tươi sống: Thịt, cá, trùn chỉ, Artemia, tôm tép luộc… 

– Thức ăn công nghiệp: Gồm các loại thức ăn cho tép cảnh giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để tôm lên màu đẹp. 

Những câu hỏi thường gặp khi nuôi tôm cảnh 

Không nên nuôi tôm kiểng với loài cá nào? 

Tuyệt đối không được nuôi tôm cảnh với các loài cá như: Cá bút chì, cá Danios, cá Neon, cá thuỷ tinh, cá bảy màu rừng, cá Guppy, cá Gouramis, cá Angels… Vì đây là những loài cá ăn tôm cảnh của bạn đó. 

Mua tôm cảnh ở đâu? 

Bạn có thể mua tôm cảnh rất dễ dàng tại các cửa hàng thuỷ sinh, bán cá cảnh hay trên các hội nhóm.

Giá tôm kiểng bao nhiêu tiền? 

Giá tôm cảnh dao động từ 20.000 – 250.000đ/con tùy theo từng loại cũng như kích thước. 

Có cần lắp đèn khi nuôi tôm kiểng? 

Bạn có thể lắp thêm đèn để trang trí khi nuôi tôm cảnh hoặc không. Vì tôm cảnh lên màu không phụ thuộc vào bóng đèn, mà do môi trường sống phù hợp.   

Với những kiến thức chia sẻ ở trên về tôm cảnh: Đặc tính, giá thành, cách nuôi… ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài tôm cảnh này và có cách nuôi hiệu quả nhất. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây