Chim Bách Thanh (Chàng Làng): Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Giá

Chim Bách Thanh còn được gọi là Chàng Làng, giống chim cảnh được nhiều người ưa chuộng nuôi hiện nay. Cùng My-pet tìm hiểu xem chim Bách Thanh là chim gì, có đặc điểm nhận biết và cách nuôi thế nào cụ thể qua bài viết sau nhé. 

1. Chim Bách Thanh là chim gì?

Chim Bách Thanh là chim gì? Còn được gọi là Làng Chàng hay Quých có thuộc bộ Sẻ và có tên tiếng Anh là Laniidae. Giống chim này được nhiều người yêu thích với vẻ đẹp nổi bật cùng khả năng săn mồi điêu luyện. 

Bách Thanh là giống chim có kích thước nhỏ, nhưng rất sung và thường tấn công những giống chim nhỏ hoặc có kích thước bằng. Nếu bạn thường xuyên đi bẫy chim Chào mào chắc hẳn sẽ quen thuộc với giống chim này, bởi chúng thường nhảy vào lồng bẫy khiến chim mồi bị hoảng sợ. 

Chim Bách Thanh là chim gì?

2. Tìm hiểu nguồn gốc chim Bách Thanh 

Hiện vẫn chưa xác định được chim Bách Thanh có từ khi nào, giống chim này phân bố rộng khắp nơi trên thế giới. Chim Bách Thanh chủ yếu sinh sống ở khu vực châu Âu, châu Á và châu Phi. Khu vực Bắc Mỹ cũng có chim Bách Thanh sinh sống với màu xám lớn và đầu to. Thường tìm thấy ở khu vực Nam Mỹ hoặc nước Úc. 

Tại Việt Nam chim Bách Thanh không quá phổ biến và ít người biết tới. Bạn sẽ chủ yếu gặp chim ở khu vực miền Bắc hoặc miền Trung. Chim Bách Thanh ưa sống ở nơi có môi trường có khí hậu nhiệt đới. 

3. Chim Bách Thanh có tập tính sinh sản thế nào?

Chim Bách Thanh sinh sản vào mùa nào? Mùa sinh sản của chim Bách Thanh từ tháng 2 đến tháng 6 Âm lịch hàng năm. Thời tiết ấm áp và có nhiều nguồn thức ăn giúp chim phát triển tốt. 

Vào mùa sinh sản chim đực sẽ tìm kiếm bạn tình bằng cách săn mồi sau đó đánh dấu trên cành cây để quyến rũ con mái. Đây được xem như là món quà dành tặng cho bạn tình và nếu chấp nhận chúng sẽ giao phối rồi làm tổ. Tổ của chim Bách Thanh khá nhỏ và thường được làm tại đồng cỏ, bụi rậm vì ít bị các loài động vật khác tấn công, cũng như có nguồn thức ăn dồi dào. 

Chim Bách Thanh có tập tính sinh sản thế nào?

Tìm hiểu thêm:

4. Tìm hiểu tập tính săn mồi của chim Bách Thanh

Là giống chim có kích thước nhỏ, nhưng chim Làng Chàng lại có khả năng săn mồi siêu đỉnh và tàn bạo. Chim Bách Thanh không ăn con mồi ngay sau khi bắt, mà chúng sẽ treo con mồi lên rồi ăn từ từ. Đây cũng là cách mà chim Bách Thanh dự trữ nguồn thức ăn của mình và để dành cho ngày hôm sau ăn tiếp.

Một số ý kiến cho rằng, sở dĩ chim Bách Thanh săn mồi bằng cách găm con mồi như vậy là do đợi cho con mồi chết hẳn hoặc không bị những con khác tấn công. Chim Bách Thanh được xem là nỗi sợ hãi đối với những người đi bẫy chim, vì chúng tấn công con mồi và khiến chim bị hoảng bay đi. 

5. Đặc điểm của chim Bách Thanh

Dựa vào những đặc điểm ngoại hình chim Bách Thanh dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được giống chim này một cách dễ dàng: 

  • Có kích thước nhỏ hoặc trung bình.
  • Đầu chim rất to, thân hình chắc chắn. 
  • Mỏ ngắn, rất khỏe và có hình dáng móc câu lên trên. 
  • Đôi chân chắc khỏe giúp chim săn mồi hiệu quả. 
  • Kích thước con trưởng thành khoảng 20 – 25cm, nặng 50 – 100g. 
  • Thân chim được bao phủ lớp lông mềm mại, mặt màu đen, đầu màu xám và cánh màu đen kết hợp cùng đốm nhỏ nổi bật. 
Đặc điểm của chim Bách Thanh

6. Thức ăn của chim Làng Chàng là gì?

Chim Bách Thanh ăn gì? Đây là giống chim săn mồi, khi sinh sống ngoài tự nhiên chim Làng Chàng thường ăn các loài chim nhỏ, động vật có vú, sâu bọ, côn trùng… Chim Bách Thanh cũng ăn các loại thằn lằn, rắn, kỳ nhông khi đói. Sở dĩ chúng có thể ăn được nhiều loại côn trùng như vậy vì chim Bách Thanh miễn nhiễm với nọc độc từ rắn, ếch. 

Đối với môi trường nuôi nhốt, chim Bách Thanh ăn các loại sâu bọ, côn trùng và chim nhỏ sẽ ăn bột. Có thể tập cho chim Bách Thanh ăn bột bằng cách trộn đều bột và thức ăn tươi. Tuy nhiên, vì chim chưa ăn quen nên bạn cần cắt nhỏ rồi trộn cùng với cám. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các loại thức ăn tươi cho chim như: Thịt lợn, châu chấu, cào cào, thịt gà… cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho chim phát triển.

Thức ăn của chim Làng Chàng là gì?

Xem thêm:

7. Chim Bách Thanh có nuôi được không? 

Cách nuôi chim Bách Thanh rất đơn giản và dễ dàng, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây

7.1. Chọn chim 

Nên chọn chim bổi hoặc mới bẫy ngoài tự nhiên. Vì rất khó có thể bắt được chim Bách Thanh non ngoài tự nhiên. Hơn nữa giống chim này cũng không được ưa chuộng nên số lượng chim bán ngoài thị trường chưa phổ biến. 

Do đó bạn nên chọn chim bổi về nuôi sẽ dễ huấn luyện hơn lại dạn người. Tốt nhất nên chọn những con chim khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không bị xù lông. Khi đó bạn sẽ dễ dàng nuôi chim hơn. 

7.2. Lồng nuôi

Chim Bách Thanh là giống chim ăn thịt và săn mồi, vì vậy bạn nên chọn loại lồng có khung chắc chắn như lồng bằng kim loại. Chim có hình dáng không quá to, bạn chỉ cần chọn lồng có kích thước trung bình. Đường kính lồng khoảng 40 – 50cm và cao 50 – 60cm. 

Trong lồng nuôi chim Bách Thanh cần có đầy đủ dụng cụ cho chim ăn uống như: Que đậu, cóng thức ăn, cóng nước, cóng thức ăn tươi, máng chắn phân. Đối với chim mới mua về cần có áo trùm lồng để chim không bị hoảng. 

7.3. Chăm sóc chim Bách Thanh như thế nào?

Bách Thanh là giống chim săn mồi nên rất dữ và khó thuần. Chính vì vậy khi mua vè bạn nên dùng áo lồng trùm kín để chim không bị hoảng và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim dần quen với môi trường mới. Khoảng 7 – 10 ngày chim Bách Thanh sẽ dần quen thì bạn có thể bỏ áo lồng hoặc cột chân giống như vẹt. Khi ăn dùng que đút cho chim ăn và lưu ý không được dùng tay đút vì chim cắn chảy máu. 

Chăm sóc chim Bách Thanh bạn cũng chú ý giữ nhiệt ấm choc chim vào mùa đông, vì chim không chịu được lạnh tốt. Tuyệt đối không được nhốt chung chim Bách Thanh cùng lồng với các loài chim khác như vành khuyên, chào mào hay sâu… vì chúng sẽ ăn thịt những con chim khác. Bên cạnh đó, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ lồng chim để tránh vi khuẩn gây bệnh.     

7.4. Phòng bệnh cho chim Bách Thanh 

Phòng bệnh cho chim Làng Chàng bằng cách thường xuyên vệ sinh sạch sẽ lồng định kỳ. Đảm bảo thức ăn cho chim tươi mới, sạch và không bị ôi thiu để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Vào mùa đông cần giữ ấm cho chim để tránh mắc các bệnh lý không mong muốn. 

Dưới đây là các bệnh thường gặp ở chim Bách Thanh:

7.4.1. Bệnh tiêu chảy cấp

– Nguyên nhân: Do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do ngộ độc thức ăn. Chim ăn các loại trái cây nhiều nước, đồ ăn bị ôi thiu, chim bị rối loạn tiêu hoá hay trong thời gian đầu chim mới nuôi chưa quen thức ăn…

– Cách chữa

Cho chim ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C, đồ ăn có vị chất giúp làm sạch đường ruột. Đổi nước uống cho chim bằng chè xanh hoặc nghiền thuốc tiêu chảy trộn với thức ăn. Trong trường hợp nặng cần cho chim uống thuốc kháng sinh. 

– Phòng tránh: Không cho chim ăn các loại trái cây và đồ uống nhiều nước sẽ khiến phân bị loãng. Nên cho chim ăn chuối ương kết hợp ăn với cám. Ngoài ra, nên thường xuyên vệ sinh lồng chim sạch sẽ để tránh vi khuẩn và virus gây bệnh.

7.4.2. Bệnh viêm phổi 

– Nguyên nhân: Do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do chim phơi nắng hay tắm quá lâu. Chim bị nhiễm khuẩn do khí độc, ô nhiễm cũng dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Một số trường hợp chim bị viêm phổi do lồng nuôi bẩn và không dọn sạch sẽ thức ăn thừa. 

– Cách chữa: Nhỏ 1 – 2 giọt mật ong cho chim uống hoặc kết hợp với ăn cam. Nếu chim bị viêm phổi nặng nên dùng thuốc kháng sinh mua ngoài tiệm thuốc hòa với nước cho chim uống. 

– Phòng tránh: Sau khi tắm chim không nên phơi  ngoài trời nắng to hoặc quá lâu, tốt nhất chỉ nên phơi khoảng 45 – 60 phút. Nếu có gió to nên đưa chim vào nơi kín gió và vào mùa đông treo lồng chim ở nơi ấm áp, hạn chế cho chim tắm. 

7.4.3. Bệnh bại chân 

– Nguyên nhân: Do nuôi trong lồng nên chim dễ bị vật nhọn và cứng đâm gây bong gân. Hoặc có thể do động vật và côn trùng cắn gây nhiễm trùng. Chim Bách Thanh bị bại liệt do trúng gió hay thiếu các loại vitamin cần thiết. Tuổi chim càng lớn càng dễ bị bệnh bại liệt. 

– Cách chữa: Dùng dao cắt khử trùng để lấy mủ sau đó rửa sạch vết thương. Nếu chim bị bệnh lâu ngày nên cho chim đứng ăn dưới đất và thay cầu đậu cho chim bằng cây xoan. 

– Phòng tránh: Trước tiến cần khử trùng và vệ sinh sạch sẽ lồng chim để loại bỏ vật cứng gây hại cho chim. Với những chú chim già nên cắt bớt móng và cách ly để không lây những chú chim khác. 

Chim Bách Thanh có nuôi được không?

8. Giá chim Bách Thanh bao nhiêu tiền 1 con?   

Vì giống chim này không được ưa chuộng nên giá chim Bách Thanh khá rẻ, dao động từ 100.000 – 120.000đ/con. Nếu mua chim với số lượng lớn để lấy thịt là 10.000 – 15.000đ/con. 

Chim Bách Thanh không được bán phổ biến ngoài thị trường nên việc mua chim không hề đơn giản. Để mua chim Bách Thanh bạn có thể tới các cửa hàng chuyên bán chim cảnh, trang trại nuôi chim hoặc các hội nhóm, diễn đàn về chim cảnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chim Bách Thanh Làng Chàng, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống chim này và chọn được cho mình chú chim ưng ý nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn trong quá trình nuôi chim, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn cụ thể nhé!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây